Tình hình phát triển KCN, CCN

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 30 - 32)

a. Tình hình phát triển các KCN

- Tỉnh Hà Nam hiện có 08 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 2.534 ha có 07 KCN đã đi vào hoạt động gồm: KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Đồng Văn III, KCN Đồng Văn IV, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn, KCN Thanh Liêm có 02 doanh nghiệp đi vào hoạt động; KCN Thái Hà đã có quy hoạch chi tiết, đangxây dựng hạ tầng. Các KCN thu hút được rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động với đa dạng các ngành nghề sản xuất như: gia công chế tạo cơ khí, sản xuất, tái chế sắt thép, CN điện tử - đồ gia dụng, điện lạnh, lắp ráp linh kiện, sản xuất phân bón, hóa chất, chế biến lâm sản, nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, sản xuất chế biến VLXD…

- Thực hiện chủ trương phát triển và thu hút đầu tư, đến nay tỉnh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng … để có quỹ đất sạch thu hút đầu tư; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, chú trọng doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, cùng doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước...; thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh và các thỏa thuận hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp lớn.

- Từ năm 2002, tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch, đầu tư hạ tầng KCN Đồng Văn I - KCN đầu tiên với quy mô ban đầu 110 ha. Đến nay, sau 16 năm

không ngừng nỗ lực đầu tư và xây dựng, Hà Nam đã có 7/8 KCN theo quy hoạch đang hoạt động gồm: KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hòa Mạc, KCN hỗ trợ Đồng Văn III, KCN Đồng Văn IV, KCN Thanh Liêm. Trong đó, một số KCN có tỷ lệ lấp đầy cao như:

+ KCN Đồng Văn I (diện tích là 221,2 ha) đã lấp đầy 100% diện tích; KCN Đồng Văn II (diện tích là 321 ha) đã lấp đầy 96,0% diện tích; KCN Châu Sơn (diện tích 377 ha) đã lấp đầy 88,4% diện tích.

+ Một số KCN đang tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng và sẵn mặt bằng cho nhà đầu tư thuê như: KCN hỗ trợ Đồng Văn III giai đoạn I (diện tích là 131,5 ha), hỗ trợ Đồng Văn III giai đoạn II diện tích 300 ha; KCN Đồng Văn IV (diện tích 300 ha); KCN Hòa Mạc (diện tích 131 ha).

- Từ đầu năm 2020 đến tháng 4/2021, trên địa bàn tỉnh thực hiện cấp mới 27 dự án đầu tư (13 dự án FDI và 14 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký đầu tư 139 triệu USD và 1.034,5 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 04 dự án FDI và 06 dự án trong nước với mức tăng 67,4 triệu USD và 532,6 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 6.770 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 156 nghìn lao động. Riêng giai đoạn 2015 ÷ 2020 có 3.020 DN được thành lập. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song sản xuất CN toàn tỉnh từ đầu năm đến nay vẫn tăng 5,8% so với cùng kỳ 2019. Riêng trong các KCN giá trị sản xuất chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất CN toàn tỉnh, với các sản phẩm chủ lực như: linh kiện điện tử, xe máy, thức ăn chăn nuôi, dệt may, hàng mỹ ký...Giá trị sản xuất CN trong các KCN tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 ÷ 2018 ước đạt 32,9%/năm. Riêng năm 2018 ước đạt 70.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,6% giá trị sản xuất CN toàn tỉnh. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm giá trị sản xuất xe máy chiếm khoảng 20 ÷ 25% giá trị sản xuất trong các KCN; giá trị sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm hơn 10%; giá trị sản xuất linh kiện điện tử chiếm khoảng 16%; còn lại là hàng dệt may, phụ tùng ô tô, sản phẩm từ nhựa.

Trong gần 200 dự án đã thu hút được giai đoạn 2016-2019, số dự án thuộc lĩnh vực CN chế biến chiếm 22,3%, lĩnh vực CN chế tạo, lắp ráp 21,1% và số dự án thuộc lĩnh vực CNHT chiếm 46,3%. Sản phẩm thuộc các lĩnh vực này khá đa dạng như: điện tử, viễn thông, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm CN công nghệ cao, sản phẩm chế biến (thịt lợn)....

Theo số liệu báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh tính đến hết tháng 8/2021 có 473 doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN trong đó có 289 dự án FDI và 184 dự án trong nước với số lượng cán bộ công nhân viên khoảng 78.000 người.

b. Tình hình phát triển các CCN

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 CCN với tổng diện tích 314 ha, trong đó 13 CCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 100%, 02 CCN đang xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật CCN với diện tích 47,29 ha. Đến nay 02/15 CCN có trạm xử lý nước thải hoạt động gồm: CCN Cầu Giát và CCN Bình Lục. Các CCN đã thu hút176 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào đầu tư, tạo việc làm cho trên 11.900

lao động. Trong các CCN có một số doanh nghiệp phát sinh nước thải lớn như Công ty TNHH Nittoku Việt Nam lưu lượng hiện tại 1.700m3/ngày đêm (công

suất trạm đã xây dựng 4.900m3/ngày đêm), Công ty TNHH May Kim Bình xây

dựng xử lý nước thải công suất 500m3/ngày đêm, Công ty TNHH JY tại CCN Bình Lục xây dựng trạm xử lý nước công suất xử lý 300m3/ngày đêm...

- Thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương về ưu đãi, hỗ trợ về kinh phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường CCN, Sở TN&MT đã phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2025 có 100% CCN có công trình xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

- Phát triển các CCN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH, phù hợp với quy hoạch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những năm gần đây, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng CCN tăng nhanh. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu xin mở rộng, bổ sung mới CCN để đầu tư hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư.Việc phát triển CCN song song với phát triển các KCN được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo nhằm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn nằm trong các KCN. Vì vậy, việc điều chỉnh mở rộng, thành lập mới có chọn lọc các CCN có vị trí giao thông thuận lợi, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh là cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất CN của tỉnh phát triển, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w