Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội dự án đào tạo ctxh tại việt nam molisa ulsa cefi ái ap unicef (Trang 26 - 29)

I. TỔNG QUAN VỀ NHÂN CÁCH

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân

sống mà là một cấu tạo tâm lí mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống, họat động, giao tiếp… . Chính bằng các hoạt động đa dạng, con người ngay từ khi còn nhỏ đã dần dần lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử để hình thành và phát triển nhân cách của mình.

3.1. Yếu tố bẩm sinh, di truyền

Yếu tố bẩm sinh, di truyền là toàn bộ những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể trước hết là của não, hệ thần kinh và các giác quan… xuất hiện từ khi đứa trẻ ra đời, do thế hệ trước truyền lại.

Yếu tố bẩm sinh, di truyền không quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng là tiền đề vật chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách, nó chỉ là khả năng chứ chưa phải là hiện thực. Khả năng muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua sự tác động của một số nhân tố khác . Yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến tốc độ, cường độ … của sự phát triển nhân cách chứ không quyết định vấn đề có hay không phát triển … Nếu biết phát huy những đặc điểm bẩm sinh, di truyền một cách có căn cứ khoa học và đúng thời cơ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.

3.2. Yếu tố môi trường sống

Môi trường sống bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

3.2.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên: như đặc điểm địa lí, đất đai, sông ngòi, khí

hậu… đã ảnh hưởng đến phương thức sống ở địa phương, do đó ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển nhân cách con người.

3.2.2. Các yếu tố môi trường xã hội: bao gồm truyền thống, lễ nghi, phong tục

tập quán , các chuẩn mực xã hội, các mối quan hệ xã hội, các nhóm mà cá nhân tham gia (gia đình, lớp học, khu phố, làng xóm, nhóm bạn…)

Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì chính sống trong môi trường xã hội, mỗi cá nhân bằng họat động và giao lưu tiếp thu nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển nhân cách. Nếu con người sinh ra mà không được sống trong môi trường xã hội thì không có nhân cách.

Qua họat động và giao lưu trong các nhóm xã hội, con người không chỉ trao đổi thông tin, thông báo và hoạt động cùng nhau mà còn có sự giao lưu nhân cách, các cá nhân chịu ảnh hưởng tác động lẫn nhau, nhận thức lẫn nhau đồng thời nhận thức chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội để từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.

Các yếu tố môi trường xã hội tác động đến con người bằng hai con đường:

- Con đường tự phát: ảnh hưởng một cách tự nhiên của môi trường đối với con người bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực.

- Con đường tự giác: là tác động có tổ chức, có chủ đích của môi trường xã hội đến

con người, đảm bảo cho môi trường xã hội, đảm bảo cho môi trường xã hội ảnh hưởng đầy đủ, tốt nhất tới cá nhân.

Sự tác động tới quá trình phát triển nhân cách của con người theo con đường tự giác là hoạt động giáo dục. Giáo dục là quá trình tác động chủ động, có mục đích, có kế họach, có nội dung xác định, có phương pháp và có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm sau:

+ Giáo dục xác định phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì giáo dục là quá trình tác động có mục đích xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội - một mô hình nhân cách phát triển để đáp ứng những nhu cầu của xã hội.

+ Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa xã hội để hình thành nhân cách.

- Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần nhất”, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh mạnh hướng về tương lai.

- Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh đồng thời bù đắp những thiếu hụt của yếu tố di truyền và hoàn cảnh tạo nên cho con người.

- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của con người so với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội.

3.3. Yếu tố hoạt động của cá nhân.

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành phát triển nhân cách.

Thông qua hai quá trình chủ thể hóa (quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử biến thành cái riêng của mình) và khách thể hóa, nhân cách con người được bộc lộ và hình thành. Thông qua họat động, con người dần dần hoàn chỉnh bản thân, hình thành những nét nhân cách thích hợp với yêu cầu của họat động của xã hội. Khi cá nhân hoạt động cải tạo thế giới khách quan cũng cải tạo chính bản thân mình. Con người càng tích cực họat động thì nhân cách của họ càng phát triển.

Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào họat động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, sự thay đổi nội dung hoạt động, thay đổi phương pháp có ý nghĩa rất tích cực trong

việc lôi cuốn cá nhân tham gia vào các quá trình hoàn thiện bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội dự án đào tạo ctxh tại việt nam molisa ulsa cefi ái ap unicef (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)