Kết quả thực nghiệm, phân tích, đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 104)

8. Điểm mới của luận văn

3.7. Kết quả thực nghiệm, phân tích, đánh giá

3.7.1. Xử lí kết quả thực nghiệm

- Các số liệu nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là cơ sở xác định hiệu quả của nhóm biện pháp thực nghiệm.

5.1,5.2). GV lớp thực nghiệm và GV lớp đối chứng đều thống kê mỗi nhận xét có bao nhiêu em. Sau đó, GV tính % của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng ở mỗi nhận xét rồi lập bảng, đồ thị so sánh nhận xét giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.7.2. Kết quả đánh giá tháng 3

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM “YÊU MẸ VÀ CÔ GIÁO’

Bảng 3.2. Số nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học

Lớp Số HS Nhận xét 1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.2 5.1 5.2 TN1 38 37 37 35 35 37 37 34 34 34 32 ĐC1 38 38 35 34 34 33 35 33 31 30 30 TN2 46 46 45 44 44 45 45 41 43 44 43 ĐC2 47 45 47 44 45 47 45 44 43 41 44 TN3 42 42 42 41 41 40 41 37 37 37 38 ĐC3 42 40 40 38 38 38 40 35 34 34 32 TN 126 99.2% 98.4% 95.2% 95.2% 96.8% 97.6% 88.9% 90.5% 91.3% 89.6% ĐC 127 96.8% 96.1% 91.3% 92,12% 94.5% 94.5% 88.9% 85% 82.7% 83.5%

Qua bảng 3.2 cho chúng tôi nhận xét sau:

- Nhận xét lớp thực nghiệm được đánh giá mức cao hơn lớp đối chứng. -Ở lớp thực nghiệm có nhận xét 1.1 ‘Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập”được đánh giá ở mức cao nhất giống như lớp đối chứng nhưng cao hơn (99.2% so với 96.8%).

%

-Ở lớp thực nghiệm có nhận xét 1.2 ‘Chấp hành nội quy của nhà

trường; đi học đều và đúng giờ”được đánh giá ở mức thứ hai giống như lớp đối chứng nhưng cao hơn (98.4% so với 96.1%). Qua đó cho thấy với phương pháp nêu gương, phương pháp khuyến khích, trách phạt, kiểm tra đánh giá kịp thời đã làm cho HS thực hiện tốt nhiệm vụ 1 “Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy của nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập”.

-Ở lớp thực nghiệm có nhận xét 4.2 “Giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông”, nhận xét 5.1 “Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường”, nhận xét 5.2 “Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của địa phương”được đánh giá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (90.5%,91.3%,89.6% so với 85%,82.7%,83.5%).

Kết quả khảo sát của 10 nhận xét ở nội dung trên, khi so sánh nhận xét giá giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng chúng tôi thể hiện ở hình 3.1.

70 75 80 85 90 95 100 105 1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.2 5.1 5.2 TN DC Nhậnxét

Hình 3.1. Đồ thị So sánh số nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học.

3.7.3. Kết quả đánh giá tháng 4 và 5

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM ‘BÁC HỒ KÍNH YÊU’

Bảng 3.3. Số nhận xét của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học

Lớp HS Số Nhận xét 1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.2 5.1 5.2 TN1 38 38 38 37 37 38 38 35 35 35 34 ĐC1 38 38 35 35 34 35 36 34 33 31 32 TN2 46 46 46 44 44 46 46 42 43 44 43 ĐC2 47 45 47 44 45 47 45 44 43 41 44 TN3 42 42 42 41 41 42 42 37 37 38 40 ĐC3 42 40 40 39 39 38 40 35 34 36 34 TN 126 100% 100% 96.8% 96.8% 100% 100% 90.5% 91.3% 92.8% 92.8% ĐC 127 96.8% 96.1% 93% 93% 94.5% 95.3% 88.9% 86.6% 85% 86.6%

Qua bảng 3.3 cho chúng tôi nhận xét sau:

-Ở lớp thực nghiệm có nhận xét 1.1 ‘Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập”, nhận xét 1.2 “Chấp hành nội quy của nhà trường; đi học đều và đúng giờ”, nhận xét 3.1 “Biết rèn luyện thân thể”, nhận xét 3.2 “Biết giữ vệ sinh cá nhân”được đánh giá 100%

-Ở lớp thực nghiệm có nhận xét 4.2 “Giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông”, nhận xét 5.1 “Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường”, nhận xét 5.2 “Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của

%

địa phương”được đánh giá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (91.3%,92.8%,92.8% so với 86.6%,85%,86.6%).

