9. Cấu trúc luận văn
1.2.9. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông
Theo nhiều tài liệu về trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm chứa đựng cả hai yếu tố, vừa là “cái”- nội dung vừa là “cách”- phương pháp.
Với tư cách là một môn học hoạt động TNST có một hệ thống các mục tiêu, theo [4] thì mục tiêu chung của hoạt động TNST là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lí - xã hội...; giúp HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Mục tiêu trong giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 là: hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản. Bậc tiểu học là hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội. Bậc THCS là hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) bên cạnh việc tiếp tục phát triển thành tựu của giai đoạn trước, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động, phát triển năng lực sở trường, hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu xã hội và yêu cầu của thị trường lao động…, từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm nghề nghề phù hợp với bản thân người học, người lao động.[7].
Với tư cách là một phương pháp, phương tiện hoạt động TNST thể hiện trong việc dạy học các môn học theo phương pháp kiến tạo, trong đó GV khuyến khích người học tìm tòi, pháp hiện kiến thức theo chu trình: Tri thức cơ sở → Kiến thức mới → Kiểm nghiệm → điều chỉnh → Kiến thức mới.[6]
So sánh hoạt động dạy học và hoạt động TNST
Hoạt động dạy học Hoạt động TNST
Không gian
Phòng học là chủ yếu. Ngoài lớp học thông thường, trong nhà máy, trong cuộc sống XH….
Phương thức
Truyền đạt, phân tích, giảng giải.
Hình thức: chủ yếu cá nhân.
Trải nghiệm, biểu diễn, chiêm nghiệm.
Hình thức: chủ yếu HĐ tập thể
Quản lý Người lãnh đạo quá trình dạy học chủ yếu là GV bộ môn. Quản lí theo chương trình môn học, thi cử.
Người lãnh đạo là đại diện của tập thể HS, đoàn thể và gia đình, của GV chủ nhiệm/ giáo dục viên…
Quản lí theo chương trình hoạt động của tập thể.
So sánh dạy học môn học với hoạt động TNST
Đặc trưng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mục đích chính
Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của HS.
Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn.
- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm
Hình thức tổ chức
- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian,
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian,
Đặc trưng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
quy mô và đối tượng tham gia... - HS ít cơ hội trải nghiệm
- Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là GV
thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...
- HS có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (GV, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)
Tương tác, phương pháp
- Chủ yếu là thầy - trò,
- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính
- Đa chiều
- HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính
Kiểm tra, đánh giá
- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy.
- Theo chuẩn chung
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa - Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét