Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 39 - 43)

H ọc tập kết hợp cách nghỉ ngơi hợp lí

2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Thực hiện đào tạo theo tín chỉ là một yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Chất lượng và tiện ích của đào tạo theo tín chỉ so với đào tạo theo niên chế là điều được khẳng định qua quá trình đào tạo nhiều năm ở các trường đại học uy tín trên thế giới. Cùng với các trường đại học trong cả nước, trường ĐH Đồng Tháp tổ chức việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ đã được 3 năm học. Nhìn lại quá trình thực hiện mấy năm qua ai cũng có thể nhận thấy kết quả đáng khích lệ của loại hình đào tạo này so với đào tạo theo niên chế trước đây. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập cần phải chỉ ra và tìm biện pháp khắc phục.

Kết quả đạt được:

Sự đồng thuận của lãnh đạo nhà trường, các phòng ban, khoa trong việc quán triệt chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên bước đầu được tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi và thảo luận để hiểu rõ hơn một số vấn đề có liên quan đến học chế tín chỉ.

Giảng viên và sinh viên đang quen dần với việc dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Có sự bố trí thời gian hợp lí giữa số tiết trên lớp và số tiết chuẩn bị ở nhà. Hệ thống cố vấn học tập giàu kinh nghiệm, là chổ dựa đáng tin cậy cho sinh viên.

Sinh viên tùy theo khả năng học tập của mình có thể quyết định số tín chỉ mà mình có thể hoàn thành trong một học kì. Sinh viên giỏi có thể rút ngắn thời gian học tập không nhất thiết phải học 4- 5 năm như đào tạo niên chế trước đây. Tuy nhiên, cho đến nay ưu điểm này còn rất hạn chế nhưng trong tương lai nó sẽ phát huy ngày càng tốt hơn.

Đề cương bài giảng được công khai đến sinh viên, giáo trình bài giảng phong phú hơn. Mặc dù trong vài năm đầu, việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ còn trục trặc nhưng cho đến nay một phần đã đi vào nề nếp.

Với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá, sinh viên chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin về môn học. Việc đánh giá kết quả học tập diễn ra thường xuyên trên lớp làm cho sinh viên chuẩn bị bài tốt hơn. Giảng viên chú ý nhiều hơn đến sinh viên và giảng dạy tốt hơn.

Với những kết quả bước đầu cho thấy, sinh viên đã ý thức được việc học của mình nhiều hơn. Tính năng động và sáng tạo của sinh viên ngày càng cao hơn do tính cá thể hóa việc học tập diễn ra mạnh mẽ.

Những khó khăn:

Về phía sinh viên: tính chủ động của sinh viên còn rất thấp. Trong đào tạo tín chỉ, một đơn vị tín chỉ được tính bằng 15 tiết lên lớp và 30 tiết chuẩn bị cá nhân, đòi hỏi sinh viên phải tự học nhiều hơn.Tuy nhiên sinh viên chưa có thói quen coi những giờ tự học, những buổi chuẩn bị là một phần của môn học. Đã không ít sinh viên đề nghị tăng giờ học trên lớp vì không biết làm gì trong giờ tự học, cũng như không biết quản lí thời gian tự học như thế nào đạt hiệu quả cao, mặc dù các môn học đều được giảng viên chuẩn bị chu đáo về kế hoạch tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên năm nhất, các bạn chưa quen và chưa chủ động làm quen với cách giảng dạy và học tập ở bậc đại học. Đa số đều có thói quen trông chờ vào bài giảng của thầy, cô cũng như sự kiểm tra giám sát của thầy cô. Điều này đã dẫn đến tình trạng học thì ít mà chơi thì nhiều.

Một số sinh viên còn chưa am hiểu về quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ do việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ ở trường ta chưa thật rõ ràng.

Việc học tập của sinh viên chỉ tiến hành trên lớp, những hoạt động ngoài gời chưa được phát huy, nâng cao vai trò của nghiên cứu, học tập bên ngoài lớp.

Chương trình đào tạo theo tín chỉ đã được phổ biến rộng rãi đến sinh viên, nhưng nhiều sinh viên còn lúng túng trong việc đánh giá theo thang điểm tín chỉ. Về phía giảng viên: trong thời gian qua, hầu hết giảng viên đã có ý thức trong việc tiếp cận với hình thức đào tạo mới. Một số giảng viên đã biểu hiện tính sáng tạo trong công tác tổ chức, định hướng, hướng dẫn học tập. Song bên

cạnh những ưu điểm đó phần lớn các giảng viên trong khoa là trẻ, năng lực chuyên môn và giảng dạy còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong đổi mới, mạnh dạng trong đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa đánh giá được kết quả thực hiện. Ngoài ra còn một vấn đề cần được quan tâm là chính sách đối với giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo thì không thể không quan tâm đến lợi ích của người lao động, tức đội ngũ giáo viên. Nhà nước có chính sách cho sinh viên vay tiền để học đại học, cao đẳng nhưng lại chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến những khó khăn và nhu cầu của số giáo viên trẻ. Từ khi thực hiện đào tạo tín chỉ đến nay chưa có cải cách gì đáng kể về lương phụ cấp cho giáo viên.

