Điện trở thuần của cuộn dây.

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 68 - 69)

Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.

7.2. TÍNH CHẤT CỦA CUỘN DÂY

7.2.1. Tính chất nạp, xả đối với nguồn điện một chiều

Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức

W = L.I 2 / 2

v Trong đó:

W: năng lượng ( June ) L: Hệ số tự cảm ( H ) I: Dòng điện.

HÌNH 7.5 – Khảo sát tính chất nạp, xả của cuộn dây

Đóng khóa K1 đèn từ từ sáng lên. Do nguồn điện một chiều V sinh ra dòng điện I chạy trong mạch có xu hướng tăng lên đột ngột từ giá trị 0 đến giá trị xác lập V/RĐ (RĐ là điện trở của bóng đèn), làm phát sinh từ thông biến thiên bên trong cuộn dây có chiều ngược với chiều của dòng điện I làm cho dòng điện I không tăng đột ngột mà tăng từ từ đến giá trị xác lập.

Khi ta vừa ngắt K1 đóng K2 thì năng lượng nạp trong cuộn dây tạo thành điện áp cảm

ứng phóng ngược lại qua bóng đèn làm bóng đèn lóe sáng à đó hiện tượng cuộn dây

Trang 69

7.2.2. Tính cuộn dây đối với nguồn điện xoay chiều

Đối với nguồn điện xoay chiều cuộn dây có tính cản trở dòng điện như điện trở. Tính chất này được gọi là cảm kháng:

XL = 2π x f x L (Ω)

v Trong đó:

f: Tần số của nguồn điện xoay chiều (Hz)

L: Điện cảm của cuộn dây (H)

7.3. MẠCH ỨNG DỤNG

7.3.1. Máy biến thế

Máy biến thế dùng để thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng hoặc hạ thế.

HÌNH 7.6 – Ký hiệu máy biến thế

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 68 - 69)