Kiến nghị với cơ quan quản lý khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 97)

Để có được quá trình quản lý tốt, thì cần các bộ chủ quản hỗ trợ các công việc sau

Thứ nhất, Bộ Nội vụ và UBND 3 tỉnh trên địa bàn của Cục hoạt động cần xây dựng quá trình định hướng phát triển đào tạo con người. Công tác con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi lương và các khoản thu nhập tương tự lương, mà Cục thì đấu thầu dự án khá nhiều từ các đơn vị trong tỉnh. Do đó, đối với quản lý nhân lực từ Cục sẽ nâng cao nếu như Bộ Nội vụ và UBND 3 tỉnh trên địa bàn của Cục hoạt động xây dựng tốt quá trình đào tạo con người, từ đó định hướng cho các đơn vị trong Cục phát triển thông qua nhân lực thực hiện đề tài.

DTNN (là đơn vị chủ quản cấp trên của Cục DTNN khu vực Tây Bắc). Bộ nên tạo điều kiện thúc đẩy các quá trình: (1) thúc đẩy nhanh chóng quá trình tự chủ của các đơn vị thành viên, trong đó phải chú trọng đến tự chủ về nhân lực và tự chủ tài chính; (2) trong thời gian tới, do quá trình tự chủ diễn ra chậm thì cần phải tạo điều kiện để đào tạo tập trung các lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên, đồng thời lập ra một danh sách các cán bộ sẽ được đề bạt (hoặc quy hoạch), hay dự đoán nhu cầu cần tuyển trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Quản lý nhân lực công chức có ý nghĩa quyết định đến sự thành, bại của bất cứ tổ chức thuộc nhà nước nào. Quản lý nhân lực công chức chịu sự tác động của các nhân tố thuộc môi trường như luật pháp, văn hóa, kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế…. Quản lý nhân lực còn chịu sự tác động của các nhân tố thuộc về bản thân người lao động như tính cách, đạo đức, năng lực công việc, thái độ… và các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp như văn hóa doanh nghiệp, nhân lực của doanh nghiệp, tác phong lãnh đạo, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật….

Vận dụng lý luận về Quản lý nhân lực vào Cục DTNN khu vực Tây Bắc cho thấy: Trong những năm qua, nhất là trong giai đoạn 2016 - 2019, Quản lý nhân lực công chức ở Cục đã được quan tâm và đầu tư phát triển. Nhiều nội dung khoa học của Quản lý nhân lực công chức đã được nghiên cứu và đưa vào thực tế ở Cục như: Phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, Tổ chức tiền lương, đào tạo và Phát triển nhân lực… Tuy nhiên trên thực tế, Quản lý nhân lực của Cục còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng tới thái độ, động lực, tính sáng tạo của cán bộ công chức.

Luận văn đi vào phân tích, đánh giá công tác Quản lý nhân lực công chức của Cục DTNN khu vực Tây Bắc vào giai đoạn 2016 - 2019. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu, tác giả đã có những kết luận đánh giá về công tác Quản lý nhân lực của cục bao gồm những đặc điểm, thành tựu và những hạn chế, bất cập trong công tác này. Một trong những kết luận lớn nhất trong nghiên cứu này là công tác Quản lý nhân lực của cục mặc dầu được quan tâm, đầu tư nhưng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Cục nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp lớn nhằm đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của công tác Quản lý nhân lực công chức của Cục trong bối cảnh mới. Các giải pháp này có thể áp dụng trong thời gian tới nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

nguồn nhân lực khu vực công”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 7/2015. 2. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ

Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. 3. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 05/10/2009 Quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực trực thuộc Tổng Cục DTNN

4. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 804/QĐ-BTC ngày 24/4/2013 về việc ban hành quy chế luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.

5. Chính Phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.

6. Chính phủ (2003), Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 18/6/2003 về Phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Hà Nội

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Hà Nội 8. Nguyễn Mạnh Cường (2017), Chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Trần Kim Dung (2018), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Đào Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội 11. Chu Thị Hảo (2018), “Một số giải pháp về quản lý nhân lực trong khu vực

hành chính công”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 3 năm 2018.

12. Phạm Thu Hằng (2013), Kinh nghiệm quản lý công chức theo Vị trí việc làm của các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện năm 2013.

