Tác động đến sức khỏe con người

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 77 - 79)

- Ô nhiễm môi trường do nguồn nước, không khí, chất thải rắn tại các KCN, CCN ở nước ta là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường và đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

- Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh các khu công nghiệp qua việc thải các chất độc hại vào không khí, nguồn nước và đất. Tỷ lệ chết sơ sinh, dị tật thai nhi và mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư có xu hướng càng tăng. Nước thải của các Công ty, các nhà máy chứa nhiều yếu tố nguy hại như các kim loại nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen không qua xử lý được thải trực tiếp ra các dòng sông, ao hồ là yếu tố gây các bệnh tật tại các khu dân cư.

- Môi trường nước bị ô nhiễm khuẩn đã và đang làm gia tăng số người mắc các bệnh liên quan như tả, lỵ, tiêu chảy, bệnh dạ dày, viêm nhiễm đường tiết liệu,… Ngoài ra, con người có thể mắc các bệnh do các kí sinh trùng gây ra như amip, giun sán các loại; bệnh ngoài da, viêm mắt do các loại vi khuẩn, viruts, nấm mốc và các loại kí sinh trùng khác.

- Ô nhiễm Mn trong nước dưới đất: Mangan gây độc mạnh với nguyên sinh

chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng và tử vong. Tiêu chuẩn cho phép của WHO với mangan không quá 0,1mg/l.

- Ô nhiễm Pb trong nước dưới đất: Chì có tính độc cao đối với con người

và động vật. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể thai nhi rất sớm, từ tuần thứ 20 của thai kì và tiếp diễn suốt kì mang thai. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn cảm với những ảnh hưởng nguy hại của chì gây ra. Chì cũng cản trở quá trình chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Khi bị nhiễm độc chì, người bệnh bị một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc, có thể gây ra những bệnh như đau bụng chì, đường viền đen ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong.

- Ô nhiễm As trong nước dưới đất: Khi sử dụng nước uống có hàm lượng

asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung thư nội tạng (bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da (chứng tăng mô biểu bì, chứng tăng sắc tố mô và ung thư da).

Bệnh sạm da, mất sắc tố da, chai cứng da và rối loạn tuần hoàn ngoại biên là các triệu chứng do tiếp xúc thường xuyên với asen. Ung thư da và nhiều ung thư nội tạng cũng do vậy. Các bệnh như tim mạch cũng được phát hiện có liên quan đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc với asen.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sức khỏe con người có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Một số bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước gồm các nhóm đường ruột, tiêu hóa; phụ khoa; bệnh về mắt; bệnh về gan; ung thư…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nam hiện nay chủ yếu là ô nhiễm bụi PM10, bụi tổng số (TSP), và tiếng ồn ở một số khu vực sản xuất vật liệu xây dựng, các tuyến đường giao thông trong các khu vực sản xuất vật liệu xây dựng và tuyến đường chính ra vào các KCN, CCN. Người bị nhiễm bụi có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, rồi bội nhiễm dẫn đến viêm xoang, viêm phổi... Trong bụi có lẫn nhiều loại mầm bệnh có thể gây các bệnh về đường hô hấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc và một trong các nguyên nhân là do ô nhiễm không khí.

Trong khuôn khổ báo cáo còn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí nên nhóm biên soạn chưa có những số liệu đánh giá chi tiết, nghiên cứu chuyên sâuvề những tác động của bụi và khí thải lên sức khỏe của con người; các số liệu liên quan đến bệnh tật đưa ra là các thống kê của ngành y tế về tình trạng sức khỏe chung của nhân dân.

- Tiếng ồn: gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhịp thở, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật…

- Bệnh phổi, bệnh lao, bệnh tim mạch, bệnh cúm... là những bệnh có liên qua trực tiếp tình trạng ô nhiễm không khí.

- Hiện nay, có rất ít nghiên cứu đánh giá có hệ thống ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cộng đồng mà chỉ được tiến hành khi có vấn đề về sức khỏe do đó mất đi cơ hội phòng ngừa các tác hại. Việc đo đạc các yếu tố độc hại trong môi trường, khám bệnh khi đã xuất hiện bệnh thường không có tác dụng phòng ngừa mà chỉ giải quyết vấn đề hiện tại, bởi vì phần lớn tác hại lên sức khỏe cần có thời gian nhất định. Để có thể giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường công nghiệp tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và sự hợp tác của nhiều bộ ngành cũng như hợp tác quốc tế. Đồng thời, có kế hoạch bảo vệ môi trường lâu dài, trong đó tăng cường nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân là yếu tố then chốt.

- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải sản xuất không nguy hại khi thải ra môi trường mà không được lưu giữ, thu gom xử lý hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người, làm suy thoái chất lượng môi trường đất. Chất thải rắn gây hại cho hệ vi sinh vật trong đất, các chất khó phân huỷ sẽ ngăn cản quá trình sinh hóa trong đất. Đối với các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác

sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng đồng thời các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nội dung báo cáo HTMT 2021. 24.11 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w