Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II (Trang 56 - 63)

gặp ở mô hình hồi quy như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, nhóm chúng tôi kết luận mô hình hồi quy với có sự phù hợp, đồng thời, không có hiện tượng đa cộng tuyến và đã khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi.

Ta cóphương trình hồi quy cuối cùng như sau:

YD=-0,0647+0,4305.NLK+0.0962HT+0,0897.TC+0,1398.KT+0,2693.DD+𝒆𝒊

Từ phương trình hồi quy và bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy cho thấy NLK, HT, KT, DD có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc YD vì hệ số hồi quy (B) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.05), TC có p_value > 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê. Theo phương trình hồi quy này, mức độ tác động của các biến độc lập tác động thuận chiều đối với biến phụ thuộc ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II. Cụ thể, sắp xếp theo thứ tự giảm dần là NLK (0,372), HT (0,110), KT( 0,051), DD (0,047) và TC (0,096) không có ý nghĩa thống kê vì lý do đã đề cập tại phần kiểm định ý nghĩa thống kê.

Giả thiết P-

value

Kết quả

H1: Hỗ trợ khởi nghiệp có thể ảnh hưởng thuận chiều

tới ý định khởi nghiệp. 0,036

Chấp nhận giả thiết

H4: Đặc điểm tính cách tác động thuận chiều tới ý

định khởi nghiệp. 0,000 Chấp nhận giả thiết

H5: Tiếp cận tài chính tác động thuận chiều tới ý định

khởi nghiệp. 0,163

Không chấp nhận giả thiết

H7: Nguồn lực khác có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

0,000 Chấp nhận giả

thiết

H8: Tính khả thi có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

0,007 Chấp nhận giả

thiết

Bng 38: T ng h p k t quổ ợ ế ả kiểm định gi thiết nghiên cứu

Như vậy, nhân tố nguồn lực khác có tác động mạnh nhất, tiếp theo lần lượt là các nhân tố hỗ trợ khởi nghiệp, nhân tố tính khả thi và nhân tố đặc điểm tính cách có tác động yếu nhất, cuối cùng nhân tố tiếp cận tài chính không có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Ngoại thương cơ sở II.

CHƯƠNG 4: KT LUN

Nghiên cứu này sử dụng một mẫu dữ liệu sơ cấp khảo sát từ 198 sinh viên tại Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên từ giai đoạn hình thành ý định khởi nghiệp đến giai đoạn hành động và đảm bảo sự thành công của hoạt động khởi nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên Ngoại Thương cơ sở II chịu sự tác động của 56,6% các yếu tố: Hỗ trợ khởi nghiệp; Nhận thức tính khả thi; Đặc điểm tính cách và Nguồn lực khác. Còn 43,4% là do các yếu tố khác tác động lên ý định khởi nghiệp mà nhóm chưa đưa vào mô hình.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, Nhà trường cần chú trọng đến các vấn đề bao gồm: Thứ nhất, các trường cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của khởi nghiệp đối với chính bản thân sinh viên, nhất là trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 thông qua các buổi tư vấn, tọa đàm, thảo luận vừa mang tính hướng nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể quan tâm và tự ý thức phải nâng cao khả năng của bản thân.

Thứ hai, các trường cần xây dựng các tình huống khởi nghiệp mô phỏng vào trong chương trình đào tạo dựa trên kiến thức kinh doanh cơ bản và các tình huống sưu tầm từ các start up, các chuyên gia, các doanh nhân trẻ, có thể xây dựng bằng các học liệu - hoặc ứng dụng tại bài giảng e learning để thuận tiện cho sinh viên có thể tham gia bất - cứ lúc nào khi đã đăng ký tài khoản hoạt động và có thể kiểm tra đầu ra bằng các biện pháp xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. Từ đó, sinh viên sẽ có thêm cơ hội để trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, mong muốn về ý định khởi nghiệp.

