d, Biến áp xung
7.3.2. Biến áp đánh lửa (bobine) trên ôtô
Biến áp đánh lửa ( bobine )là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung
điện có hiệu điện thế thấp (6, 12 hoặc 24V) thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12,000 ÷ 40,000V) để phục vụ cho vấn đề đánh lửa trong ôtô.
Trang 72
HÌNH 7.12 - Biến áp đánh lửa
Lõi thép từ được ghép bằng các lá thép biến thế dầy 0,35mm và có lớp cách mặt để giảm ảnh hưởng của dòng điện xoáy (dòng Fuco). Lõi thép được chèn chặt trong ống các tông cách điện mà trên đó người ta quấn cuộn dây thứ cấp, gồm rất nhiều vòng dây (W2 = 19000 ÷ 26000 vòng) đường kính 0,07 ÷ 0,1 mm. Giữa các lớp dây của cuộn W2 có hai lớp giấy cách điện mỏng mà chiều rộng của lớp giấy rất lớn so với khoảng quấn dây để tránh trùng chéo các lớp dây và tránh bị đánh điện qua phần mặt bên của cuộn dây. Lớp dây đầu tiên kể từ ống các tông trong cùng và bốn lớp dây tiếp theo đó người ta không quấn các vòng dây sát nhau mà quấn cách nhau khoảng 1 ÷ 1,5 mm. Đầu của vòng dây đầu tiên đó được hàn ngay với lõi thép rồi thông qua lò xo dẫn lên điện cực trung tâm (cực cao thế ) của nắp cách điện. Cuộn thứ cấp sau khi đã quấn xong được cố định trong ống các tông cách điện, mà trên đó có quấn cuộn dây sơ cấp với số vòng dây không lớn lắm (W1 = 250 ÷ 400 vòng), cỡ dây 0,69 ÷ 0,8 mm. Một đầu của cuộn sơ cấp được hàn vào một vít bắt dây khác trên nắp. Hai vít bắt dây này rỗng trong và to hơn vít thứ (lá vít gá hộp điện trở phụ). Toàn bộ khối gồm các cuộn dây và lõi thép đó được đặt trong ống thép tư, ghép bằng những lá thép biến thế uốn cong theo mặt trụ hở và các khe hở của những lá thép này đặt chệch nhau. Cuộn dây và ống thép đặt trong vỏ thép và cách điện ở phía đáy bằng miếng sứ, nắp là nắp cách điện làm bằng vật liệu cách điện cao cấp.
1 – Lỗ cắm dây cao áp 2 – Lò xo nối
3 – Cuộn giấy cách điện 4 – Lõi thép từ 5 – Sứ cách điện 6 – Nắp cách điện 7 – Vỏ 8 – Ống thép từ 9 – Cuộn sơ cấp 10 – Cuộn thứ cấp 11 – Đệm cách điện
Trang 73
Đa số các bobine trước đây có đổ dầu biến thế để tăng tính an toàn của biến áp, nhưng yêu cầu làm kín tương đối khó. Hiện nay, việc điều khiển thời gian ngậm điện bằng điện tử giúp các bobine ít nóng. Đồng thời, để đảm bảo năng lượng đánh lửa lớn ở tốc độ cao người ta tăng cường độ dòng ngắt và giảm độ tự cảm cuộn dây sơ cấp. Chính vì vậy, các bobine ngày nay có kích thước rất nhỏ, có mạch từ kín và không cần dầu biến áp để giải nhiệt. Các bobine loại này được gọi là bobine khô.
HÌNH 7.12 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa trên ô tô
7.3.3. Relay
Rơ le cũng là một ứng dụng của cuộn dây trong sản xuất thiết bị điện tử, nguyên lý hoạt động của Rơle là biến đổi dòng điện thành từ trường thông qua quộn dây, từ trường lại tạo thành lực cơ học thông qua lực hút để thực hiện một động tác về cơ khí như đóng mở công tắc, đóng mở các hành trình của một thiết bị tự động vv...Hay nói cách khác relay có chức năng như một công tắc. Trong đó, sử dụng một điện áp nhỏ để đóng mở một công tắc chịu dòng lớn.
Trang 74 - Cấu tạo: gồm một cuộn dây
quấn trên lõi sắt. Một hệ thống tiếp điểm gồm: một lá lưỡng kim di động, một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường hở. - Nguyên lý hoạt động: khi đặt
vào hai đầu cuộn dây của relay một nguồn điện một
chiều VDC thì bên trong cuộn dây tạo ra một từ trường, biến lõi sắt thành một nam châm hút lá lưỡng kim làm đóng tiếp điểm hở và làm hở tiếp điểm đóng.
HÌNH 7.13 – Relay trên ô tô