13. Phạm Thành Nghi, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (78) 14. Thang Văn Phúc (2003), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức

16. Quốc hội (2010), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. Quốc hội 13 (2012) Luật số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về việc ban hành Luật Dự trữ Quốc gia

18. Quốc hội 12 (2008) Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về việc ban hành Luật Cán bộ công chức

19. Trần Anh Tuấn (2012), Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội.

DTNN KHU VỰC TÂY BẮC VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC CÔNG CHỨC

Kính chào các anh/chị!

Nhằm góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện công tác quản lý công chức tại Cục dự trữ Tây Bắc, chúng tôi đang tiến hành điều tra, khảo sát các nội dung liên quan đến đề tài “Quản lý nhân lực công chức ngành dự trữ tại cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc”.

Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của Quý vị. Các ý kiến trả lời của Quý vị có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi có được dữ liệu xác đáng phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Chúng tôi cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của quí vị và chỉ sử dụng dưới dạng tổng hợp trong báo cáo của đề tài

Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của Quý vị!

Phần 1. Thông tin cá nhân

Họ và tên (Không bắt buộc): ………..

Phòng/ban công tác: ………...

Chức vụ (nếu có): ………..

Giới tính: ……….. Trình độ đào tạo: ……….

1) đến mức rất đồng ý (mức 5). Các anh/chị vui lòng điền dấu “x” vào ô các anh/chị lựa chọn.

2.1. Các câu hỏi về chất lượng kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Các câu hỏi 1 2 3 4 5

Hoạt động phân tích, dự báo nguồn nhân lực để tuyển dụng được thực hiện thường xuyên và chủ động

Hoạt động định biên nhân lực của từng bộ phận có chất lượng tốt

Hoạt động phân tích công việc đối với từng vị trí trong tổ chức có chất lượng tốt

Ông/bà có ý kiến khác về công tác kế hoạch hóa nhân lực

……… ……… ……… ……… ……… ………….. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Quy trình tuyển dụng nhân lực công chức của Cục Dự trữ Tây Bắc rõ ràng, minh bạch.

Tuyển dụng nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Tây Bắc dựa vào các yêu cầu công việc đặt ra.

Nhân lực tuyển dụng được của Cục Dự trữ Tây Bắc đáp ứng các yêu cầu về công việc đặt ra

Ông/bà có ý kiến khác về công tác tuyển dụng nhân lực

………

………

………

………

………

2.3. Các câu hỏi về bố trí sử dụng nguồn nhân lực Các câu hỏi 1 2 3 4 5 Nhân lực công chức tại Cục Dự trữ Tây Bắc được bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn Lãnh đạo Cục dự trữ Tây Bắc có quan điểm cởi mở về bố trí sử dụng nguồn nhân lực Lãnh đạo Cục dự trữ Tây Bắc tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công chức phát huy năng lực Ông/bà có ý kiến khác về công tác bố trí và sử dụng nhân lực ………

………

………

Công chức thường xuyên được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ

Đơn vị có hỗ trợ, khuyến khích công chức trong học tập bồi dưỡng

Các khóa đào tạo đã giúp công chức đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc

Ông/bà có ý kiến khác về công tác đào tạo nhân lực

………

………

………

………

2.5. Các câu hỏi về đánh giá nguồn nhân lực Các câu hỏi 1 2 3 4 5 Lãnh đạo Cục đánh giá công bằng với kết quả lao động của công chức trong cục Lãnh đạo Cục có chính sách khuyến khích (như thưởng hay đề bạt) đối với người lao động khi hoàn thành tốt công việc Lãnh đạo Cục có chính sách xử lý phù hợp (như thuyên chuyển hay xuống chức hay giảm thưởng) đối với người lao động vi phạm kỉ luật Lãnh đạo Cục có khả năng lắng nghe ý kiến của người lao động trong Cục Ông/bà có ý kiến khác về hoạt động đánh giá nhân lực ………

………

………

Câu 1: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục dự đoán nguồn nhân lực công chức ra sao?

Câu 2: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục tuyển dụng nhân lực công chức ra sao, và công bố thông tin ra sao?

Câu 3: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục dự đoán phân bổ nguồn lực thế nào?

Câu 4: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục đào tạo nhân lực ra sao? Chế độ khuyến khích các cá nhân học tập thế nào?

Câu 5: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục phân bổ nhân lực về các phòng ban ra sao?

Câu 6: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục đánh giá nguồn nhân lực ra sao?

