3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn được sử dụng để thu thập số liệu cho các nội dung nghiên cứu 2.
2.3.2.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu
Số ô mẫu được xác định theo tuổi rừng trồng, mỗi tuổi Thông mã vĩ lựa chọn đo đếm 6OTC/tuổi (tổng 18 OTC).Các ô mẫu được lựa chọn đại diện cho toàn khu vực, sao cho các ô đo đếm phân bố đều trên toàn bộ diện tích rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) tại khu vực nghiên cứu.
2.3.2.2. Hình dạng và kích thước ô mẫu
Ô tiêu chuẩn được thiết lập với diện tích 500 m2 (bán kính: 12,62cm). Đo tất cả các cây gỗ, cây bụi và thảm mục được đo đếm tại 5 ô dạng bản có kích thước 1 m2. Ô mẫu được lựa chọn thiết kế theo hình chữ nhật để hạn chế tác động của hoạt động phát tuyến khi kéo dây thiết lập ô.
Hình 2.1. Hình dạng ô tiêu chuẩn và ô dạng bản
Theo Chave và cộng sự (2005), để đo đường kính và chiều cao cây các số đo khác đối với rừng trồng có thể lập OTC 500 m2; Trong OTC để sinh
20m 25m
1m
được sinh khối cây bụi, thảm tươi lập 05 ô dạng bản diện tích 1m2 để điều tra và lấy mẫu sinh khối vật rơi rụng (như hình 2.1).
Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: i) đại diện cho loại rừng nghiên cứu; ii) Đại diện cho điều kiện địa hình.
2.3.2.3. Đo đếm tại ô tiêu chuẩn
Đo đếm tại ô tiêu chuẩn được thực hiện theo Phương pháp đánh giá nhanh trữ lượng các bon (đo đếm bảo tồn) của Hairiah Kurniatun và cs. (2011)
(1) Đo đếm cây gỗ
Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo tất cả các cây sống có đường kính từ 5 cm trở lên thông tin thu thập gồm: i) tên loài cây; ii) đường kính ngang ngực của cây; và iii) Chiều cao vút ngọn của cây.
a) Sử dụng thước 1.3 m để đánh dấu vị trí đo D1.3;
b) Sử dụng thước đo vanh để đo chu vi của cây tại vị trí đánh dấu (vị trí 1,3m);
c) Sử dụng thước đo cao Blume-leiss để xác định chiều cao cây (Hvn). d) Ghi chép tất cả thông tin đo đếm trong ô tiêu chuẩn và ghi chú những đặc điểm bất thường của cây (cây nhiều thân, cây cụt ngọn, v.v) vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 01);
(2) Đo đếm tầng thảm tươi và thảm mục
TrongrừngC được lưu giữ chủ yếu trongsinh khốithực vật(trên và dướimặt đất) vàtrongđất. Sinh khốitrên mặt đấtbao gồmtất cả cácthân câygỗ, cành, lácâysống, dây leo, bụi trườn, vàthực vật bì sinhcũngnhưcác cây bụi và thảm tươi.Bể chứa trong thảm mục bao gồm cành khô lá rụng và các vật chất hữu cơ chết khác.
i . Xác định sinh khối tầng thảm tươi
Tầng thảm tươi gồm: Cây gỗ có đường kính <5cm, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi.
• Trên ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản 1m2. Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản. Xác định trọng lượng tươi (FW) ngay tại thực địa (g/1 m2). Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu đại diện 300g tươi (để xác định khối lượng khô sau khi sấy mẫu). Sấy khô mẫuở phòng thí nghiệm.
• Các thông tin về đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi được ghi lại chi tiết vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 02).
ii. Thảm mục
• Thu thậptất cảmẫuthảm mụctrongcùng mộtô1m2được sử dụngchothu mẫudưới tán, nócó thểđượcthực hiệntheo hai bước.
• Thu mẫu thảm mục thô chẳng hạn như bất kỳ đoạn thân/cành có d < 5 cm và/hoặc chiều dài < 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy (tất cả lá và cành). Lấy mẫu đại diện 500g, cho vào túi nilon. Sấy khô mẫu ở phòng thí nghiệm.
• Ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin về điều tra sinh khối thảm mục trong năm (5) ô đo đếm vào phiếu điều tra hiện trường (Phụ lục 03).
iii. Sấy mẫu
Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050 C trong khoảng thời gian 6-8 giờ. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sấy sau 2, 4, 6 và 8 giờ sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng của mẫu không thay đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu.