Một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho hoạt động tự học của sinh viên ngành sư phạm lịch sử trường Đại học Đồng Tháp

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 43 - 46)

H ọc tập kết hợp cách nghỉ ngơi hợp lí

2.3.2.Một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho hoạt động tự học của sinh viên ngành sư phạm lịch sử trường Đại học Đồng Tháp

sinh viên ngành sư phạm lịch sử trường Đại học Đồng Tháp

2.3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía giảng viên

Ai cũng biết rằng vai trò quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ giảng viên. Cho nên vấn đề xây dựng đội ngũ, tuyển chọn giảng viên mới cần phải căn cứ trên những tiêu chuẩn một giảng viên đại học, trước hết là những người có tâm huyết với khoa học, có trình độ và khả năng nghiên cứu. Chẳng hạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học, sinh viên đó đã có những khả năng nghiên cứu, thể hiện ở kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và căn cứ trên kết quả học tập ở các môn chuyên ngành. Cần tuyển chọn những người tốt nghiệp thạc sĩ đã qua công tác có thành tích nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ để làm giảng viên đại học.

Cần có những chính sách và các điều khoảng hợp lí để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên đi học, thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cố vấn học tập, hướng tới mục đích người học được tư vấn một cách tốt nhất.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xây dựng đề cương môn học và đánh giá các đề cương môn học theo một hệ thống logic chặt chẽ, tránh làm qua loa, đại khái, hình thức.

Tăng cường đối thoại với sinh viên trong lúc giảng bài, giảm thời lượng thuyết trình của giảng viên, tăng đối thoại, chất vấn, tìm tòi, suy ngẫm, đào sâu vấn đề, gắn kết lí luận với thực tiễn và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống, chú trọng kĩ năng thực hành, nhanh chóng chuyển đổi phương pháp dạy học từ việc truyền thụ kiến thức là chính sang truyền thụ cách học tức truyền thụ phương pháp khoa học bộ môn cho sinh viên.

Triển khai một số môn học để sinh viên đăng kí lớp môn học, nếu môn học có đủ số lượng giảng viên và giảng đường, trước hết nên áp dụng đối với

một số môn chung, dần dần áp dụng đối với các môn học khác khi có đủ điều kiện.

Kiến nghị trường triển khai việc đăng kí môn học qua mạng, quản lí sinh viên bằng phần mềm.

Cần chuyển đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên, vừa kết hợp phân tích nội dung môn học trên lớp, vừa kết hợp thực hành, tự học nhiều hơn nữa.

Tăng cường giờ nghiên cứu của sinh viên, giảm giờ dạy trực tiếp của giảng viên.

Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học.

2.3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía sinh viên

Để việc học của sinh viên được tiến hành thuận lợi, chủ động được thời gian để tự mình đăng kí môn học theo sở thích, việc xây dựng phần mềm cho sinh viên tự đăng kí bất cứ nơi nào thông qua mạng của trường là điều cần thiết.

Thông báo thời gian đăng kí môn học và đăng kí giảng viên cho sinh viên ít nhất một tháng trước khi lớp học bắt đầu.

Bản thân mỗi sinh viên phải ý thức vấn đề tự học của mình, phải lên lớp đầy đủ, chú ý nghe giảng và ghi chép bài khoa học, tích cực phát biểu xây dựng bài.

Trước khi lên lớp phải tìm hiểu trước nội dung bài học, vạch ra những điểm chưa rõ. Sau giờ học phải xem lại bài học, đồng thời bổ sung kiến thức, liên hệ thực tế.

Lập thời khóa biểu rõ ràng, hợp lí, không nên dừng lại ở việc nhớ kiến thức mà phải học hiểu và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn..

Trao đổi nhiều hơn với giáo viên. Để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động nhóm, trao đổi với bạn bè theo chủ đề. Đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy thì phương pháp học tập mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập.

