9. Cấu trúc luận văn
1.2.8. Cấu trúc chung của chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Việc thiết kế và tổ chức hoạt động TNST của GV cần phải linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập, đặc đểm học sinh và các điều kiện khách quan, chủ quan khác. Khuyến khích GV lôi cuốn HS tham gia vào việc thiết kế, xây dựng chủ đề hoạt động. Đây là cơ hội để các em trải nghiệm và sáng tạo.
Những gợi ý sau đây có tính chất chung nhất cần phải đảm bảo cho các loại hoạt động TNST khác nhau: trong lớp và ngoài trời, bao gồm cả hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp và hoạt động TNST trong dạy học bộ môn. Khi thiết kế hoạt động, GV cần đảm bảo những yêu cầu chung, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của hoạt động để thiết kế, lựa chọn phương pháp tổ chức, cũng như cách tiến hành hoạt động sao cho
phù hợp, linh hoạt và sáng tạo, không dập khuôn, máy móc.
Với mỗi chủ đề hoạt động TNST được chúng tôi trình bày gồm các nội dung theo hình:
Hình 1.5: Cấu trúc chung của chủ đề hoạt động TNST
Phần mục tiêu cần chú ý:
- Về mặt kiến thức: Mục này cần nêu rõ những hiểu biết, kiến thức mà HS có thể đạt được sau khi tham gia hoạt động. Việc xác định mục tiêu về nhận thức thường được diễn dạt bằng các cụm từ: “Mô tả”, “Tóm tắt”, “Phân biệt”, “Giải thích”, “Áp dụng/ Vận dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp”, “Đánh giá”.
- Về mặt thái độ: Nêu rõ tinh thần, thái độ tích cực của HS
Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống;
Tích cực tham gia vào hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân;
Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị các nhân phù hợp với bối cảnh xã hội;
- Về mặt kĩ năng: Nêu rõ những kỹ năng, năng lực HS cần đạt được
Biết làm theo hành động (hoạt động) đã được quan sát;
Làm theo hành động (hoạt động) đã được chỉ dẫn có sự phối hợp giữa vận động thể chất và vận động tâm lý;
chính xác;
Thực hiện thành thạo, nhuần nhuyễn hành động (hoạt động) có sự phối hợp của các hành động khác;
Biến hành động (hoạt động) thành công việc thường làm và tự đưa ra được cách thức riêng, phù hợp, làm cho nó trở thành sự đáp ứng tự động, không gò bó, có kết quả và hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc;
Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống;
Phần tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập cần chú ý: - Tổng kết: Yêu cầu HS chia sẻ về những thu hoạch của mình:
Những hiểu biết về nội dung chủ đề học tập;
Những bài học, những kinh nghiệm đáng nhớ cho bản thân sau khi tham gia hoạt động học tập;
Suy nghĩ, ý thức được hình thành sau khi tham gia hoạt động học tập;
- GV bổ sung và chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét chung về tinh thần, thái độ của HS, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề: về thông tin, kiến thức được cung cấp; về vai trò, tầm quan trọng của nội dung học tập mang lại;
Xác định và vận dụng, thực hành được các nội dung trong chủ đề học tập mà HS đã tham gia.
- Hướng dẫn học sinh học tập
Gợi ý HS đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên các em suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học;
Giao bài tập (nhiệm vụ học tập) về nhà để HS thực hiện.
Phần đánh giá kết quả hoạt động cần chú ý
Trong nội dung này, tùy theo từng chủ đề GV có thể lựa chọn và sử dụng các nội dung, phương pháp, quy trình, kỹ thuật đánh giá phù hợp. Đối với các hoạt động TNST diễn ra trong lớp học từ 1 đến 2 tiết, việc đánh giá việc chỉ có thể diễn ra trong 5 đến 10 phút, vì vậy nên lựa chọn các kỹ thuật đánh giá nhanh nhằm đánh giá một cách sơ bộ mức độ đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ, sản phẩm hoạt động TNST HS đạt được
so với mục tiêu đặt ra.
HS tự đánh giá: HS tự nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm và sáng tạo mà các em đã trải qua.
GV đánh giá HS: GV có thể đánh giá mức độ HS hiểu và nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng, sự trải nghiệm và sáng tạo của HS sử dụng các nội dung, phương pháp, quy trình, kỹ thuật đánh giá phù hợp như đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, đánh giá qua quan sát, …