Thứ ba, nâng cao các kỹ năng chuẩn bị, tạo lập mục tiêu và biện pháp hướng đến mục tiêu. Việc hướng dẫn sinh viên tạo lập mục tiêu khởi nghiệp vừa sức nhưng vẫn mang hướng phát triển là điều cần thiết. Điều này cần sự trợ giúp của các nhà kinh tế, sự liên kết giữa các trường đào tạo khối ngành kinh tế và khối ngành không phải kinh tế thông qua các buổi giao lưu sinh viên khởi nghiệp giữa các trường, các tổ chức hiệp hội. Thứ tư, nâng cao kỹ năng công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0. cho sinh viên để họ làm chủ công nghệ và tận dụng lợi thế từ sự phát triển của thời đại. Các trường cần tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận công nghệ, cung cấp các tài liệu số để sinh viên tìm hiểu và vận dụng khởi nghiệp sau khi ra trường. Việc tận dụng lợi thế từ mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm… sẽ giúp việc marketing, bán hàng… trong giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên gặp nhiều thuận lợi.

Thứ năm, thiết lập các phương thức tiếp cận các kiến thức kinh doanh, có thể dưới dạng tiếp cận một start up hoặc kho sách, hoặc giới thiệu đầu sách, nội dung sách, ebook… - giúp sinh viên tiếp cận mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trên cơ sở tài khoản đăng ký. Điều này không chỉ trang bị kiến thức khởi nghiệp mà còn nâng cao nhận thức, tiếp cận bài học về sự kiên trì nỗ lực, cũng như hứng thú, đam mê thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học tập và tự nâng cao năng lực bản thân sinh viên trong khởi nghiệp.

• Nghiên cứu này cũng có những hạn chế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) thuộc tính của biến và thang đo lường thuộc tính của biến được hình thành từ lý thuyết và lược khảo công trình nghiên cứu liên quan, do đó, cần phải nghiên cứu thêm các công trình liên quan mới nữa thì độ tin cậy của thang đo sẽ cao.

(2) việc thu thập số liệu thông qua bảng khảo sát online với 198 phiếu điều tra. Như vậy, kết quả phân tích có thể chưa đại diện được cho tổng thể cũng như việc điền vào bảng khảo sát cũng mang tính chủ quan của người điền rất nhiều, do đó sẽ có tình trạng điền thông tin nhưng chưa xem xét kỹ câu hỏi, dẫn đến kết quả có một số sai lệch.

(3) đề tài cũng chưa nghiên cứu các vấn đề sâu về khởi nghiệp như sự quyết định, yếu tố thành công, tình hình sau khởi nghiệp,...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thu Thủy (2019), Tác động của môi trường khởi nghiệp đến dự định

khởi nghiệp của sinh viên. Luận văn tiến sĩ quản trị kinh doanh

2. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh

của sinh viên Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở Thành phố -

Hồ Chí Minh).

3. TS. Vũ Quỳnh Nam (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của

sinh viên trường Đại học kinh tế & quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

4. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam và cơ hội

phát triển bền vững. TS. Nguyễn Thu Thủy (2019) Tác động của môi trường khởi nghiệp đến dự định khởi nghiệp của sinh viên.

5. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam và cơ hội

phát triển bền vững Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà Thanh, Nguyễn Thị Yến Nhi (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phan Anh Tú, Trần Quốc Huy (2017), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.

7. Ngô Thị Mỵ Châu (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên ngành Công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh.

8. Sylvia Nabila Azwa Ambad, Dayang Haryani Diana Ag Damit (2015),

Determinants of Entrepreneurial Intention among Undergraduate Students in Malaysia.

9. Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye (2015), Factors That

Impact on Entrepreneurial Intention of Tertiary Students in Ghana.

