3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
3.4.3. Ước lượng hấp thụ CO2 củarừng trồng Thông mã vĩ
Trên cơ sở hiện trạng rừng trồng Thông mã vĩ và năng lực hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông mã vĩ chúng tôi ước lượng được lượng CO2 được hấp thụ bởi loại rừng này trên địa bàn huyện Than Uyên, kết quả trình bày tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Ước lượng hấp thu CO2e của rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên
Tuổi rừng Diện tích(ha) CO2 e (tấn/ha/năm) Tổng lượng CO2e hấp thụ (tấn/năm) 7 14,06 4,92 69,18 11 135,57 20,18 2.735,80 25 235,30 16,5 3.882,45 Tổng 6.687,43
Dẫn liệu tại bảng 3.12 cho thấy:
Với diện tích 14,06 ha rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 7 thì hàng năm trên địa bàn huyện Than Uyên có khả năng hấp thu 69,18tấn CO2. Đối với 135,57 ha rừng trồng tuổi 11 có khả năng hấp thu 2735,80 tấn CO2/năm. Rừng 25 tuổi với 235,30 ha có khả năng hấp thu 3882,45 tấn CO2/năm.
Toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên ước tính hàng năm có thể hấp thụ 6.687,43 tấn CO2/năm, trong đó diện tích rừng tuổi 7 đóng góp 1,03%, rừng tuổi 11 đóng góp 40,91% và rừng tuổi 25 đóng góp 58,06%.
Lượng chứng chỉ giảm phát thải (CER) mà các lâm phần rừng trồng Thông mã vĩ đã tích lũy được, mỗi CER tương đương với 1 tấn CO2. Đề tài tiến hành tìm hiểu giá thị trường các bon tại thời điểm cập nhật gần nhất để áp dụng tính toán giá trị tiền mặt cho lượng các bon tích lũy được trong các lâm phần rừng đã nghiên cứu. Theo World Bank (2020) hiện mức giá biến động rất lớn tùy theo các thị trường từ 1USD/1 tấn CO2e đến 119USD/1 tấn CO2e. Tuy nhiên giá trên thị trường các bon tự nguyện ở thời điểm hiện tại là 3USD/1 tấn CO2e. Trên cơ sở đó giá trị về hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Than Uyên được tổng hợp trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên
Tuổi rừng Tổng lượng CO2e hấp thụ Giá CER (USD/tấn) Thành tiền Tính cho đơn vị 1 ha (tấn/ha/năm) Tính cho đơn vị 1 ha (USD/ha/năm) 7 4,92 3 14,76 11 20,18 3 60,54 25 16,50 3 49,50
Tính cho toàn bộ diện tích rừng trồng (tấn/năm) Tính cho toàn bộ diện tích rừng trồng (USD/năm) 7 69,18 3 207,54 11 2.735,80 3 8.207,40 25 3.882,45 3 11.647,35 Tổng 6.687,43 20.062,29
Giá trị về hấp thụ CO2 của các lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mật độ… và đặc biệt là giá trị này phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường CER. Dẫn liệu tại bảng 3.13 cho thấy:
Ở rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 7 lượng CO2 tương đương tích lũy được trong lâm phần là 4,92 tấn/ha và đạt giá trị 14,76 USD/ha/năm, tương đương với 332.985 VNĐ/ha/năm (Tỷ giá 1 USD = 22.560 đồng). Tính cho toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 7 trên địa bàn huyện Than Uyên thì giá trị về hấp thụ CO2 đạt 207,54 USD/năm, tương đương với 4.682.102 VNĐ/năm.
Rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 11 lượng CO2 tương đương tích lũy được trong lâm phần là 20,18 tấn/ha và đạt giá trị 60,54 USD/ha/năm, tương đương với 1.365.782 VNĐ/ha/năm. Tính cho toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 11 trên địa bàn huyện Than Uyên thì giá trị về hấp thụ CO2 đạt 8.207,40USD/năm, tương đương với 185.158.944 VNĐ/năm.
Rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 25 lượng CO2 tương đương tích lũy được trong lâm phần là 16,50 tấn/ha và đạt giá trị 49,50 USD/ha/năm, tương đương với 1.116.720 VNĐ/ha/năm. Tính cho toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 25 trên địa bàn huyện Than Uyên thì giá trị về hấp thụ CO2 đạt 11.647,35 USD/năm, tương đương với 262.764.216 VNĐ/năm.
