Về phương pháp tự học

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 35 - 36)

H ọc tập kết hợp cách nghỉ ngơi hợp lí

2.2.2.Về phương pháp tự học

Trong thời đại hội nhập việc đổi mới phương pháp dạy và học là một yêu cầu bức thiết, đặt biệt việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ của trường ta hiện nay đòi hỏi giảng viên và sinh viên càng ý thức nhiều hơn về vấn đề này. Muốn kết quả học tập đạt thành tích tốt trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ không chỉ có tự học là đã thành công mà chúng ta cần phải biết cách tự học như thế nào và không gì khác hơn đó chính là phương pháp. Người ta thường nói: có phương pháp đúng thì người đi thọt sẽ đi đến đích trước người bình thường mà đi sai phương pháp. Điều này muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức tiến hành, khoa học giáo dục ngày này đã chuyển sang quan niệm dạy học: “lấy người học làm trung tâm”. Với quan niệm đó thì phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhưng cũng theo kết quả khảo sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: hiện nay đa số sinh viên chưa phát huy hết năng lực của bản thân mình do chưa có phương pháp đúng đắn.

Về chất lượng kiến thức: ở đại học, cao đẳng không chịu học sự kiện hay hiện tượng, không chỉ học biết, học hiểu và vận dụng mà còn học phân tích, tổng hợp, học đánh giá, học tư duy và nhất là học phương pháp học tập (học có kế hoạch, học có tư duy và học có sáng tạo), để học một biết mười, để có năng lực tự học suốt đời. Tuy nhiên, sinh viên chưa được trang bị kiến thức về phương pháp học đại học, cao đẳng phần lớn là sinh viên chúng ta mò mẫm, đến khi xây dựng được phương pháp học tập cho mình thì vừa tốt nghiệp.

Chúng ta biết một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm, những mặt tích cực của việc học

nhóm là điều không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt kết quả cao với phương pháp học tập này, hiện nay việc phát huy khả năng làm việc nhóm của các bạn sinh viên chuyên ngành Sử chưa cao. Một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình” ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc” dẫn đến phương pháp học tập không hiệu quả và lãng phí nhiều thời gian.

Thực trạng sinh viên hiện nay không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình (mặc dù trong phương pháp giảng dạy đại học nhiều thầy, cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiềm tham khảo) và tâm lí quen với việc “đọc- chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh viên ngành Sử của chúng ta hiện nay.

Bên cạnh đó, sinh viên chưa biết lập kế hoạch cụ thể cho việc tự học của mình, với thời lượng học theo học chế tín chỉ giảm đi 1/3 số giờ lên lớp buộc mỗi sinh viên phải tự học nhiều hơn, nhưng một số sinh viên không biết làm gì với thời gian nhàn rỗi đó nên dẫn đến kết quả “học thì ít mà chơi thì nhiều”.

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 35 - 36)