Đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHỦ đề “mắt” vật lí 9 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo (2018) (Trang 63 - 67)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Đánh giá hoạt động

Việc đánh giá học sinh thông qua quá trình hoạt động với các sản phẩm dùng làm minh chứng bao gồm:

- Các phiếu học tập đã hoàn thiện

- Các bản thiết kế phương án thí nghiệm

- Bản ghi quá trình thực hiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm - Sản phẩm báo cáo và hoạt động báo cáo, trao đổi thảo luận - Bản tự đánh giá của học sinh trong nhóm

Qua các hoạt động trên, GV tiến hành đánh giá HS, việc đánh giá quy ra điểm số dựa vào các tiêu chí được thống nhất giữa GV và HS.

Một số gợi ý việc đưa ra các tiêu chí như các bảng sau:

Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá sản phẩm

(Đánh dấu X vào ô điểm lựa chọn và đánh giá ghi vào ô Nhận xét - Đánh giá) Trường:...Lớp:... Nhóm:………

TT Tiêu chí Điểm Nhận xét - Đánh giá

1 2 3

1 Bản thiết kế của sản phẩm

2 Hoàn thành sản phẩm theo thiết kế 3 Sản phẩm được chế tạo từ những

nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, kinh phí thấp.

4 Sản phẩm đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ: hình dạng, màu sắc, gọn gàng, hài hòa, đảm bảo khoa học

Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá sự chuyên cần khi thực hiện hoạt động TNST

(Đánh dấu X vào ô điểm lựa chọn và đánh giá ghi vào ô Nhận xét - Đánh giá)

TT Tiêu chí Điểm Nhận xét - Đánh giá

1 2 3

1 Xác định được các nhiệm vụ cụ thể cho các phương án chế tạo 2 Phân công được nhiệm vụ chi tiết

cho các thành viên trong nhóm 3 Cá nhân và nhóm HS hoàn thành

nhiệm vụ được phân công

4 Hoàn thành và ghi đầy đủ sổ theo dõi, các phiếu học tập của dự án 5 Bài trình bày báo cáo mạch lạc, rõ

ràng, đầy đủ thông tin về sản phẩm chế tạo

6 HS trình bày rõ ràng, mạch lạc và có hiểu biết về sản phẩm

Các điểm đánh giá được cộng lại, quy về thang điểm 100.

XẾP LOẠI

Tốt 80 – 100 điểm Khá 60 – 79 điểm Trung bình 40 – 59 điểm Yếu Dưới 39 điểm

Công tác chuẩn bị báo cáo sản phẩm

- Lực lượng: GVCN, HS lớp 9 sau khi học xong chương “quang học”. - Địa điểm: Tại sân trường THCS Nguyễn Du

Thời gian Địa điểm Nội dung

Ngày 27/3/2018 Tại lớp học Triển khai dự án hội thi “Tìm hiểu về đôi mắt”

Từ 28/3/2018

đến 2/4/2018 Tại nhà

- Thực hiện dự án hội thi “Tìm hiểu về đôi mắt”

- Tiến hành nghiên cứu và chế tạo thiết bị thí nghiệm, chuẩn bị báo cáo, các phần thi trong Hội thi. Ngày 3/4/2018 Tại sân trường THCS

Nguyễn Du – TP. Hội An

Tổ chức hội thi “Tìm hiểu về đôi mắt”

- GV xây dựng thể lệ của hội thi “Tìm hiểu về đôi mắt”

- GV chuẩn bị cơ sở vật chất của hội thi, các phiếu chấm điểm cho Ban giám khảo, giải thưởng cho HS và tổng kết dự án.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu dạy học phần “Mắt” ở chương trình vật lí 9THCS và kết quả điều tra tình hình dạy và học hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi nhận thấy cần phải đa dạng hóa và thường xuyên thay đổi, cập nhật phương pháp dạy học để củng cố, khắc phục sai lầm, mở rộng kiến thức đồng thời phát triển năng lực sáng tạo của học sinh để giúp các em không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Với mục tiêu đó chúng tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với nội dung chính là tổ chức hội thi theo mô tuýp chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” trong đó kết hợp yêu cầu HS báo cáo các kết quả tìm hiểu các vấn đề về mắt. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc giữ gìn đôi mắt. Dựa trên cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng được tiến trình dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức nhằm kích thích sự hứng thú, năng lực sáng tạo và tính tích cực chủ động của học sinh khi nghiên cứu phần kiến thức này. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được mở rộng, trao đổi kiến thức với bạn bè, giao lưu học hỏi và tìm hiểu những ứng dụng thực tế của kiến thức đó.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHỦ đề “mắt” vật lí 9 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo (2018) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)