Tổng giá trị về hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên đạt 20.062,29USD/năm, tương đương với 452.605.262 VNĐ/năm.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) trên địa bàn huyện Than Uyêncótổng diện tích là 384,93 ha, trong đó rừng trồng năm 1996 (25 năm tuổi) chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,1%, sau đó là rừng trồng năm 2010 - 11 năm tuổi (35,2%) và cuối cùng là rừng trồng năm 2014 - 7 năm tuổi (3,7%).
Mật độ trung bình cây rừng ở rừng trồng 7 năm tuổi lớn hơn rừng tuổi 11 và 25 gấp 1,54 đến 1,56 lần. Đường kính thân cây (D1.3) trung bình của rừng trồng Thông mã vĩ 25 tuổi (30,30 cm) lớn hơn rừng tuổi 11 (22,42 cm) gấp 1,35 lần, lớn hơn rừng tuổi 7 (8,47 cm) gấp 3,58 lần. Đường kính thân cây trung bình của rừng 11 năm tuổi lớn hơn 2,65 lần so với đường kính thân cây trung bình rừng trồng tuổi 7.
Chiều cao thân cây (Hvn) trung bình của rừng trồng Thông mã vĩ 25 tuổi (15,23 cm) lớn hơn rừng tuổi 11 (14,09 cm) gấp 1,08 lần, lớn hơn rừng tuổi 7 (7,26 cm) gấp 2,09 lần. Chiều cao thân cây trung bình của rừng 11 năm tuổi lớn hơn 1,94 lần so với chiều cao thân cây trung bình rừng trồng tuổi 7.
Trữ lượng lâm phần trung bình của rừng trồng Thông mã vĩ 25 tuổi (232,01 m3/ha) lớn hơn rừng tuổi 11 (122,18 m3/ha) gấp 1,89 lần, lớn hơn rừng tuổi 7 (12,76 m3/ha) gấp 18,18 lần. Trữ lượng lâm phần trung bình của rừng 11 năm tuổi lớn hơn 9,57 lần so với trữ lượng lâm phần trung bình rừng trồng tuổi 7.
Tổng sinh khối rừng trồng Thông mã vĩ tuổi 7 trung bình đạt 18,79 tấn/ha;rừng trồng 11 năm có sinh khối trung bình đạt 120,99 tấn/ha và sinh khối trung bình của rừng trồng 25 năm tuổi đạt 224,81 tấn/ha.
Tổng trữ lượng các bon trong lâm phần rừng trồng Thông đuôi ngựa tuổi 7 trung bình đạt 9,39 tấn/ha; ở rừng tuổi 11 đạt trung bình 60,49 tấn/ha và tổng trữ lượng các bon rừng 25 năm tuổi đạt 112,41 tấn/ha. Tỷ lệ trữ lượng các bon tầng cây gỗ phía trên mặt đất lớn nhất, tiếp đến là trữ lượng các bon trong sinh khối dưới mặt đất của tầng cây gỗ, sau đó là tầng thảm tươi và cuối cùng là tầng thảm mục.
Năng lực hấp thụ CO2 của rừng trồng tuổi 7 là 4,92 tấn CO2 e/ha/năm; rừng trồng tuổi 11đạt20,18 tấn CO2 e/ha/năm và rừng trồng 25 tuổi đạt 16,50 tấn CO2 e/ha/năm. Qua đây cho thấy khả năng hấp thụ CO2 củarừng trồng Thông mã vĩ tăng dần từ 7 đến 11 tuổi, sau đó giảm ở tuổi 25.
Toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên ước tính hàng năm có thể hấp thụ 6.687,43tấn CO2, trong đó rừng tuổi 7 đóng góp 1,03% và rừngtuổi 11 đóng góp 40,91% và rừng tuổi 25 đóng góp 58,08%. Tổng giá trị về hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Than Uyên đạt 20.062,29USD/năm, tương đương với 452.605.262 VNĐ/năm.
2.Tồn tại
- Do dung lượng mẫu còn ít (18 OTC) nên nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục cao và chưa đánh giá theo cấp đất, chưa đánh giá được tổng thể khu vực nghiên cứu.
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu lượng các bon tích lũy trong sinh khối mà chưa nghiên cứu được lượng các bon tích lũy ở trong đất rừng. Nên chưa đánh giá hết được tổng lượng các bon tích lũy trong lâm phần.
3.Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng các bon tích lũy cho các cấp đất khác nhau, mở rộng nghiên cứu tích lũy các bon trong đất.
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng các bon tích lũy cho ở nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng. Từ đó dễ dàng lựa chọn được đối tượng khi xây dựng các dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng về tích lũy các bon.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp &PTNT, (2018) Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018, về quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Biểu điều tra kinh doanh rừngtrồng của 14 loài cây chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 182 trang.
