0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 33 -33 )

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

1.4.2.1 tình hình dân số, dân tộc và lao động

Năm 2020, dân số Than Uyên là 68.807 nhân khẩu với 14.408 hộ, mật độ dân số bình quân là: 76 người/km². Dân cư tập trung đông ở các khu trung tâm xã và ven các xã trục giao thông chính (đường quốc lộ 32, quốc lộ 279, liên huyện, liên xã). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 22,5‰, cao hơn so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh 21,19‰).

Hiện nay, Than Uyên có 10 dân tộc anh em chung sống gồm: Thái chiếm trên 70%, Kinh chiếm 13,2%, Mông chiếm 10%, Khơ Mú chiếm 2,3%, Dao chiếm 0,5%, Tày chiếm 0,2%, còn lại các dân tộc chiếm 0,3%.

1.4.2.2 Về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Năm 2020, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid-19. Song Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Do đó, kinh tế của huyện tiếp tục có sự phát triển khá. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 7.600ha; sản lượng lương thực cây có hạt gần 32 nghìn tấn; trồng mới 205ha cây chè, vượt 2,5% kế hoạch; tổng số lồng cá trên lòng hồ thủy điện 390

lồng, sản lượng đánh bắt đạt 556 tấn/năm; toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân tiêu chí các xã đạt 16,36 tiêu chí/xã; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thu công nghiệp ước thực hiện gần 900 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương cơ bản đạt so với kế hoạch được giao; văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, có 25/39 trường đạt chuẩn quốc gia, ước đến cuối năm có thêm 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh CoVid-19 trên địa bàn; tỷ lệ giảm nghèo ước đạt 3,1%; tình hình ANCT-TTATXH luôn ổn định và được giữ vững.

1.4.2.3 Về cơ sở hạ tầng của huyện Than Uyên

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có nhiều khởi sắc; toàn huyện có 7/11 xã đạt chuẩn NTM, vượt NQ 1 xã, bình quân đạt 16,36 tiêu chí/xã; 100% đường đến các bản được cứng hóa, xe máy đi lại thuận lợi; 99% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Chất lượng giáo dục được nâng lên, người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu; bản sắc văn hóa các dân tộc dần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Huyện Than Uyên có 12 xã, thị trấn, 131 bản, tổ dân phố; có quốc lộ 32, 279 đi qua với chiều dài 77,58km, đường huyện 39,7km, đường xã 192,4km, đường bản 283km. Điều này thuận lợi kết nối giao thương, đưa nông sản của các xã đến thị trường trong và ngoài huyện. Xác định phát triển giao thông là khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, đánh giá thực trạng của các tuyến đường. Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao trách nhiệm, tư duy về quản lý từ việc lập, quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối của các dự án giao thông trên địa bàn. Ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối giữa các địa phương và phương thức vận tải phù hợp với điều kiện thực tế. Điện: có 2 thủy điện lớn là: Bản Chát có công suất 220 MW và Huổi

Quảng có công suất 560 MW, đang được xây dựng

Về văn hoá - xã hội: Văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo có những chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có sự phát triển khá, chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên, 100% số xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2012). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng. Các hoạt động văn hóa - xã hội có những bước chuyển mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và giữ vững.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lâm phần rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xác định lượng các bon tích lũy trên mặt đất của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) ở các tuổi (7 năm tuổi; 11 năm tuổi và 25 năm tuổi) trên địa bàn huyện Than Uyên.

2.2. Nội dung

Đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết một số nội dung sau

Nộidung 1: Hiện trạng và một số đặc điểm đặc trưng rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyên.

Nội dung 2: Sinh khốirừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyên.

- Sinh khối của tầng cây gỗ

- Sinh khối của tầng cây bụi thảm tươi - Sinh khối của tầng thảm mục

Nội dung 3: Xác định được lượng tích lũy các bon trong sinh khối rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyên.

- Tính toán lượng các bon tích lũy trong tầng cây gỗ

- Tính toán lượng các bon tích lũy trong tầng cây bụi thảm tươi - Tính toán lượng các bon tích lũy trong tầng thảm mục

Nội dung 4: Lượng hóa năng lực hấp thu CO2và giá trị môi trường của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Kế tha tài liu

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và phục vụ cho việc viết tổng quan tài liệu và đánh giá hiện trạng

rừng.Phương pháp kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ đánh giá tổng quan tài liệu và nội dung 1.