Người phỏng vấn thứ nhất: Ông Nguyễn Nhật Thái – Cục trưởng Người phỏng vấn thứ hai: Ông Hoàng Minh Trúc - Phó Cục trưởng

Người phỏng vấn thứ ba: Bà Nguyễn Thị Bình – Trưởng Phòng Tổ chức hành chính

Người phỏng vấn thứ tư: Bà Nguyễn Thị Bích Phượng – Trưởng phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ

Người phỏng vấn thứ năm: Bà Nguyễn Thị Huế - Trưởng phòng Tài chính kế toán

Thời gian, địa điểm, phương thức phỏng vấn: Trong giờ hành chính, phỏng vấn trực tiếp tại phòng có ghi chép.

Tổng hợp câu trả lời (tóm tắt ý)

Câu 1: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục dự đoán nguồn nhân lực ra sao?

Nguồn nhân lực dự đoán dựa trên khả năng phân bổ của cơ quan chủ quản và định hướng của Cục

Nguồn nhân lực dự đoán dựa trên khả tìm kiếm công việc mới trên thị trường và định hướng của Cục

Ngoài ra, còn dựa vào yêu cầu của các phòng, các Chi cục gửi lên.

Câu 2: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục tuyển dụng nhân lực ra sao, và công bố thông tin ra sao?

Về công bố thông tin, dựa vào thông tin của các phòng, các Chi cục chúng tôi sẽ đăng lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Đài TH Sơn La và các thông tin khác như báo địa phương.

Quy trình tuyển như khối nhà nước, tức là có nộp hồ sơ, có sơ loại, có thi tuyển và phỏng vấn, công bố kết quả.

Câu 3: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục dự đoán phân bổ nguồn lực thế nào?

phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính.

Câu 4: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục đào tạo nhân lực ra sao? Chế độ khuyến khích các cá nhân học tập thế nào?

Chúng tôi luôn khuyến khích người lao động tự học tập và rèn luyện. Với thạc sĩ sẽ hỗ trợ khoảng 20% - 30% học phí, còn cử nhân và kỹ sư khoảng 20%, tất nhiên là người học cử nhân kỹ sư phải đáp ứng yêu cầu công việc.

Cơ chế này mặc dù chưa được nhiều (về tiền) nhưng đó là trong khả năng của chúng tôi chỉ có thế, chứ không thể hơn được nữa, do chúng tôi là cơ quna nhà nước, chưa được tự chủ tài chính.

Khi các cá nhân đào tạo về (có bằng), chúng tôi sẽ tiến hành phân bổ ngạch lương mới và có chế độ khuyến khích để đề bạt vị trí mới.

Chúng tôi cũng có liên hệ với các cơ quan cấp trên cho chúng tôi được chủ động cử người đi đào tạo nước ngoài hay tại các cơ sở khác nhau trong Việt Nam.

Câu 5: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục có chế độ khen thưởng, đề bạt hay kiểm điểm (và các mức độ tương tự) với nhân lực về các phòng ban ra sao?

Dựa trên yêu cầu của công việc, nếu cá nhân nào làm tốt đồng thời đáp ứng đủ về bằng cấp sẽ được đề bạt.

Tất nhiên, chúng tôi làm theo quan điểm của nhà nước và pháp luật. Việc đề bạt thường là vấn đề nhạy cảm nên chúng tôi chỉ trả lời thế.

Câu 6: Ông/bà vui lòng cho biết, thời điểm hiện tại, Cục đánh giá nguồn nhân lực ra sao?

Trước đây chúng tôi đánh giá người lao động theo cơ chế cũ, tức là người lao động chỉ cần không vi phạm đạo đức pháp luật là ổn. Tuy nhiên, thời đại hiện tại thì chúng tôi khoán việc dựa trên bảng phân công công việc. Nếu làm tốt thì sẽ có cơ hội làm thêm giờ và thu nhập sẽ cao hơn, còn không thì lương theo bậc lương nhà nước, không có thêm gì cả.

Với cơ chế làm thêm ngoài giờ, mặc dù trả gấp rưỡi (theo cơ chế nhà nước) nhưng vẫn thấp, chúng tôi không thể làm khác được, vì chúng tôi là cơ quan nhà nước. Hạch toán khác chúng tôi không chịu được trách nhiệm.

Về làm thêm ngoài giờ, chúng tôi có thể để người lao động đi làm ngoài, miễn là đáp ứng được hết các yêu cầu công việc của chúng tôi.

Câu 7: Các ông bà có góp ý gì về quản lý nhân lực hiện nay tại Cục?

Nhân lực hiện nay của chúng tôi được lấy dựa trên dự đoán của chúng tôi, song vẫn có nhiều nguồn ngoài luồng. Do vậy, để làm được phải để chúng tôi tự chủ tài chính.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 97)