Về ý thức tự học

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 33 - 35)

H ọc tập kết hợp cách nghỉ ngơi hợp lí

2.2.1. Về ý thức tự học

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định đến tương lai của mỗi người và của xã hội. Thực trạng nhứt nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.

Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay, đặc biệt là giáo dục đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phẩm chất giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lí thuyết hơn thực hành,…mà quên đi thái độ của sinh viên trong việc học của mình.

Theo số liệu điều tra, khảo sát các bạn sinh viên chuyên ngành sư phạm Lịch sử các khóa 2008, 2008, 2010 ở Trường ĐH Đồng Tháp cho thấy: các bạn cũng đã ý thức được việc học của mình. Tuy nhiên đây chỉ mới là sự nhận thức chưa biến nó thành hành động cụ thể.

Thực trạng sinh viên trường ta hiện nay nói chung và sinh viên chuyên ngành sư phạm Lịch sử nói riêng phần lớn còn thụ động trong học tập, đa số các bạn mắc phải những thiếu xót: Không tìm tòi, mở rộng kiến thức chuyên môn của mình, không phát huy tìm năng của các phương tiện học tập, không vận dụng các phương pháp sáng tạo trong học tập…Bình quân số giờ tự học ở nhà của sinh viên cho mỗi môn học là 3h/ngày. Trong đó có số sinh viên dành thời gian cho việc tự học chỉ 1h/ngày, chỉ vài cá nhân dành thời gian cho việc tự học của mình là 6h/ngày. Qua kết quả thống kê bảng hỏi cho ta thấy rằng các bạn sinh viên có ý thức nhưng chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc tự học của mình.

Sinh viên của chúng ta hiện nay thiếu cảm hứng, có lẽ là không gian đại học của chúng ta chưa truyền được cảm hứng. Cứ thêm một năm học, dường như các bạn sinh viên lại thêm phần thụ động hơn, thậm chí kém hơn cả khi họ

học lớp 12. Khi tốt nghiệp phổ thông, có thể họ chưa rèn được thói quen làm việc độc lập, nhưng ít nhất trong họ còn mơ ước và cảm hứng.

Môi trường đại học hoàn toàn khác với môi truờng phổ thông: Sinh viên không còn sự kiểm soát gắt gao từ phía thầy cô và gia đình, không phải trả bài thường xuyên nên sinh ra tâm lí thường không đọc trước bài ở nhà, cũng không phát biểu, thảo luận nhiều trước lớp. Có nhiều bạn chưa tâm huyết với việc học, học đại học để chỉ lấy tấm bằng nên chưa quan tâm nhiều đến tư duy, kĩ năng chuyên môn sau này.

Từ thực tế cho thấy, bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng nề, công cụ truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ một số ít đến tìm góc học tập cho mình còn đa phần đến mùa thi họ mới đến. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là muốn học giỏi, học tốt phải “cày” ngày đêm ở thư viện, nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng cần đề cập đến để việc tự học được tốt hơn. Vào thư viện với hệ thống bàn ghế ngăn nắp, có nhiều người cùng học sẽ tạo cho chúng ta tính hăng say, nổ lực nhiều hơn, đôi lúc gặp vấn đề khó hiểu, chúng ta có thể trao đổi với bạn dễ dàng, kiến thức không phải tự nhiên mà có, đòi hỏi chúng ta phải góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù thư viện trường ta hiện nay số lượng đầu sách chưa phong phú lắm nhưng cũng cung ứng kịp thời những kiến thức mới cho ta tham khảo. Những thực tế sinh viên nói chung chưa ý thức tốt về vấn đề này, chưa có sự mày mò và hứng thú học tập.

Bên cạnh đó việc ngại phát biểu trong sinh viên cũng là một nguyên nhân thụ động. Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn…”. Đó là việc các thầy cô đứng trên bụt giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi, đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều nằm trong phạm vi hiểu biết và sinh viên có thể trả lời được. Thế nhưng rất ít có những cánh tay nào giơ lên, điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp. Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi, cả giảng viên và sinh viên đều

không thoải mái vì chỉ có sự làm việc một chiều từ phía giảng viên. Thái độ ỷ lại này đang thực sự tồn tại trong một bộ phận những người chủ tương lai của đất nước. Việc phát biểu là điều vô cùng quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống, từ việc ngại phát biểu trong giờ học dẫn đến việc ngại phát biểu trong môi trường làm việc sau này.

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)