Hoàn thiện công tác đàotạo và sử dụng nhân lực công chức

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 88 - 90)

Đào tạo và phát triển nhân lực là một trong những giải pháp có tính quyết định tới việc nâng cao chất lượng nhân lực, làm cho người lao động có đủ kiến thức và kỹ năng công việc đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại và

tương lai.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Cục đã có được sự quan tâm đầu tư với sự đa dạng hóa về nguồn kinh phí, phương thức đào tạo. Điều này đã góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nhân lực của Cục, giúp cho Cục luôn hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao. Tuy vậy, công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Cục vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Cục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Để đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Tổng cục cũng như của các đơn vị, Chi cục tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

1. Trước hết, cần xác định rõ đào tạo và phát triển nhân lực là giải pháp có tính quyết định tới nâng cao chất lượng nhân lực, làm cho người lao động có kiến thức, kỹ năng công việc phù hợp để thực hiện công việc được giao. đào tạo và phát triển nhân lực phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Cục, các Chi cục, đơn vị và là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong toàn bộ Cục. Cần thay đổi cách tiếp cận về đào tạo và phát triển nhân lực, có cách tiếp cận mới về công tác này. Cách tiếp cận mới có thể được thực hiện theo mấy hướng sau:

- Đào tạo và phát triển là chiến lược của Cục.

- Đào tạo và Phát triển là chính sách át chủ bài của Cục. - Phát triển con người toàn diện.

- Tạo sự gắn bó giữa cán bộ công chức và tổ chức.

- Quan tâm nhu cầu phát triển của Cục và cán bộ công chức.

2. Tăng cường và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Cụ thể là (i) Tuyển bổ sung 2 nhân viên làm công tác đào tạo và phát triển nhân lực cho Phòng Tổ chức Hành chính. Những nhân viên này cần phải có trình độ đại học, am hiểu về tình hình thực tế của Cục, có kiến thức về Quản lý nhân lực nói chung và có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Có thể ưu tiên tuyển chọn nhân viên này từ các chi cục, đơn vị trong Cục. (ii) Thực hiện rà soát, bố trí lại cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong toàn Cục. (iii) Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong đó tập trung vào các nội dung như xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực, thiết kế chương trình đào tạo và bồi dưỡng nội bộ, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo.

3. Đổi mới phương thức xác định nhu cầu đào tạo là một trong những giải pháp quyết định tới hiệu quả, chất lượng của công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Nhu cầu đào tạo phải được xác định trên cơ sở so sánh kết quả đánh giá thực hiện công việc và bảng Mô tả công việc ở từng vị trí công việc. Nhu cầu đào tạo được xác định trên cơ sở nhu cầu cá nhân, nhu cầu của từng bộ phận, nhu cầu của từng Chi cục và tập hợp thành nhu cầu của toàn Cục. Nhu cầu đào tạo còn phải được xác định cho nhu cầu phát triển của Cục. Nhu cầu đào tạo còn phải được xác định cho nhu cầu đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý của Cục. Xác định nhu cầu đào tạo còn phải xem xét tới sự biến động về nghề nghiệp trong tương lai. điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức và thay đổi trong tư duy, nhận thức của lãnh đạo và cán bộ nhân viên toàn Cục.

4. Đầu tư vào xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo nội bộ của Cục theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả chú ý tới hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, Cục có thể thuê các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế kết hợp với đội ngũ cán bộ nhân viên của Cục để xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo nội bộ phù hợp.

5. Kết hợp đào tạo nội bộ với gửi đào tạo bên ngoài như gửi ra các trường đại học, cao đẳng, trường nghề để đào tạo; kết hợp đào tạo trong nước với gửi ra nước ngoài đào tạo. Tác giả kiến nghị tập trung gửi cán bộ sang đào tạo tại một số đơn vị như Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Lao động xã hội – là những đơn vị mạnh về quản trị nhân lực.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 88 - 90)