Tín hiệu số (Digital)

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 99 - 100)

I C= β B

MẠCH TÍCH HỢP (IC)

10.2.2. Tín hiệu số (Digital)

Là một loại tín hiệu rời rạc theo thời gian, được biểu diễn dưới dạng các con số, tín hiệu digital chỉ có hai mức điện áp được biểu diễn bằng mã nhị phân (0-1), nên thường được gọi là tín hiệu số. Tín hiệu digital không tồn tại dưới mọi hình thức nào có sẵn trong tự nhiên. Do được sinh ra bởi công nghệ số, nên việc hiệu chỉnh tần số là rất dễ dàng, như việc vặn nút để tăng cường độ chiếu sáng, hiệu chỉnh âm thanh to nhỏ…Mọi thao tác và xử lý trên tín hiệu digital luôn chính xác, dứt khoát và hết sức linh hoạt.

HÌNH 10.3 – Tín hiệu số (Digital)

Các tín hiệu số thay đổi (Mở “ON” và Tắt “OFF”) từng lúc theo thời gian. Đặc tính chung của một mạch số là ở chỗ đầu ra của nó thay đổi đột ngột khi đầu vào của nó tăng lên tới mức nào đó. Chẳng hạn như khi đầu vào tăng từ 0V đến 5V, đầu ra vẫn

Trang 100

ở 0V cho đến khi đầu vào đạt tới 5V. Tuy nhiên đầu ra này đột ngột nhảy lên 5V ngay khi đầu vào đạt tới 5V.

Khi một điện áp được sử dụng như một tín hiệu đầu vào thì cần phải lấy một điện áp nào đó làm chuẩn. Sau đó, mọi điện áp trên điện áp chuẩn này là các tín hiệu 1, và dưới điện áp chuẩn là các tín hiệu 0. Chẳng hạn như nếu đạt điện áp chuẩn là 5V, thì máy tính sẽ xác định rằng các tín hiệu 9V, 7V và 6V là 1, và mỗi trong các tín hiệu này thể hiện một tín hiệu đầu vào.

Mặt khác các tín hiệu 2V và 0V sẽ được coi là "0" và không có tín hiệu đầu vào nào sẽ được coi là tồn tại.

HÌNH 10.4 – Điện áp chuẩn và các tín hiệu số

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)