3. Bộ Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh Lai Châu về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc và tỉnh Lai Châu của các năm: 2018, 2019, 2020. 4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp
- Hà Nội. 460 trang.
5. Đỗ Hoàng Chung (2010), “Nghiên cứu đánh giá nhanh lượng cacbon tích lũy trên mặt đất của một số trạng thái thảm thực vật tại Thái Nguyên”, Đề
tài cấp Đại học, Đại học Thái Nguyên.
6. Nguyễn Tuấn Dũng (2005), Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích luỹ của mộtsố trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt - Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Lâmnghiệp, Xuân Mai, Hà Tây.
7. Hoàng Văn Dưỡng (2000), Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cở sở ứng dụngtrong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Accia auriculiformis A.Cunnex Benth) tại một số tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
9. Võ Đại Hải (2008), Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại Carbon củamột số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết
đề tài Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
8. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại Carbon trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
9. Bảo Huy (2009), Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ NN
& PTNT số 1/2009. Tr 18-24.
10. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999), Nghiên cứu sinh trưởng và lậpbiểu sản lượng rừng trồng ở Việt Nam áp dụng cho Thông ba lá (Pinus keysia), Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004), Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch, Tạp chí Nông nghiệp và Phát t riển Nông thôn, số 12/2004.
12. Lê Hồng Phúc (1996), Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất rừngtrồng thông ba lá (Pinus keysiya Royle ex Gordon) vùng Đà Lạt, Lâm Đồng, Luận án Phótiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Vũ Tấn Phương (2006)a, Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụmôitrường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu
sinh thái vàmôi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
14. Vũ Tấn Phương (2006)b, “Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2006, tra 81-84.
15. Ngô Đình Quế và Cộng tác viên (2005), Nghiên cứu xây dựngcác tiêu chí và chỉ tiêutrồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Trung tâm nghiên
cứusinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 16. Ngô Đình Quế và cộng sự (2010). Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại
rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
17. Lý Thu Quỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừngmỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, Luận văn thạcsĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
18. Vũ Văn Thông (2014), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề
xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng KLT (Acacia auriculiformis A.Cunn
ex Benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Điều tra và Quy hoạch rừng, Trường Đạihọc Lâm nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Tranh (1995), Đà Lạt xưa và nay - Thực vật trên cao nguyên Lang Bi -An, Trang Thông tin điện tử Đà Lạt-Lâm Đồng,
(http://www.dalat.gov.vn/web/books/dalatxua/bai13.htm)
20. Đặng Thịnh Triều (2008), “Sinh khối cây cá thể và mối tương quan giữa các nhân tố điều tra của Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, tr. 530-538.
21. Đăng Thịnh Triều (2008), “Khả năng hấp thụ carbon của rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
(11). tr.94- 99.
22. Hoàng Xuân Tý (2004), Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp vàthay đổisử dụng đất (LULUCF), Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chếphát triển sạch(CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4 CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
23. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2001), Tổng hợp và hoàn thiện các loại biểu củamột số loài cây trồng rừng ở Việt Nam.
Tiếng Anh
24. Australian Greenhouse Office. Field Measurement Procedures for CarbonAccounting. Report No 2 - Version 1. 2002.
25. Bao Huy, Pham Tuan Anh, 2008. Estimating CO2 sequestration in natural broad-leaved evergreen forests in Vietnam. Asia-Pacific Agroforestry Newsletter. APANews, No.32 May 2008. ISSN 0859-9742. FAO, SEANAFE. p7 - 10.
26. Byrne Kennth A. and Milne Ronald. (2006), Carbon stock and sequestration inplantation forest in the republic of Ireland. Forestry, 79.
pp. 361-369.
27. Camille Bann and Bruce Aylward. (1994), The economic Evaluation of TropicalForest Land Use Options: A review of Methodology and Applications. UK. 157p.
28. Camillie Bann. (2003), An economic analysis of tropical forest land use option. Cambodia. 73 P.
29. Digno C. Garcia. (2007), Carbon Stock Assessment of Selected ReforestationSpecies in Watershed Areas within NPC Jurisdiction. Presentation in training on Capacity Building for Carbon Accounting in Forests. International Rice ResearchInstitute, Los Baño s. 21-31 January
2008.
30. Fang Yunting, Mo Jiangming, Huang Zhongliang and Ouyang Xuejun. (2003), Carbon accumulation and distribution in Pinus massoniana and Schima superba mixed forest ecosystem in Dinghushan Biosphere Reserve. Jounal of TropicalSubtropical Botany. Vol. 11(1), Pp 47-52.