Nhiều giảng viên trong thời gian đi học lại phải đảm nhiệm một khối lượng giờ dạy khá nhiều nên khó khăn để có thể vừa đảm bảo tốt công việc giảng dạy trong tình hình mới, vừa đáp ứng tốt yêu cầu học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo. Yêu cầu trải đều môn học trong một học kì của đào tạo tín chỉ làm cho các giảng viên đang là nghiên cứu sinh rất khó thu xếp thời gian để tập trung làm việc với người hướng dẫn.

Đội ngũ cố vấn học tập chưa tiếp nhận các công việc cụ thể của mình và chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học.

Công khai hóa các học phần, cán bộ giảng viên, các đề thi, đáp án sau khi đã tổ chức thi, công tác chấm thi, công khai điểm thi trên mạng nội bộ, xếp loại học lực, xét học bổng, cấp học bổng còn chậm và nhiều bất cập gây khó khăn cho sinh viên…

Một số vấn đề khác còn tồn tại: Việc xây dựng tổng quan chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng được triển khai vội vàng mang tính cơ học, tuy đã có một số điều chỉnh nhưng vấn đề còn nhiều bất cập.

Trước hết, về chất lượng đầu vào của sinh viên: Muốn đào tạo có chất lượng thì trước hết trình độ của sinh viên đầu vào phải đảm bảo. Một sinh viên vào trường đại học nhưng khả năng tư duy trừu tượng kém, không có thói quen học tập theo kiểu tự tìm tòi, tự nghiên cứu thì dù giảng viên có giỏi đến mấy

cũng phải bó tay. Nhìn chung khả năng tự nghiên cứu của sinh viên các trường đại học của chúng ta hiện rất kém, những phẩm chất này của sinh viên có liên quan mặt thiết đến quá trình giáo dục, đào tạo ở các cấp dưới và phải thông qua khâu tuyển sinh để lựa chọn. Khâu tuyển sinh là yếu tố quyết định đầu tiên đối với chất lượng sinh viên, tuy nhiên chế độ tuyển sinh của chúng ta hiện nay chưa tính đến hai điểm quan trọng: Khả năng tự học, tự nghiên cứu vì khả năng này rất cần cho đào tạo tín chỉ. Khả năng ngoại ngữ là điều không thể thiếu được của một sinh viên đại học trong thời đại hội nhập quốc tế.

Mặc khác, chế độ tuyển sinh đại học có tác động ngược lại đến việc học tập của cấp dưới. Chẳng hạn, nếu không có ưu tiên về trình độ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học thì học sinh phổ thông không quan tâm học ngoại ngữ mà học ngoại ngữ yếu thì làm sao học tốt ở đại học được.

Dù học ở bất cứ khối nào, ngành nào thì cũng phải ưu tiên những học sinh có một kiến thức và khả năng ngoại ngữ nhất định, không có ngoại ngữ thì sau khi vào trường, sinh viên ở các ngành như kinh tế, công nghệ thông tin, xã hội nhân văn, sư phạm Lịch sử...không có khả năng nghiên cứu sáng tạo vì họ quay lưng lại với một kho tàng kiến thức đồ sộ được phổ biến trên mạng chủ yếu bằng tiếng anh. Một trong những điểm yếu của các trường đại học nói chung và trường đại học Đồng Tháp của chúng ta nói riêng so với các trường đại học ở Singapo là trình độ tiếng anh của sinh viên. Nếu không có giải pháp khắc phục tình trạng này thì các trường đại học của chúng ta khó có thể đạt được một đẳng cấp quốc tế nào.

Thứ hai, cơ sở vật chất cho công tác đào tạo theo tín chỉ chưa thật sự đầy đủ, công tác phối hợp để quản lí phòng học chưa tốt dẫn tới có những thời điểm nhiều phòng học để trống, trong khi các Khoa không có phòng lên lịch học cho sinh viên. Các nguồn cung cấp giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho sinh viên còn ít.

Xuất phát từ thực tế đó (những mặt đạt được và chưa đạt được) đòi hỏi nhà trường phải có những biện pháp phù hợp, đưa ra những ý kiến thiết thực

nhất để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, góp phần hòan chỉnh quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo.

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)