2.3.2. Phương pháp điu tra ô tiêu chun

Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn được sử dụng để thu thập số liệu cho các nội dung nghiên cứu 2.

2.3.2.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu

Số ô mẫu được xác định theo tuổi rừng trồng, mỗi tuổi Thông mã vĩ lựa chọn đo đếm 6OTC/tuổi (tổng 18 OTC).Các ô mẫu được lựa chọn đại diện cho toàn khu vực, sao cho các ô đo đếm phân bố đều trên toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2.2. Hình dạng và kích thước ô mẫu

Ô tiêu chuẩn được thiết lập với diện tích 500 m2 (bán kính: 12,62cm). Đo tất cả các cây gỗ, cây bụi và thảm mục được đo đếm tại 5 ô dạng bản có kích thước 1 m2. Ô mẫu được lựa chọn thiết kế theo hình chữ nhật để hạn chế tác động của hoạt động phát tuyến khi kéo dây thiết lập ô.

Hình 2.1. Hình dạng ô tiêu chuẩn và ô dạng bản

Theo Chave và cộng sự (2005), để đo đường kính và chiều cao cây các số đo khác đối với rừng trồng có thể lập OTC 500 m2; Trong OTC để sinh

20m 25m

1m

được sinh khối cây bụi, thảm tươi lập 05 ô dạng bản diện tích 1m2 để điều tra và lấy mẫu sinh khối vật rơi rụng (như hình 2.1).

Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: i) đại diện cho loại rừng nghiên cứu; ii) Đại diện cho điều kiện địa hình.

2.3.2.3. Đo đếm tại ô tiêu chuẩn

Đo đếm tại ô tiêu chuẩn được thực hiện theo Phương pháp đánh giá nhanh trữ lượng các bon (đo đếm bảo tồn) của Hairiah Kurniatun và cs. (2011)

(1) Đo đếm cây gỗ

Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo tất cả các cây sống có đường kính từ 5 cm trở lên thông tin thu thập gồm: i) tên loài cây; ii) đường kính ngang ngực của cây; và iii) Chiều cao vút ngọn của cây.

a) Sử dụng thước 1.3 m để đánh dấu vị trí đo D1.3;

b) Sử dụng thước đo vanh để đo chu vi của cây tại vị trí đánh dấu (vị trí 1,3m);

c) Sử dụng thước đo cao Blume-leiss để xác định chiều cao cây (Hvn). d) Ghi chép tất cả thông tin đo đếm trong ô tiêu chuẩn và ghi chú những đặc điểm bất thường của cây (cây nhiều thân, cây cụt ngọn, v.v) vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 01);

(2) Đo đếm tầng thảm tươi và thảm mục

TrongrừngC được lưu giữ chủ yếu trongsinh khốithực vật(trên và dướimặt đất) vàtrongđất. Sinh khốitrên mặt đấtbao gồmtất cả cácthân câygỗ, cành, lácâysống, dây leo, bụi trườn, vàthực vật bì sinhcũngnhưcác cây bụi và thảm tươi.Bể chứa trong thảm mục bao gồm cành khô lá rụng và các vật chất hữu cơ chết khác.

i . Xác định sinh khối tầng thảm tươi

Tầng thảm tươi gồm: Cây gỗ có đường kính <5cm, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi.

• Trên ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản 1m2. Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản. Xác định trọng lượng tươi (FW) ngay tại thực địa (g/1 m2). Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu đại diện 300g tươi (để xác định khối lượng khô sau khi sấy mẫu). Sấy khô mẫuở phòng thí nghiệm.

• Các thông tin về đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi được ghi lại chi tiết vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 02).

ii. Thảm mục

• Thu thậptất cảmẫuthảm mụctrongcùng mộtô1m2được sử dụngchothu mẫudưới tán, nócó thểđượcthực hiệntheo hai bước.

• Thu mẫu thảm mục thô chẳng hạn như bất kỳ đoạn thân/cành có d < 5 cm và/hoặc chiều dài < 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy (tất cả lá và cành). Lấy mẫu đại diện 500g, cho vào túi nilon. Sấy khô mẫu ở phòng thí nghiệm.

• Ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin về điều tra sinh khối thảm mục trong năm (5) ô đo đếm vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 03).

iii. Sấy mẫu

Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050 C trong khoảng thời gian 6-8 giờ. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sấy sau 2, 4, 6 và 8 giờ sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng của mẫu không thay đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu.

2.3.3. Tính toán x lý s liu

Các phương pháp tính toán sử lý số liệu dựa trên kết quả điều tra ô tiêu chuẩn. Các kết quả tính toán được sử dụng cho việc phân tích và tổng hợp dẫn liệu cho các nội dung 2, 3 và 4.

Đánh giá mt s ch tiêu điu tra lâm phn

- Xác định tổng tiết diện ngang thân cây gỗ thông qua các công thức: g = πx R2 (2.1)

Trong đó: g là tiết diện thân cây (m2); π là hằng số (π = 3,14); R là bán kính thân cây đo tại vị trí 1,3 m so với mặt đất (m).

G = ∑ gi/S (2.2)

Trong đó: G là tổng tiết diện thân cây (m2/ha); gi là tiết diện ngang thân cây thứ i (i= 1 - n) trong ô tiêu chuẩn (m2); S là diện tích ô tiêu chuẩn (ha).

- Xác định đường kính bình quân lâm phần thông qua các công thức:

=

(2.3)

Trong đó: là đường kính bình quân lâm phần (cm2); Di là đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m của cây thứ i (cm); n số cây trong ô tiêu chuẩn..

- Xác định đường kính bình quân lâm phần thông qua các công thức:

=

(2.4)

Trong đó: + là chiểu cao vút ngọn bình quân lâm phần (m);

+ Hi là chiều cao vút ngọn cây của cây thứ i (m); n số cây trong ô tiêu chuẩn.

- Mật độ: Mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn được tính theo công thức sau đây:

= 10.000

(Cây/ha) (2.5) Trong đó: +n: là tổng số cây trong các OTC;

+ S là diện tích OTC (ha).

Tính toán sinh khi cá l

Xác định sinh khối cây cá lẻ bằng phương trình tương quan đã được xây dựng cho loài Thông mã vĩ (Pinus massoniana) (Theo Ashfaq Ali và cs, 2019).

SKTMĐ = 0.092349D2.02817H0.49763 (D> 5cm) (2.6) SKDMĐ = 0.012238D2.67327H - 0.080255 (D> 5cm) (2.7) Trong đó: +SKTMĐlà sinh khối trên mặt đất (kg/cây);

+D là đường kính cách mặt đất 1,3 m (cm); +H là chiều cao vút ngọn (m).

Tính sinh khối trên mặt đất đối với các loài cây khác được tính theo công thức của Sandra Brown và Louis R. Iverson (1992).

SKTMĐ = 1.276 + 0.034(D2*H) (2.8)

Trong đó: + SKTMĐ là sinh khối trên mặt đất (kg/cây);

+ D là đường kính cách mặt đất 1,3 m (cm); H là chiều cao vút ngọn (m).

Tính sinh khối phần dưới mặt đất (sinh khối rễ) của các loài cây khác được tính theo công thức được đề xuất bởi IPCC (2006).

SKDMĐ=SKTMĐ * 0.24 (kg/cây) (2.9)

* Sinh khối khô của bộ phận thảm mục trên ha được tính theo công thức

W3k = (Tấn/ha) 2.10)

Trong đó: W3k là sinh khối khô của bộ phận thảm mục trên/ha; là sinh khối tươi của bộ phận thảm mục; P3 tỉ lệ sinh khối khô bình quân ở 5 mẫu sấy của bộ phận thảm mục.

Tính toán lượng các bon tích lũy

Tổng lượng sinh khối trong vật chất hữu cơ được tính bằng tổng lượng sinh khối khô của cây gỗ, sinh khối khô của cây bụi thảm tươi, sinh khối khô của lớp vật rụng, thảm mục và sinh khối khô của phần vật chất hữu cơ của cây gỗ dưới mặt đất (rễ cây gỗ). Cụ thể, theo công thức:

SK= SKcâygỗ+SKcây bụi+SKvật rơi rụng+SKdưới mặt đất (tấn/ha) (2.11)

Trong đó: SKlàtổng sinh khối khô (tấn/ha); SKcây g -là sinh khối khô của tầng cây gỗ (tấn/ha); SKcây bụi -là sinh khối khô của tầng cây bụi, thảm tươi (tấn/ha); SKvật rơi rụng - là sinh khối khô của tầng vật rụng, gỗ chết và thảm mục (tấn/ha); SKdưới mặt đất - là sinh khối khô phần dưới mặt đất - rễ cây gỗ (tấn/ha).

