CHẤT BÁN DẪN VÀ DIODE 8.1.TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 77 - 79)

d, Biến áp xung

CHẤT BÁN DẪN VÀ DIODE 8.1.TỔNG QUÁT

8.1. TỔNG QUÁT

8.1.1. Chất bán dẫn

Chất bán dẫn là một loại vật liệu có điện trở cao hơn điện trở của các dây dẫn tốt như đồng hoặc sắt, nhưng thấp hơn điện trở của các chất cách điện như cao su hoặc thuỷ tinh.

Chất bán dẫn là những chất có đặc điểm trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, về phương diện hoá học thì bán dẫn là những chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử đó là các chất Germanium ( Ge) và Silicium (Si)

Hai loại vật liệu bán dẫn được sử dụng phổ biến nhất là Germani (Ge) và Silic (Si). Tuy nhiên trong trạng thái tinh khiết của chúng, các chất này không thích hợp với việc sử dụng thực tế của các chất bán dẫn. Vì lý do này chúng phải được pha với chất phụ gia, đó là một lượng nhỏ của các tạp chất phải thêm vào để nâng cao công dụng thực tế của chúng. Người ta tạo ra hai loại bán dẫn là bán dẫn loại N và bán dẫn loại P, sau đó ghép các miếng bán dẫn loại N và P lại ta thu được Diode hay Transistor. Si và Ge đều có hoá trị 4, tức là lớp ngoài cùng có 4 điện tử, ở thể tinh khiết các nguyên tử Si (Ge) liên kết với nhau theo liên kết cộng hoá trị như hình dưới.

HÌNH 8.1 – Chất bán dẫn tinh khiết

Chất bán dẫn loại N

- Một chất bán dẫn loại N gồm có một chất nền hoặc chất silic (Si) hoặc germani (Ge), đã được pha trộn với một lượng nhỏ asen (As) hoặc phốt pho (P) để cung

Trang 78

cấp cho nó nhiều điện tử tự do, có thể chuyển động dễ dàng qua silic hoặc germani để tạo ra dòng điện.

- Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như phốt pho (P) vào chất bán dẫn silic (Si) thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị, nguyên tử phốt pho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do. Chất bán dẫn lúc này trở thành thừa điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N ( Negative : âm ).

HÌNH 8.2 – Chất bán dẫn loại N

Chất bán dẫn loại P

- Một chất bán dẫn loại P gồm có một chất nền là silic (Si) hoặc germani (Ge) đã được pha trộn với gali (Ga) hoặc Indi (In) để tạo ra "các lỗ", có thể coi là các điện tử "khuyết" và vì các tích điện dương chạy theo chiều ngợc với các điện tử tự do.

- Khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như Indium (In) vào chất bán dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu một điện tử trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được gọi là chất bán dẫn P (Positive: dương).

Trang 79

8.1.2. Cấu tạo Diode

Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N, nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

HÌNH 8.4 – Miền cách điện và cấu tạo của Diode

8.1.3. Phân loại

HÌNH 8.5 – Hình dạng

và ký hiệu của Diode chỉnh lưu

HÌNH 8.6 – Hình dạng

và ký hiệu của Diode zener

HÌNH 8.7 – Hình dạng và ký

hiệu của LED

Một phần của tài liệu Microsoft word Bai Giang Ky Thuat Dien Dien Tu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)