Về nội dung và thời gian tự học

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 36 - 38)

H ọc tập kết hợp cách nghỉ ngơi hợp lí

2.2.3.Về nội dung và thời gian tự học

Để việc tự học đạt hiệu quả cao sinh viên không chỉ cần có một phương

pháp học thật sự khoa học mà quan trọng hơn là bản thân mỗi sinh viên phải biết lựa chọn nội dung vấn đề để tự học, tự nghiên cứu. Tri thức nhân loại vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống con người từ quá khứ đến hiện tại. Tất cả chúng ta ai cũng muốn vươn đến đỉnh cao của tri thức, luôn luôn hướng đến việc hoàn thiện mình đặc biệt là đối với giới trẻ trong đó có thế hệ sinh viên- những chủ nhân tương lai của đất nước thì khát vọng ấy càng mạnh mẽ. Câu nói của LêNin “Học! Học nữa! Học mãi!” chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu sa. Vì tri thức nhân loại vô cùng phong phú nhưng sự hiểu biết của con người là có hạn, chúng ta dù có học cao đến đâu thì vẫn không thể nào chinh phục tất cả những tri thức trong kho tàng vô giá ấy. Nếu so với kho tàng ấy chắc hẳn kiến thức mà chúng ta có được chỉ chiếm một phần rất nhỏ mà thôi. Từ xưa

cho đến nay, đã có biết bao tấm gương sáng chói về tinh thần tự học bằng sự nổ lực của bản thân, các thế hệ cha, anh của chúng ta đã chắc lọc những tinh hoa tri thức của thời đại để biến nó thành tài sản riêng của mình, vận dụng hữu ích vào cuộc sống điển hình là Hồ Chí Minh- vị cha già kính yêu của dân tộc.

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật thì yêu cầu trình độ tri thức giữ một vai trò quan trọng hàng đầu và việc học được xem là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tương lai cho tất cả mọi người. Là sinh viên để đạt thành tích cao trong quá trình học tập ở giảng đường đại học, nắm vững những kiến thức chuyên ngành thì đòi hỏi sinh viên phải biết lựa chọn phương pháp học, nội dung học phù hợp với năng lực chuyên môn. Ở đại học đòi hỏi sinh viên ngoài việc nắm vững những tri thức chuyên ngành của mình thì các bạn cần phải trao dồi thêm những tri thức của những chuyên môn khác, vì tri thức chúng ta học không bao giờ thừa nó luôn tác động, hổ trợ lẫn nhau. Điều đó càng làm giàu thêm sự hiểu biết của chúng ta, như đối với sinh viên chuyên ngành Lịch sử hiện nay ở trường đại học Đồng Tháp. Mục tiêu của trường là đào tạo ra những giáo viên dạy lịch sử ở trường THPT trong tương lai. Yêu cầu hàng đầu là sinh viên phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới một cách toàn diện từ quá khứ đến hiện tại về các giai đoạn, bản chất của từng sự kiện lịch sử để hiểu quy luật của lịch sử, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Không những thế đòi hỏi người sinh viên Lịch sử, ngoài việc nắm vững nội dung kiến thức lịch sử mà còn phải nắm được những nguyên tắc, phương pháp sư phạm…có như thế mới trở thành những cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, có đủ khả năng phục vụ quê hương, đất nước. Mặc khác, sinh viên nói chung và sinh viên ngành lịch sử nói riêng cần phải trao dồi thêm những tri thức các ngành khác như văn học, vận dụng những tác phẩm văn chương phản ánh giai đoạn- sự kiện lịch sử, không ngừng nắm bắt những thông tin từ báo đài, mạng…liên quan đến ngành của mình, cần phải nắm bắt những tin tức thời sự cập nhật hằng ngày. Có như thế sự hiểu biết của chúng ta mới phong phú được.

Trong đào tạo tín chỉ hiện nay tự học giữ một vai trò chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình học tập của sinh viên. Vì vậy, trong quá trình tự học sinh viên cần phải lựa chọn những nội dung gì? Vâng đó là những kiến thức trong giáo trình mà giảng viên hướng dẫn bắt buộc sinh viên phải tham khảo, nắm được những nội dung cốt lõi của các quyển giáo trình đó. Vì có nắm được những tri thức từ các nguồn tài liệu tham khảo thì sinh viên mói hoàn thành tốt được yêu cầu của các học phần môn học. Đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm lịch sử vì đặc điểm bộ môn để hiểu rõ bản chất của sự kiện lịch sử qua các giai đoạn từ cổ đại đến hiện đại thì yêu cầu sinh viên đọc thật nhiều tài liệu tham khảo càng tốt, sinh viên cần tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu vì mỗi quyển sách các tác giả khai thác ở những khía cạnh khác nhau của cùng một sự kiện lịch sử. Và nó phụ thuộc vào thái độ chủ quan của người viết, cho nên sinh viên cần đọc thật nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó chất lọc ra những nội dung cốt lõi cần nắm.

Hàng ngày trước khi đến lớp yêu cầu sinh viên phải đọc những nội dung của tài liệu tham khảo theo hướng dẫn gợi ý trong đề cương chi tiết. Vì có đọc trước thì sinh viên khi đến lớp mới nắm được và hiểu được những gì giảng viên dạy, vì khác hẳn với thời phổ thông ở đại học trong một tiết học, số lượng nội dung rất nhiều có khi một chương, đến hai ba chương. Giảng viên chỉ gợi ý những nét chính, cốt lõi của vấn đề chứ không nêu chi tiết những phần đã có ghi trong giáo trình nên nếu sinh viên không đọc trước thì chẳng bao giờ hiểu được bài giảng và giờ học sẽ không đạt hiệu quả cao.

Đó là những nội dung nhất thiết sinh viên phải xác định và đạt được trong quá trình tự học ở nhà, ngoài giờ lên lớp. Nếu sinh viên đầu tư thời gian cho việc tìm và đọc tài liệu tham khảo càng nhiều trước khi đến lớp thì sinh viên học tập sẽ đạt thành tích cao trong các kì thi.

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 36 - 38)