Theo IPCC (2006), lượng các bon trong sinh khối của các trạng thái lớp phủ thực vật bao gồm: các bon tích lũy trong thảm thực vật (cây gỗ, cây bụi, thảm tươi) và gỗ chết, vật rụng, thảm mục. Lượng các bon tích lũy được tính dựa trên tổng sinh khối trên mặt đất của thảm thực vật và được tính theo công thức:

CS= c * SK (tấnC/ha) (2.12)

Trong đó: CSlà lượng các bon tích lũy trong sinh khối (tấn/ha); SK là tổng sinh khối khô (tấn/ha); c là hệ số chuyển đổi từ sinh khối sang lượng các bon (c biến động từ 0,46 đến 0,55), trong nghiên cứu này chúng tôi lấy giá trị c = 0,5.

Tính lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian

Trong nghiên cứu này, thông tin về tích lũy các bon của rừng trồng Thông mã vĩ sẽ được sử dụng để tính toán lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian. Các bon tích lũy trung bình theo thời gian được tính theo công thức (Hairiah K. và cs., 2011):

Ic = Cs/Tf (tấn C/ha/năm); (2.13)

Trong đó: + Ic (tấn C/ha/năm) là lượng các bon tích lũy trung bình trong 1 năm; + Tf là tuổi (năm) của rừng cho đến khi đo mẫu; Cs (tấn/ha) là lượng các bon tích lũy tại thời điểm đo mẫu.

Quy đổi lượng CO2 tương đương

Theo IPCC (2006) lượng CO2 tương đương được tính thông qua lượng các bon tích lũy được tính theo công thức:

NCO2e = 3.67 x Wc (tấn/ha) (2.14)

Trong đó: NCO2 e là lượng CO2 tương đương (tấn/ha); WC là lượng các bon (C) tích lũy (tấn/ha); 3,67 là hệ số quy đổi từ lượng C tích lũy sang lượng CO2 tương đương.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng và đặc điểm lâm phần rừng trồng Thông mã vĩ

3.1.1. Hin trng rng trng Thông mã vĩ

Theo kết quả tham vấn các bộ chuyên môn và kế thừa tài liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hiện trạng rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Than Uyên được tổng hợp tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Than Uyên TT Địa điểm Diện tích rừng trồng năm 1996 (ha) Diện tích rừng trồng năm 2010 (ha) Diện tích rừng trồng năm 2014 (ha) 1 Xã Phúc Than 134,17 17,19 1,48 2 Xã Mường Than 61,28 10,04 3,36 3 Xã Mường Kim 54,54 6,07 4 Xã Mường Cang 5,96 5 Xã Mường Mít 1,74 6 Xã Hua Nà 1,73 33,84 2,08 7 TT. Than Uyên 32,16 18,22 1,07 Tổng 235,3 135,57 14,06

(Nguồn: Số liệu điều tra tại Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên)

Dẫn liệu tại bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên. Tổng diện tích là 384,93 ha, trong đó rừng trồng năm 1996 chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,1%, sau đó là rừng trồng năm 2010 (35,2%) và cuối cùng là rừng trồng năm 2014 (3,7%).

3.1.2. Mt sđặc trưng ca lâm phn rng trng Thông mã vĩ

Trên cơ sở thông tin hiện trạng rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi lựa chọn mỗi tuổi rừng trồng điều tra 6 ô tiêu chuẩn đại diện.

Một số đặc điểm đặc điểm đặc trưng của lâm phần rừng trồng Thông mã vĩ theo cấp tuổi được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Một số đặc điểm đặc trưng rừng trồng Thông mã vĩ Tuổi rừng/ÔTC Mật độ D1.3 (cm) H (m) G (m2/ha) V (m3/ha) 7 năm tuổi OTC 1.1 780 10,12 8,00 4,78 18,58 OTC 1.2 760 9,05 7,71 3,45 13,19

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 33 -33 )

×