-Qua đó cho thấy với nhóm biện pháp rèn luyện hành vi đạo đức cho HS Tiểu học được áp dụng vào lớp thực nghiệm giúp HS thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học tốt hơn HS lớp đối chứng rất nhiều.

Kết quả khảo sát của 10 nhận xét ở nội dung trên, khi so sánh nhận xét giá giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng chúng tôi thể hiện ở hình 3.2.

75 80 85 90 95 100 105 1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.2 5.1 5.2 Nhận

Hình 3.2. Đồ thị so sánh số nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học

3.8. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm

Nhóm biện pháp thực nghiệm đã đem lại hiệu quả có thể nhìn thấy rõ. Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy đa số HS lớp thực nghiệm đều tích cực tham gia vào hoạt động chung, HS rất hứng thú và tham gia nhiệt tình. Việc HS chuẩn bị trước những yêu cầu của GV đưa ra tuần trước rất tốt, có thể đứng lên rèn luyện. Tiết sinh hoạt tập thể được HS thảo luận rất sôi nổi, không khí lớp học rất thoải mái và hiệu quả hơn rất nhiều. HS lớp thực nghiệm tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp, giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông; góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà

trường và địa phương nhiều hơn rất nhiều HS lớp đối chứng.

3.9. Nhận xét của GV sau khi tham gia thực nghiệm

Tham khảo ý kiến của GV lớp 2 (6 GV) tham gia thực nghiệm, chúng tôi thu được số liệu như sau :

Bảng 3.4. Khảo sát Tiêu chí đánh giá giáo án thực nghiệm Tiêu chí đánh giá giáo án thực nghiệm Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

Đánh giá về nội dung

- Đầy đủ

- Phong phú

- Thiết thực

- Bám sát nội dung theo chủ điểm của Nhà trường ( tuần, tháng, quý..) 6 0 0 0 Đánh giá về hình thức tổ chức - Đa dạng - Phong phú 5 1 0 0 Đánh giá tính khả thi -Phù hợp với tâm lý HS lớp 2. -Phù hợp lứa tuổi.

-Phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, trường học.

6 0 0 0

- HS tham gia thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học tốt hơn.

- GV đánh giá HS một cách công bằng, khách quan.

- Chất lượng tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm được nâng cao.

- Xây dựng nề nếp lớp tốt, lớp học thân thiện, trường học tiến tiến.

6 0 0 0

Nhìn vào bảng trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của GV đều nhất trí rằng nhóm biện pháp thực nghiệm có tính khả thi ở mức độ Khá, Tốt và việc dùng giáo án thực nghiệm thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm đã mang lại hiệu quả giúp HS

thực hiện tốt 5 nhiệm vụ HS Tiểu học, nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học.

Tiểu kết chương 3

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. – lời dạy của Bác Hồ mãi mãi là phương châm hành động cho toàn xã hội nói chung, cho ngành giáo dục nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi nhà trường phải đặt sự nghiệp trồng người lên hàng đầu, đặc biệt là GDĐĐ học sinh.Trong chương 3, chúng tôi đã nêu tóm tắt cở sở đề ra các biện pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh các trường tiểu học ở TP.HCM và thực nghiệm biện pháp đã đề xuất.

Hầu hết nhóm biện pháp thực nghiệm đều được sử dụng với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo chủ điểm mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh, góp phần giúp học sinh rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách toàn diện.

Kết quả thực nghiệm trên đã khích lệ để chúng tôi mạnh dạn đưa những hệ thống các biện pháp đề xuất vận dụng vào thực tiễn hoạt động GDĐĐ ở các trường tiểu học và hy vọng rằng những vấn đề này được CBQL và GV quan tâm cả về lý luận và thực tiễn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt kết quả sau :

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

-Nghiên cứu tổng quan đề tài gồm những khóa luận, luận văn về việc nâng cao GDĐĐ cho HS cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học đã được nhiều tác giả nghiên cứu những năm trước đây.

-Nghiên cứu cơ sở lí luận một số vấn đề chung về đạo đức và GDĐĐ cho HS và một số vấn đề chung về quản lý và hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS.

-Tiến hành tìm hiểu thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS Tiểu học ở

TP.HCM bằng phiếu tham khảo ý kiến của 54 CBQL, 420 GV, 201 PHHS ở

21 trường Tiểu học trong năm học 2013 - 2014. Kết quả tổng hợp của quá trình khảo sát chúng tôi đã rút ra những nguyên nhân của thực

1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của các biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học ở TP. HCM

-Dựa trên cơ sở các nghiên cứu lý luận, thực tiễn và phương pháp giáo dục Tiểu học, chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học tại TP. HCM. Các biện pháp này được xếp thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm biện pháp về nhận thức GDĐĐ cho HS Tiểu học.

