Những nghiên cứu liên quan đến rừngtrồng Thông Mã Vĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

1.2.3 Những nghiên cứu liên quan đến rừngtrồng Thông Mã Vĩ

Nghiên cứu về cây Thông mã vĩ đã có nhiều tác giả dề cập, như:

Wu Zheng-yi và Peter, (1999), Liu Yeh-ching, (1970) đều cho rằng: Thông mã vì có tên khoa học: Pinus massoniana Lambert, Tên khác: Tiếng Anh: Horse tail pine hoặc Chinese red pine; Tiếng Trung Quốc: Ma wei song Họ: Pinaceae. Cây cao 18 - 45m, đường kính ngang ngực có thể tới 150 cm. Thân thường xoắn, không đều. Vỏ có màu nâu đỏ phía ngọn, phía gốc có màu xám hoặc nâu đỏ. Vỏ già bong thành từng mảng như vảy cá, chiều sâu rãnh nứt có thể tới 4 cm và chiều rộng mảnh vỏ từ 3 - 4 cm. Vỏ có thể dày tới 5 cm, cứng và giòn. Phía trong vỏ được cấu tạo bằng những sợi nhỏ, màu đỏ nhạt, sau khi bị cắt thì có nhựa chảy ra. Phần tượng tầng và và libe không màu sắc, gỗ có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ cam nhạt, tia gỗ không rõ. Cành mỗi năm mọc 2 lần, có màu nâu nhạt, đôi khi màu xanh nhạt. Vào mùa đông chồi có màu nâu. Lá mọc cụm 2-3 lá, lá dài 12 -20 cm, màu xanh nhạt, khí khổng hình bán nguyệt, có 2 bó mạch với 4-9 ống nhựa.

Nón quả chín trong 2 năm, hình trứng, chiều dài từ 2-7 cm, chiều rộng 2,5-4,0 cm, cuống ngắn, quả non có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi chín. Hạt màu nâu, có cánh, có hình trứng hẹp, chiều dài 4-6 mm, chiều rộng cả cánh 1,5-2,1 cm. Thông mã vĩ phân bố ở Đài Loan, và nhiều địa phương ở lục địa Trung Quốc từ đồng bằng đến miền núi, từ ven biển đến nơi có độ cao 2000 m như Anhui, Fujian, Guangdong, Guangxi, Guizhou, Henan, Hubei, Hunan vv… Thông mã vĩ là một trong những loài cây trồng quan trọng của Trung Quốc. Gỗ dùng để xây dựng, làm tà vẹt đường tàu, đồ gia dụng, nguyên liệu giấy sợi; Thông mã vĩ còn là nguồn cung cấp nhựa và tannin cũng như vật liệu làm nấm.

Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) đã mô tả đặc điểm sinh thái và công dụng chi tiết về 2 loài này, cùng giống như trên.

Lập biểu sinh trưởng và sản lượng của Vũ Tiến Hinh(2000); Biểu thể tích 2 nhân tố và biểu thương phẩm gỗ mỏ của Vũ Nhâm (1995); Biểu cấp đất lập theo Ho (m) rừng Thông mã vĩ vùng Đông Bắc: 3 cấp đất; Biểu sinh trưởng và sản lượng: xây dựng cho 3 cấp đất; Biểu sản phẩm gỗ mỏ lập cho 3 cấp đất. Ngoài ra, còn một số biểu tham khảo như: Biểu cấp đất Thông mã vĩ vùng Đông Bắc; Biểu sản phẩm gỗ mỏ lập theo cỡ đường kính và chiều cao của Vũ Nhâm (1995) (theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2001), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003).

Nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích luỹ carbon nổi bật có:

Nguyễn Hữu Tranh, (1995), Rừng thông có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống, cải tạo đất và duy trì ổn định sinh thái. Ngoài tác dụng phủ xanh rừng thông còn là chiếc máy lọc không khí khổng lồ và tinh vi, 1 ha rừng thông, 1 năm sản xuất được 5-7 tấn O2 làm trong sạch 18 triệu m3 không khí, giữ lại 30-70 tấn bụi và hấp thụ 3-7 tấn CO2.

Đặng Thịnh Triều (2009), với kết quả: Tổng sinh khối rừng Thông mã vĩthuần loài ở cấp tuổi 6 có thể đạt từ 164,90 - 313,43 tấn/ha tùy vào cấp đất và mật độ, trong đó, tầng cây cao chiếm 85,8%; vật rơi rụng chiếm 9,9% và cây bụi, thảm tươi chiếm 3,3%. Tổng lượng carbon của rừng Thông mã vĩ ở cấp tuổi 6 có thể đạt từ 115,21-178,68 tấn/ha tùy vào cấp đất, trong đó carbon của tầng cây cao chiếm 59,4%, carbon của đất chiếm 33,0%, carbon của vật rơi rụng chiếm 5,1% và carbon của cây bụi thảm tươi chiếm 2,5%. Thông mã vĩ ở cấp tuổi 6, sau khi đã trừ chi phí, có thể thu được 370,5 triệu đồng/ha/luân kỳ (cấp đất I); 247,5 triệu đồng/ha/luân kỳ (cấp đất II) và 185,0 triệu đồng/ha/luân kỳ (cấp đất III). Tùy vào cấp đất, giá trị từ carbon đã làm tăng giá trị của rừng Thông mã vĩ từ 6,8 đến 13,5%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)