Học tập kết hợp vui chơi, giải trí, phải tạo cho mình một thể chất tốt, trạng thái tâm lí cân bằng, thoải mái trước khi vào học.

Yêu cầu cán bộ quản lí nên xếp thời khóa biểu theo từng môn học để sinh viên có thể đầu tư và đào sâu kiến thức.

Công bố điểm thi cho sinh viên sớm thông qua hệ thống mạng để sinh viên chủ động đăng kí học lại học phần nếu có.

Tóm lại: Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin của những tri thức mới đòi hỏi con người cần có năng lực tự học, tự đào tạo để thích ứng. Trong quá trình học tập ở đại học của sinh viên thì tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng. Nhưng để học tốt, nghiên cứu khoa học có hiệu quả thì sinh viên cần khái thác quá trình đúng mức về vai trò “cầu nối” của phương pháp tự học. Đó là trách nhiệm mà bản thân mỗi sinh viên chúng ta ngày nay phải thực hiện.

2.3.2.3. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường

Tiếp tục phát triển, hoàn thiện các chương trình đào tạo, gấp rút xây dựng hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo cho các môn học. Việc phát triển chương trình đào tạo phải thường xuyên để phát huy khả năng lựa chọn môn học của sinh viên.

Phòng quản lí đào tạo phải kiểm tra và nắm chính xác các phòng học, các giảng đường và giao cho các khoa quản lí các phòng học cố định để các khoa chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu. Tránh tình trạng còn phòng trống mà không bố trí được lớp học.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trước mắt đáp ứng đủ yêu cầu về phòng học.

Cải tạo và nâng cấp thư viện trung tâm nhằm bổ sung, cung cấp các giáo trình, tài liệu, tư liệu cho chuyên ngành đào tạo của các khoa.

Cải tiến lại việc ra đề thi, quản lí đề thi, chấm thi, công bố điểm…trên mạng nội bộ của trường theo hướng dễ truy cập để sinh viên cập nhật thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

Giảng viên phải thường xuyên làm tốt công tác nghiên cứu, phục vụ cho bài giảng…phải có những bài tập nghiên cứu phù hợp với sinh viên để sinh viên tìm tòi, tổng hợp, viết báo cáo, qua đó rèn luyện các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Giờ xêmina nếu giảng viên coi trọng và tổ chức tốt hơn làm cho sinh viên nắm vững hơn, sâu sắc hơn nội dung các bài giảng, cung cấp được những kĩ năng cần thiết cho sinh viên mà các phương pháp dạy truyền thống trước đây không làm được, đó là: kĩ năng diễn đạt những ý tưởng của mình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự nghiên cứu, phát triển tư duy phê phán, tư duy tự sáng tạo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêp tục quán triệt tới toàn thể giảng viên, sinh viên về đào tạo tín chỉ, phổ biến các quy định, quy trình tói toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên. Hoàn thiện và làm phong phú hơn trang web nhà trường, tạo thói quen cán bộ, giảng viên và sinh viên lên mạng xem thông báo, lịch học, lịch thi.

Nhìn chung, trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường đại học chuyên ngành sư phạm đều có các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo cách không giống nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, để thực hiện việc đào tạo theo học chế tín chỉ với chất lượng ngày càng nâng cao, chúng ta cần thẳng thắng nhìn nhận những yếu kém, bất cập hiện nay và có một chiến lược phát triển đúng đắn để tạo ra một bước chuyển cơ bản, nhất là phải tuyển chọn được đội ngũ giảng viên có đầy đủ tâm huyết với khoa học, có trình độ chuyên môn cao và ngoại ngữ tốt. Ngoài ra còn cải cách chế độ tiền lương và phụ cấp cho giảng viên và trang bị cơ sở vật chất cho những yêu cầu của việc tổ chức một lớp học có chất lượng.

Một phần của tài liệu 46 CS Pham Xuan Vu (Trang 43 - 46)