31. Fleming, R.H. (1957), “General features of the Oceans”, In: Treatise on MarineEcology and Paleoecology, J.W. Hedgepeth, et Vol. 2. Ecology,
GeologycalSociety of American Mem 67 (1): pp 87-108.
32. Jianhua Zhu (2007), Study of Carbon Accounting Methodology in PlantationForests in China. Presentation in training on Capacity Building for Carbon Accounting in Forests. International Rice Research
Institute, Los Baños. 21 -31January 2008.
33. Kang Bing, Liu Shirong, Zhang Guangjun, Chang Jianguo, Wen Yuanguang, Ma Jiangming and Hao Wenfang (2006), Carbon accumulation and distribution inPinus massoniana and Cunninghamia
lanceolata mixed forest ecosystem in Daqingshan, Guangxi of China.
ACTA Ecologia Sinica. Vol. 26. No. 5. Pp. 1320-1329.
34. Kurniatun Hairiah, Sitompul S.M., Mein van Noordwijik and Cheryl Palm (2001), Methods for sampling carbon stocks above and below ground. International centrefor Research in Agroforestry. Bogor
Indonesia.
35. Leuvina Micosa-Tandug (2007), Biomass and carbon sequestration of Gmelinaarbrorea Roxb. Presentation in training on Capacity Building for
CarbonAccounting in Forests. International Rice Research Institute, Los Baños. 21 -31 January 2008.
36. Lieth, H. (1964), Versuch einer kartographischen Dartellung der
produktivitat derpflanzendecke auf der Erde, Geographisches Taschenbuch, Wiesbaden. Max steinerVerlag. 72-80pp.
37. Liu Yeh-ching (1970), Colored illustrations of important trees in Taiwan. Taiwan: publisher uncertain.
38. Natasha Landell Mills and Ina T. P. (2002), Silver bullets or fools gold: A
globalreview of markets for forest environmental servies and their impacts on the poor.International Institute for Environment and
Development. Russell Press, Nottingham, UK.
39. Pearce D. W and Corin G. T. (2001), The value of Forest ecosystem,
report to theSecretariat Convention on Biological Diversity,
Montreal, 67 P
40. Riley G.A. (1944), The carbon metabolism and photosynthetic efficiency
of theearth as a Whole, Amer. Sci. 32: 129-134.
41. Steemann, N. E. (1954), On organic production in the Oceans. J. Cns
Perm. Int. Explor. Mer. 19: 309-328.
42. Wei Haidong, Ma Xiangqing (2007), Study on the carbon storage and distributionof Pinus massoniana Lamb plantation ecosystrm at different
growing stages. Jounalof Northwest A & F University. Vol. 35. No. 1. Pp
171-175.
43. Whittaker, R.H. (1966), Forest diamension and production in the Great SmokyMountains, Ecology 47: 103-121.
44. Wu Zheng-yi and Peter H. Raven (eds.) (1999), Flora of China, Volume
4. Beijing: Science Press; St. Louis: Missouri Botanical Garden.
45. World Bank. (1998), The World Bank Research Observe. Vol. 13. No. 1. P 13-15. FebruaRY 1998.
PHỤ LỤC
SINH KHỐI của CÂY GỖ (đường kính >5 cm) - đo đếm không chặt hạ
Số hiệu OTC:……….Hướng của OTC:……… Tên thôn bản:………..…..….Tuổi rừng:…………..…… Toạ độ (GPS)……….E………S……….. Ngày điều tra: Ngày……tháng………năm 2021
Lịch sử sử dụng đất: ……… ………. Cây số Loài cây Chu vi (cm) D1.3 (m) Hvn (m) Cây số Loài cây Chu vi (cm) D1.3 (m) Hvn (m) 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50
SINH KHỐI của TẦNG DƯỚI TÁN - đo đếm chặt đốn
Số hiệu ô :…………...
Tên thôn/bản/làng :……….……
Loại hình sử dụng đất :... Tọa độ (GPS) : ... E, ... S Tên người dân : ... Người lấy mẫu : ... Ngày lấy mẫu : ...
Cỡ ô dạng bản : 1m x 1m = 1 m2 Số Mẫu tươi FW (kg) Mẫu phụ tươi FW (g) Mẫu phụ khô DW (g) Tổng khối lượng khô DW
Lá Thân Lá Thân Lá Thân g/1 m2 tấn/ha 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
KHỐI LƯỢNG KHÔ CỦA THẢM MỤC - đo đếm xáo trộn