Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHỦ đề “mắt” vật lí 9 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo (2018) (Trang 69 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

3.6.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Để việc đánh giá kết quả TNSP được thuận lợi và mang lại kết quả chính xác, có sức thuyết phục cao, chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá bao gồm các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng như sau:

- Tiêu chí định tính:

+ Khả năng thực hiện các hoạt động tìm kiếm thông tin về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

+ Tính sáng tạo và sự tiến bộ của HS trong việc tiến hành thí nghiệm: lựa chọn vật liệu thí nghiệm, chế tạo và sử dụng mô hình thí nghiệm, lập bảng số liệu và phân tích kết quả TN để rút ra kết luận.

+ Khả năng nhận thức của HS: thể hiện ở mức độ biết theo dõi và phân tích các hiện tương, các số liệu từ thí nghiệm mang lại để hoàn thành nhiệm vụ học tập như số lần trả lời đúng trên tổng số lần trả lời, khả năng khái quát vấn đề, phát biểu nội dung và chỉ ra bản chất của kiến thức được hình thành.

+ Khả năng giải thích các ứng dụng hoặc hiện tượng thực tế mà GV đưa ra. - Tiêu chí định lượng:

- Để đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành cho HS hoàn thành tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- Chúng tôi đánh giá các sản phẩm của học sinh theo thang điểm 03 với cách xếp loại như sau:

+ Loại tốt: 3 điểm

Hình thức sản phẩm: Đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mỹ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học.

Nội dung sản phẩm: Đảm bảo tính mới, độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm, có thể sử dụng được.

+ Loại khá: 2 điểm

Hình thức sản phẩm: Đảm bảo một số yêu cầu về tính thẩm mỹ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học nhưng ở mức độ chưa cao.

Nội dung sản phẩm: Đảm bảo tính mới, nhưng chưa độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm thấp.

+ Loại trung bình: 1 điểm

Hình thức sản phẩm: Sản phẩm chưa đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ.

Nội dung sản phẩm: Đảm bảo tính mới nhưng chưa độc đáo, hạn chế việc sử dụng trong thực tiễn.

Căn cứ vào kết quả đánh giá của học sinh, bằng phương pháp thống kê, xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHỦ đề “mắt” vật lí 9 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo (2018) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)