Không thể thích là đăng, thích gỡ là gỡ

Một phần của tài liệu 19-9_NLB T9 mail (Trang 27 - 28)

thích gỡ là gỡ

Để hạn chế tình trạng nói trên, báo điện tử cũng cần phải thực hiện công tác lưu chiểu như đối với báo in. Việc gỡ bài cần được quản lý chặt chẽ, không thể thích đăng là đăng, thích gỡ là gỡ. Do vậy một bài báo đăng lên, tòa soạn phải có quy định rõ ràng về việc gỡ bài: Vì sao gỡ, gỡ như thế nào, ai có quyền gỡ? Bạn đọc cũng phải đầu tư những chi phí về thiết bị, về công nghệ và tiện ích mạng để đọc bài báo thì khi bài bị gỡ đi, tòa soạn phải có trách nhiệm thông tin tới bạn đọc để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

Còn với cơ quan quản lý báo chí, cũng cần biết được các cơ quan báo chí xuất bản tin bài điện tử như thế nào. Không thể để tình trạng đăng ồ ạt, gỡ ồ ạt mà cơ quan quản lý báo chí không biết, không kiểm soát nổi. Chính sự thiếu kiểm soát đó đã tạo kẽ hở để cho một số tòa soạn, phóng viên không làm việc hết mình vì bạn đọc. Họ có thể đăng 30 phút, 1 tiếng để “nắn gân” đơn vị, doanh nghiệp, để thực hiện những mục đích cá nhân. Những tin bài đã được xuất bản, nên được gửi đường link đến các cơ quan quản lý báo chí để theo dõi, giám sát. Điều này không khó, bởi bài đã đăng là công khai, hàng nghìn, hàng trăm nghìn bạn đọc có thể đã đọc được, không có lý do gì thoái thác gửi đến cơ quan quản lý báo chí.

Điều này cũng có một tác dụng khác nếu cơ quan, tổ chức bị phản ánh sai phạm có các động thái đe dọa, hành hung phóng viên thì cơ quan quản lý báo chí có thêm cơ sở chia sẻ, bảo vệ phóng viên.

Giải pháp tiếp theo, việc gỡ bài phải được thống nhất giữa tác giả bài viết và ban biên tập. Bởi vì hiện nay, việc gỡ bài ở từng tòa soạn là khác nhau về “thao tác”. Có tòa soạn chỉ cần một động thái của phóng viên là gỡ được chứ không nhất thiết phải là tổng biên tập. Thông thường, các cơ quan phải do tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập phụ trách mới đủ thẩm quyền gỡ bài. Tuy nhiên, để việc gỡ bài không thành giai thoại “sáng đăng - trưa gặp - chiều gỡ”, tránh những loạt bài chống tiêu cực hay bị gỡ đi, cần có sự thống nhất trong ban biên tập, phải bảo vệ bản quyền tác giả, không thể để trường hợp bài bị gỡ mà đến chính tả giả bài viết cũng không được biết. Nhiều phóng viên chia sẻ, họ lên kế hoạch thực hiện một loạt bài điều tra. Tuy nhiên, khi mới tiến hành được một vài bài thì bài đăng đã bị gỡ, khiến cho kế hoạch của họ bị dở dang. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng một người đi kiện đòi lại mảnh đất bị chiếm đoạt, in bài báo để kẹp vào hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng lên đến nơi thì bài báo đã bị gỡ mất rồi, tài liệu trở thành giả, không có thực. Khi đó người đi kiện có thể bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng hơn rất nhiều lần so với khi cơ quan báo chí chưa vào cuộc. Khi ấy, người dân mất niềm tin vào báo chí, báo chí không những không bảo vệ được họ, mà còn bắt tay với cái sai để đẩy họ vào sự khốn cùng hơn n

Góc nhìnNGườI LàM Báo

Đài PT-TH Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng Bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đài PT-TH Vĩnh Long đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình, xây dựng thành công thương hiệu Truyền hình Vĩnh Long.

Nhằm bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, Đài luôn chú trọng đẩy mạnh xây dựng bộ máy tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị kỹ thuật công nghệ và tập trung nâng cao chất lượng các chương trình. Đội ngũ hơn 340 phóng viên, biên tập viên, kỹ sư được đào tạo chuyên môn, trong đó có nhiều nhà báo có bề dày kinh nghiệm, lòng yêu nghề và bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nỗ lực hết mình để cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí hay, có tính định hướng dư luận và hiệu quả tác động xã hội tốt.

Các chương trình thời sự - chính luận

của Đài luôn thông tin kịp thời và toàn diện tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh nhà, đề cập đến vấn đề nóng, bức xúc tại địa phương, cập nhật đầy đủ các sự kiện quan trọng của đất nước và quốc tế.

Nhóm chương trình chuyên đề, khoa giáo được xây dựng mang tính chính luận cao, có chiều sâu, tăng hàm lượng thông tin và tính tương tác, đồng thời bám sát cuộc sống nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của công chúng. Nội dung các chương trình phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, mang đến những thông tin thiết thực, bổ ích cho cuộc sống của người dân, góp phần giải quyết những vấn đề lớn của địa phương, phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền.

Nhóm các chương trình từ thiện - xã hội được thực hiện bằng tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng. Thông qua các chương trình này đã góp phần cùng địa phương chăm lo cho người nghèo, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội của

Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh đó, Đài còn thực hiện tốt chức năng văn hóa của báo chí, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nhóm chương trình văn hóa, văn nghệ, giải trí với nội dung phong phú và đa dạng, nhằm cổ vũ văn hóa dân tộc, thu hút sự quan tâm của khán thính giả. Đặc biệt là phim Việt trên khung giờ Vàng, với rất nhiều bộ phim hay, hấp dẫn do Đài đầu tư hợp tác sản xuất. Ngoài ra, khung giờ 21h mỗi ngày trong tuần đều được bố trí những chương trình truyền hình đặc sắc, mang tính nhân văn và tính nghệ thuật cao để thay thế chương trình phim truyện nước ngoài.

Với sự chủ động, sáng tạo và đổi mới về nội dung lẫn hình thức thể hiện các chương trình, đã giúp Đài PT-TH Vĩnh Long tạo nên bản sắc riêng cho mình và được khán giả ngày càng yêu thích. Trong thời gian tới, Đài PT-TH Vĩnh Long sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình, sản xuất thêm nhiều chương trình mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của khán giả n

Một phần của tài liệu 19-9_NLB T9 mail (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)