thay đổi
Trong thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng, thế giới chưa có smartphone (điện thoại thông minh), Twitter, Facebook hay YouTube... Ngoài TV là phương tiện truyền tin hữu hiệu, máy vi tính cũng được coi là nguồn thông tin “hot” thời điểm đó. Người dân Mỹ hay nhiều quốc gia trên thế giới đều cập nhật diễn biến cụ thể của vụ việc thông qua các trang của hãng tin CNN và New York Times.
Giới chuyên gia cho rằng, thời điểm đen tối nhất nước Mỹ đã trở thành “thời điểm của CNN” - khi hãng này thay đổi “chiến thuật” trong việc đưa tin. Theo đó, “ông lớn” của truyền thông Mỹ đã tường thuật trực tiếp vụ thảm họa này bằng video, hình ảnh và thông tin được truyền tải trên trang web riêng. Từ thời khắc lịch sử đó, CNN đã trở thành hãng tin có lượng công chúng thuộc vào hạng “khủng” nhất thế giới cũng là nguồn thông tin chính thống để các trang báo khác lấy lại. Có thể khẳng định, thế giới truyền thông sau 15 năm thảm kịch 11/9 tại Mỹ cho thấy việc tiếp nhận thông tin đa nền tảng và đặc biệt là tốc độ rất nhanh chóng, thậm chí chúng ta có thể cảm nhận sự “chân thật” như đang ở tại hiện trường thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với facebook live stream (trực tiếp trên mạng xã hội).
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu (PEW) của Mỹ đã công bố Báo cáo hằng năm về tình hình báo chí truyền thông của Mỹ (The State of the News Media 2013). Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích một số xu thế phát triển quan trọng
của ngành báo chí hiện đại, bao gồm sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội đối với lĩnh vực báo chí truyền thống, đồng thời nhấn mạnh, quyền lực đang dần dịch chuyển từ báo chí truyền thống sang “báo chí cá nhân”. Thông qua công cụ tìm kiếm trên mạng, thư điện tử (email), Youtube và mạng xã hội... chỉ với một chiếc smart- phone người sử dụng dần trở thành thành “phóng viên” và “người phát ngôn báo chí”. Và ở một khía cạnh khác, chúng đã tách rời sự lệ thuộc
vốn có vào các cơ quan báo chí chuyên nghiệp.
Cựu nhà báo của hãng tin CNN Aaron Brown - người đưa tin trực tiếp vụ tấn công khủng bố từng nói, ông đã may mắn, nhưng cũng rất đau đớn khi trên cương vị là một người Mỹ sống sót trong thảm họa ấy. “Nhà báo đúng là thích những câu chuyện giật gân, nhưng với tư cách là công dân Mỹ, tôi rất ghét phải tận mắt chứng kiến, từng người ra đi một cách vô nghĩa và đau đớn”, ông Brown chia sẻ n
báO chíTHế GIớI