Các thách thức về môi trường tại các KCN,CCN trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 92 - 93)

6.1 Các thách thức về môi trường tại các KCN, CCN

6.1.1 Các thách thức về môi trường tại các KCN, CCN trong giai đoạn hiệntại tại

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT vẫn còn thiếu

về số lượng, chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được các yêu cầu (nhất là ở các địa phương) so với khối lượng công việc lớn, tính chất của các vụ việc về

môi trường ngày càng phức tạp, mang tính liên vùng. Bên cạnh đó, nhiều nhiệm vụ đột xuất,nhất là việc tiếp, cung cấp thông tin cho các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.

- Hệ thống pháp luật về BVMT tuy đã được ban hành từ Trung ương đến địa phương nhưng vẫn còn nhiều bất cập,nhiều quy định còn chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thực sự phù hợp với thực tế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BVMT đã được tiến hành song còn hạn chế do kinh phí phục vụ có hạn nên các đợt thanh kiểm tra được tiến hành ít, chưa kịp thời, thiếu tính răn đe.

- Việc đấu nối, thu gom, XLNT, thoát nước mưa tại một số KCN,CCN khó kiểm soát; chất lượng nước thải chưa ổn định, có thời điểm không đạt quy chuẩn xả thải. Trong KCN còn tình trạng hệ thống XLNT tập trung vận hành chưa hiệu quả, mạng lưới thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải, XLNT chưa được duy tu, bảo dưỡng định kỳ. Một số KCN chưa có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT.

- Chất lượng cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số KCN còn tình trạng mất điện, điện áp không ổn định, chất lượng nước sạch chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn tình trạng ô nhiễm, ngập úng cục bộ trong và ngoài KCN. Hạ tầng xã hội như nhà ở công nhân, nhà trẻ, dịch vụ thương mại chưa đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động tại các KCN; các dịch vụ cho chuyên gia nước ngoài còn hạn chế.

- Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng cho các doanh nghiệp còn thiếu . Việc hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn hạn chế. Chưa tạo được mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế, dẫn đến khó khăn trong thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm.

- Tiến độ thực hiện dự án của một số doanh nghiệp còn chậm so với cam kết. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đầu tư chưa cao, mức đóng góp ngân sách còn thấp.

- Đa sốCCN chưa có Quyết định thành lập và quy hoạch chi tiết nhưng đã đi vào hoạt động gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập

trung. Một số CCN chưa có chủ đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp đầu tư vào tự xây dựng hạ tầng kết nối dẫn đến hạ tầng không đồng bộ (chỉ dừng lại việc làm

đường đi và hệ thống mương thoát nước). 12/15 CCN chưa được phê duyệt báo

cáo đánh giá tác động môi trường và đầu tư hệ thống thu gom XLNT tập trung gây khó khăn cho tác quản lý và thu hút đầu tư.

- Tình hình khiếu nại, kiến nghị phản ánh của nhân dân liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các KCN,CCN mặc dù không có nhiều nhưng vẫn xảy ra.

6.1.2 Các thách thức trong giai đoạn tiếp theo

- Trong tương lai, tỉnh Hà Nam trở thành tỉnh trọng điểm về phát triển công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp giảm do xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho công nghiệp, do đó, khối lượng CTNH, chất thải công nghiệp gia tăng, cùng với đó là sự phát thải tăng lượng chất thải trong sinh hoạt; vấn đề nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng để quản lý xử lý là vấn đề khó cần giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về BVMT. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ làm công tác BVMT từ tỉnh đến xã còn ít, công tác đào tạo, tập huấn đáp ứng nhu cầu thực tiễn là thách thức không nhỏ cần giải quyết.

- Số lượng các cơ sở thu gom và xử lý chất thải, CTNH hiện nay quá ít, khó đáp ứng được yêu cầu của sự gia tăng chất thải do phát triển công nghiệp và chất thải đô thị trong giai đoạn tới.

- Những tồn tại và thách thức của các CCN như việc hoàn thiện hạ tầng, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung chưa có giải pháp khả thi.

- Luật BVMT (sửa đổi) năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022 đặt ra nhiều thách thức trong triển khai thực hiện như: Việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng, thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay; Triển khai kiểm tra xử lý khi nhận được thông báo từ đơn vị thu gom từ chối nếu rác chưa được phân loại tại hộ gia đình và không dùng bao bì đúng quy định.

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w