Nhóm 2: Nhóm biện pháp về tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS Tiểu học.

Nhóm 3: Nhóm biện pháp về rèn luyện hành vi đạo đức cho HS Tiểu

học.

với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm “ Yêu quý mẹ và cô” và “ Kính yêu Bác Hồ”.

-Từ nhóm biện pháp làm thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế 9 giáo án thực nghiệm lớp 2 sử dụng hiệu quả kho tài liệu tranh, ảnh, đoạn phim, những bài hát, những bài đọc, những câu chuyện có nội dung theo chủ điểm được tiến hành vào tháng 3,4,5 năm học 2013 -2014.

1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

-Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 9 giáo án với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm. Sau đó, GV kiểm tra HS dựa vào 5 nhiệm vụ HS Tiểu học,10 nhận xét và 29 chứng cứ (Phụ lục số 3). GV thực hiện đánh giá theo 2 đợt: tháng 3 và tháng 4,5 năm học 2013 -2014. Có 6 GV đã tham gia thực nghiệm sư phạm và đánh giá 253 HS Tiểu học lớp 2 trường Tiểu học Bình Trị Đông TP.HCM và xử lí thống kê kết quả thu được. Qua thăm dò, trao đổi ý kiến với nhiều GV và với kết quả thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi khẳng định tính khả thi và hiệu quả của nhóm biện pháp thực nghiệm để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học ở TP.HCM.

2. Hướng phát triển của đề tài

Từ những kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo hướng sau: vận dụng 8 biện pháp tiếp tục soạn giáo án với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm ở những tháng tiếp theo của các năm học sau và có thể mở rộng ở các khối lớp 1,3,4,5.

3. Kiến nghị

Trước những khó khăn và thực trạng của các trường tiểu học, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

3.1. Đối với Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Tiểu học, Sở GD & ĐT TP.HCM

-Điều chỉnh chương trình khung tiểu học, thêm các môn giáo dục kỹ năng sống cho HS nhằm phát triển nhân cách HS một cách toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho XH.

-Vụ Tiểu học nên có chỉ đạo kế hoạch hành động GDĐĐ HS chủ điểm năm học, định hướng hoạt động giáo dục đạo đức nhằm tạo hình thức giáo dục đa dạng, phong phú và thống nhất trong các trường tiểu học; tạo sân chơi chung cho HS các trường Tiểu học.

3.2. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước (UBND Thành phố, UBND Quận/ huyện)

-Đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường đầu sách và truyện đọc đạo đức, băng đĩa những bài hát, những phim có nội dung theo chủ điểm của mỗi tháng để việc GDĐĐ cho HS có hiệu quả.

-Quan tâm hơn nữa hoạt động GDĐĐ cho HS Tiểu học, quy hoạch nguồn CBQL và đầu tư ngân sách cho các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ, đảm bảo đào tạo toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước sau này.

3.3. Đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học

-Xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ học sinh trong nhà trường và nhiệm vụ giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chung đòi hỏi sự chung tay sức của mọi lực lượng GD trong nhà trường.

- Phân công nhân sự đảm nhiệm GDĐĐ cho HS có nhiệt tình, có tâm huyết và hiểu biết về logic của quá trình GDĐĐ, phương pháp, nguyên tắc GDĐĐ và tâm sinh lý HS tiểu học.

- Có chế độ đãi ngộ, động viên và khen thưởng phù hợp cho CBQL và GV thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh.

- Cần phát huy nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư…làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hóa công tác giáo dục với tư cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng. Khi đã huy động được sự hỗ trợ, đóng góp từ các ban ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế -xã hội… Nhà trường sẽ có kế hoạch xây dựng từng bước hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo dựng một môi trường thu hút.

- Cần tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí cho Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động.

- Hàng năm, Hiệu trưởng cần phổ biến cho phụ huynh biết những quy định của Bộ, Sở, nội qui của nhà trường, các biện pháp thực hiện GDĐĐ, tạo điều kiện cho PHHS được góp ý xây dựng các biện pháp GDĐĐ của nhà trường. Từ đó tạo ra sự thống nhất cao và sự hỗ trợ cho nhà trường tích cực hơn trong công tác GDĐĐ.

3.4. Đối với GV các trường Tiểu học

-Xác định nhiệm vụ GDĐĐ ngang tầm với truyền đạt kiến thức “ Tiên học lễ, hậu học văn”.

-Tự giác trong tìm hiểu nghiên cứu về tâm sinh lý của HS Tiểu học để có phương pháp.

-Mỗi thầy giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo về tác phong, đạo đức, lối sống.

3.5. Đối với PHHS

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)