9. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Đặc điểm, vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo các tài liệu [1], [4], [7], [12], hoạt động trải nghiệm sáng tạo có một số những đặc điểm như: mang tính tích hợp và phân hóa cao; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú; Trải nghiệm là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp HS lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.
Do những ưu điểm của mình mà hoạt động trải nghiệm sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục, phát huy được tính tích cực chủ động, tự học, phát triển năng lực của của HS. Hoạt động TNST là cầu nối giữa kiến thức các môn mà HS được học ở nhà trường…với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành, củng cố, phát triển năng lực và phẩm chất
nhân cách của người học. Hệ quả của nó là tạo ra con người có những kinh nghiệm, có ý chí, có sự cố gắng trong tư duy khi hoạt động. Hoạt động TNST không thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm của từng môn học. Tuy nhiên, nhiệm vụ của hoạt động TNST giúp HS tổng hợp kiến thức học được vào thực tiễn. Việc dạy học bằng cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.