Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 103)

8. Điểm mới của luận văn

3.5. Phương pháp thực nghiệm

Chuẩn bị

- Xây dựng nội dung và kế hoạch giảng dạy cụ thể để Ban giám hiệu nhà trường thông qua.

- Xin ý kiến của các GV tham gia thực nghiệm để được góp ý về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học và tính khả thi của việc thực hiện nhóm biện pháp thực nghiệm với hình thức ngoài giờ lên lớp vào tiết sinh hoạt nhiệm theo chủ điểm.

- Giới thiệu sơ lược về hình thức học tập cũng như cách thức kiểm tra đánh giá cho HS.

Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp

Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, GV tiến hành thực hiện nhóm biện pháp thực nghiệm với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm như kế hoạch đã được xây dựng và thông qua.

-Phương pháp nêu gương

GV lựa chọn tấm gương phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và gẫn gũi với HS và mang tính điển hình.Những tấm gương lấy từ những bài hát theo chủ điểm được hát từ phần khởi động của tiết sinh hoạt tập thể. Những đoạn phim, những tranh ảnh các em sưu tầm, những bức vẽ, những câu chuyện của các em kể về mẹ, cô, Bác Hồ, các chú bộ đội.. theo chủ điểm của tháng ( Xem phụ lục 3). Bằng những hình thức tổ chức nêu trên, GV giúp HS ý thức được tấm gương đó: hành vi, việc làm của nhân vật tốt hay chưa tốt? Vì sao? Đối với tấm gương đó, nên học tập hay nên tránh…

-Phương pháp rèn luyện

Trong mỗi tiết sinh hoạt tập thể GV đều cho từng nhóm thảo luận nhóm và sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, từng cá nhân thực hiện công việc được giao từ tuần trước và sản phẩm cuối cùng là cuộc thi kể chuyện, văn nghệ, làm những tấm thiệp, thi Nét vẽ xanh thi tìm hiểu về những ngày truyền

thống, ngày lễ lớn thông qua ô chữ, những bài đọc. GV và HS cùng tham gia đánh giá kết quả hoạt động. HS đánh giá những việc đã làm được thực hiện kế hoạch, những việc chưa làm được, phân tích nguyên nhân thành công và phương hướng khắc phục. GV đề cao tính tự quản và ý thức tự giác của HS trong quá trình rèn luyện của mình.HS tự góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương bằng những hành động cụ thể như tặng thiệp cho người Phụ nữ mà mình yêu thích, ủng hộ sách báo cho Thư viện, viết thư cho các chú bộ đội Trường Sa, Hoàng Sa, nuôi heo đất, tham gia An Toàn giao thông.

-Khuyến khích, trách phạt

Hình thức khuyến khích rất đa dạng: lời khen, bảng danh dự, giấy khen “ Học sinh có tiến bộ” “ Con ngoan trò giỏi” “ Cháu ngoan Bác Hồ”, bảng tên điển hình, “Hoa điểm 10”, “Cờ luân lưu”.

Hình thức trách phạt GV phải nhạy bén, linh hoạt thay đổi hình thức khi cần thiết, không trách phạt quá nhiều

-Kiểm tra đánh giá thường xuyên

GV đánh giá dựa 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học (Phụ lục 3).

GV quan sát ghi nhận những biểu hiện về kĩ năng, hành vi, thái độ của HS hàng tuần. Từ đó, GV khen ngợi hoặc điều chỉnh những hành vi của HS. GV thực hiện tự nhiên, đàm thoại trò chuyện trực tiếp với HS, thông qua những câu trả lời của HS về hệ thống câu hỏi ( do GV đưa ra) mà GV nắm bắt được ở HS về khái niệm, biểu tượng đạo đức, thẩm mĩ, thái độ, hứng thú hay xu hướng hành vi của HS.

Hàng tuần GV ghi nhận chứng cứ việc đánh giá sẽ diễn ra 2 đợt cuối tháng 3 và tháng 4, 5 năm học 2013-2014.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)