10. Karimi, S., Biemans, H. J. A., Lans, T., Mulder, M. & Chizari, M., 2014. The

Impact of Entrepreneurship Education: A Study of Iranian Students’ Entrepreneurial

Intentions and Opportunity Identification. Journal of Small Business Management. 11. Peterman, N.E. & Kennedy, J. 2003. Enterprise education: Influencing students’

perceptions of entrepreneurship. Entrepreneurship Theory and Practice, 28(2), 129-144 Norhaidah Abu Haris, Munaisyah Abdullah Abu Talib Othman, & Fauziah Abdul Rahman (2016), Exploring the Entrepreneurial Intention Among Information Technology Students.

NỘI DUNG BẢNG HỎI KHẢO SÁT Thông tin chung:

1. Giới tính của bạn là gì?

Nam Nữ

2. Bạn là sinh viên năm? 1 2 3 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chuyên ngành của bạn là gì?

• Kinh tế đối ngoại

• Quản trị kinh doanh quốc tế

• Tài chính quốc tế

• Kế toán- Kiểm toán

• Logistics- quản lý chuỗi cung ứng

Nội dung khảo sát:

Các giá trị từ 1 đến 5 trên mỗi câu hỏi tương ứng với mức độ đồng ý của Bạn. Ý nghĩa của các câu lựa chọn như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

STT Các tiêu thức Mức độ đồng ý

Hỗ trợ khởi nghiệp

1 Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi 1 2 3 4 5

2 Bạn bè tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi 1 2 3 4 5

3 Những người quan trọng với tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi

nghiệp của tôi 1 2 3 4 5

4 Nhà nước có các chính sách khuyến khích sinh viên khởi

nghiệp 1 2 3 4 5

Nhận thức tính khả thi

5 Bạn tin tưởng thành công nếu bạn khởi nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

7 Khởi nghiệp kinh doanh là tốt nhất để tận dụng lợi thế trí thức của bạn

1 2 3 4 5

8 Bạn biết cách để phát triển một dự án kinh doanh 1 2 3 4 5

9 Bạn đủ khả năng để trở thành một doanh nhân thành đạt 1 2 3 4 5

Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp

10

Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp

1 2 3 4 5

11 Chương trình học chính ở trường trang bị cho tôi đủ khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng để khởi nghiệp 1 2 3 4 5

12 Trường tôi thường tổ chức những hoạt động định hướng về khởi nghiệp cho sinh viên (các hội thảo khởi nghiệp, cuộc thi

khởi nghiệp)

1 2 3 4 5

13 Nhà trường phát triển kỹ năng khởi nghiệp của tôi 1 2 3 4 5

Đặc điểm tính cách

14

Bạn có xu hướng chọn những nghề nghiệp đòi hỏi sự khám phá, sáng tạo

1 2 3 4 5

15

Bạn coi kinh doanh là thú vị, vì thách thức khả năng của bạn 1 2 3 4 5

16 Bạn dám đối mặt trở ngại trong kinh doanh 1 2 3 4 5

17

Bạn dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh 1 2 3 4 5

18 Bạn có đủ năng lực để quản lý doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Tiếp cận tài chính

19

Bạn có thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để kinh

doanh

20

Bạn có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…)

1 2 3 4 5

21

Bạn có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (ngân hàng, quỹ tín dụng,…)

1 2 3 4 5

Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp

22

Là một doanh nhân có lợi hơn bất lợi 1 2 3 4 5

23

Bạn cho rằng nghề doanh nhân là hấp dẫn 1 2 3 4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Bạn sẽ trở thành doanh nhân khi có cơ hội 1 2 3 4 5

25

Là một doanh nhân sẽ cho phép thỏa mãn các đòi hỏi của bản thân

1 2 3 4 5

26

Là một doanh nhân sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội 1 2 3 4 5

Ý định khởi nghiệp

27

Tôi luôn xác định sẽ lập một công ty trong tương lai 1 2 3 4 5

28

Tôi sẽ cố gắng để công ty tôi sớm được thành lập 1 2 3 4 5

29

Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc trong việc thành lập công ty riêng

1 2 3 4 5

30

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II (Trang 56 - 63)