Điều kiện tự nhiên của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 30 - 33)

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Than Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, tọa độ địa lý trong khoảng từ 21°40’ đến 22°08’ vĩ độ Bắc và từ 103°35’ đến 103°53’ kinh độ Đông; Nằm cách thành phố Lai Châu 100km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32; cách Hà Nội khoảng 300km theo quốc lộ 32. Vị trí, như sau:

- Phía Đông giáp huyện Sa Pa, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (quốc lộ 32 và quốc lộ 279), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (quốc lộ 32),

- Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La;

- Phía Nam giáp huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, và huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên.

Than Uyên là một trong cửa ngõ của tỉnh từ thành phố Lai Châu đi các tỉnh Yên Bái (quốc lộ 32) và tỉnh Lào Cai (quốc lộ 279), Sơn La (quốc lộ 279), nên huyện có lợi thế trong phát triển các dịch vụ cho hoạt động giao thương, du lịch giữa huyện với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Huyện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Than Uyên và các xã: Hua Nà, Khoen On, Mường Cang, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than, Pha Mu, Phúc Than, Ta Gia, Tà Hừa,Tà Mung.

1.4.1.2. Địa hình, địa mạo

Than Uyên có diện tích đất tự nhiên là 79.252,92ha, chiếm 8,7% diện tích của tỉnh Lai Châu, với các loại đất như đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi cao, đất phù sa ngòi suối.

Than Uyên có địa hình bị chia cắt bởi hai hệ thống núi, hệ thống các dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Đông Bắc và hệ thống các dãy núi Pú Luông ở

phía Tây Nam. Địa hình được hình thành 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải núi Phanxipăng, núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn.

- Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pú Luông.

- Khu vực giữa: Chạy dọc theo quốc lộ 32, từ xã Phúc Than đến xã Mường Kim, như một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng, có độ cao từ 500-650m so với mực nước biển.

1.4.1.3. Khí hậu của Than Uyên

Khí hậu Than Uyên mang nhiều tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, độ ẩm thấp, ít mưa.

- Về lượng mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân 2.152 mm/năm, phân bố không đồng đều theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm khoảng 80%). Trong các tháng 2, 3 và 4 thường có sương muối.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm từ 220C đến 230C. Tổng tích ôn trong năm đạt từ 9.000 đến 10.0000C.

- Về độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm không quá 80%. Độ ẩm tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô.

- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là Đông Đông Nam (lạnh và hanh khô), gió Tây Tây Bắc (khô và nóng).

Đặc điểm khí hậu của huyện tạo lợi thế cho huyện trong phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế (cao su, quế, chè) và cây ăn quả nhiệt đới.

1.4.1.4 Về thuỷ văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Nậm Mu. Con sông này chạy dọc theo chiều dài của huyện từ phía Bắc xuống phía Nam, qua các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Kim, Pha Mu và 03 con suối chính là các suối: Nậm Vai (chảy qua Phúc Than, Mường Mít), suối Nà Khằm ở

Mường Than và suối Nậm Bốn (chảy qua Hua Nà, Mường Cang).

Trong huyện có một số hồ nước tự nhiên: hồ thị trấn Than Uyên ở Khu 1, hồ Khu 9, hồ Xuân Khiêng ở xã Mường Than, Hồ Long Thăng thuộc xã Phúc Than. Có 2 hồ thủy điện lớn là Hồ thủy điện Bản Chát và Hồ Thủy điện Huội Quảng:

- Hồ Thủy điện Bản Chát sau khi hoàn thành toàn bộ năm 2013 Hồ chứa có dung tích 2,1377 tỷ m3 trải trên 5 xã của huyện Than Uyên và 4 xã của huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Cao trình mực nước dâng bình thường 475m, mực nước chết 431m.

- Hồ Thủy điện Huội Quảng chứa nước có diện tích lưu vực 2.824 km2, lưu lượng trung bình năm 158,1 m3/s, mực nước dâng bình thường 370 m, mực nước hạ lưu 215 m, diện tích mặt thoáng hồ 870 ha, dung tích ở MNDBT 184,2 triệu m3.

Tuy nhiên, địa hình dốc, mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt gây xói mòn đất mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn.

1.4.1.5.Hiện trạng tài nguyên rừng và thực vật

Than Uyên có 23.597,17 ha đất lâm nghiệp, chiếm 29,77% tổng diện tích tự nhiên của huyện; trong đó: Rừng sản xuất là 12.293,92 ha, chiếm 52,10% đất lâm nghiệp; Đất rừng phòng hộ là 11.303,25 ha, chiếm 47,90% diện tích đất lâm nghiệp.

Thám thực vật: Than Uyên có quần thể rừng nhiệt đới phong phú; trong đó có nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như: Lát, Chò chỉ, Nghiến, Táu...các loại cây đặc sản như: Thảo quả, cọ khiết (cánh kiến), song mây, sa nhân. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác lâm sản bừa bãi, đốt nương làm rẫy nên tài nguyên rừng của Than Uyên đã bị suy kiệt rất nhiều; Hiện tại rừng Than Uyên chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo, bắt đầu được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán, diện tích rừng trung bình, giàu và các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn ít ở những vùng núi cao. Do diện tích rừng giảm nên quần

thể động vật hoang dã có nuy cơ giảm nhiều.

1.4.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Kết quả điều tra địa chất, khoáng sản trên địa bàn huyện có:

- Khoáng sản than: Huyện có mỏ than Nậm Than, xã Mường Than quy mô nhỏ.

- Khoáng sản vàng: Có các điểm vàng Én Luông xã Mường Than - Bản Lướt, xã Mường Kim, bản Nà Bàn - xã Hua Nà; Điểm quặng phóng xạ bản Nà Bản - xã Hua Nà; mỏ nước nóng bản Mé - xã Mường Cang.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có lượng đá, cát, sỏi có trữ lượng lớn và có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 30 - 33)