Chứng rối loạn tâm thần

Một phần của tài liệu Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội dự án đào tạo ctxh tại việt nam molisa ulsa cefi ái ap unicef (Trang 94 - 96)

II. CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

1. Chứng rối loạn tâm thần

Chủ yếu rối loạn trí óc mà trong đó tính cách con người rất hỗn loạn và giao tiếp với thực tế bị suy yếu. Rối loạn tâm thần chức năng không có nguyên nhân rõ ràng như trong trường hợp của các loại tâm thần phân liệt, hoang tưởng hoặc lưỡng cực. Một tình trạng bệnh lý đặc trưng với những người có tổn thương não, bệnh rối loạn chuyển hóa…

Các triệu chứng tâm thần là ảo giác (thị giác như nhìn thấy máu đổ ra khắp nơi, thính giác giống như đang được lệnh phải làm điều gì đó, khứu giác hay ngửi thấy, cảm thấy một cái gì đó bò trên da,…), ảo tưởng (như một bệnh nhân nghĩ rằng ông là Chúa Giêsu Kitô), hành vi kỳ lạ (như làm dơ toàn bộ cơ thể với bùn, đi vào trong tủ quần áo và nói chuyện với một người tưởng tượng). Ảo giác là một nhận thức cảm giác sai lầm. Họ nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm hay cảm thấy những điều mà không có ở đó. Ảo tưởng là một niềm tin sai lầm xuất hiện rõ ràng là không đúng sự thật cho những người khác. Hành vi

kỳ lạ này luân phiên lôi cuốn một cách ngẫu nhiên tình cờ, hay cứ di di lại lại, cười không có lý do rõ ràng, làm cho khuôn mặt buồn cười, và thủ dâm ở nơi công cộng.

Tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần nặng được đặc trưng bởi một loạt các các triệu chứng như mất liên lạc với thực tế, hành vi kỳ lạ, suy nghĩ và lời nói vô tổ chức, giảm biểu hiện cảm xúc và e sợ xã hội.

Thông thường phát triển ở cuối tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành sớm (15-30 năm tuổi)

Các triệu chứng của hành vi tâm thần phân liệt là ảo giác, ảo tưởng và kỳ lạ Bên cạnh đó là mất phương hướng địa điểm, thời gian và con người, suy nghĩ vô tổ chức và nói chuyện vô nghĩa, nhảy từ chủ đề này đến chủ đề khác hoặc xâu chuỗi lại với nhau, cụm từ liên kết lỏng lẻo, đột nhiên dừng lại nói chuyện ở giữa cuộc hội thoại. E sợ xã hội như tránh mọi người, biểu hiện trên khuôn mặt đờ đẫn, giọng thấp và đơn điệu, tránh tiếp xúc qua ánh mắt, cảm giác như những người xung quanh anh ta/cô ta không tồn tại. Các triệu chứng khác là khó khăn với trí nhớ, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ trừu tượng và lập kế hoạch trước, vấn đề trầm cảm, lo lắng và ý nghĩ tự tử; và hơn nữa là có khả năng phụ thuộc thuốc.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (vui buồn thất thường, chứng trầm cảm)

Thường xuất hiện trong độ tuổi từ 15 đến 25.

Đặc trưng bởi các thời kỳ dễ bị kích thích (hưng phấn) xen kẽ với các thời kỳ trầm cảm. Tính khí thất thường lúc hưng phấn lúc thì trầm cảm có thể rất đột ngột. Trong giai đoạn hưng phấn, họ là người quá bốc đồng và mạnh mẽ với một cảm giác tự phóng đại. Giai đoạn trầm cảm mang lại cảm giác quá lo lắng, suy nghĩ tự ti, thấy mình vô dụng và muốn tự tử.

Giai đoạn hưng phấn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng và bao gồm các triệu chứng sau đây:

 Nâng cao tâm trạng, suy nghĩ nhanh, hiếu động thái quá, mạnh mẽ gia tăng và thiếu khả năng tự kiểm soát.

 Ảo tưởng hão huyền, niềm tin sai lầm trong khả năng đặc biệt.

 Tham gia quá mức vào các hoạt động.

 Hành vi thiếu thận trọng.

 Tiêu xài phung phí.

 Ăn, uống quá độ hoặc sử dụng ma túy.

 Tình dục bừa bãi.  Kỷ luật kém.  Dễ dàng bị phân tâm.  Mất ngủ.  Dễ dàng bị kích động hoặc bị kích thích.  Khó kiểm soát bình tĩnh.

Các triệu chứng của trầm cảm nặng là nỗi buồn dai dẳng, mệt mỏi hoặc bơ phờ, buồn ngủ quá mức hoặc không có khả năng ngủ, mất cảm giác ngon miệng và giảm cân hoặc ăn quá nhiều và tăng cân, mất lòng tự trọng, cảm giác bất lực, vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi, khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định, từ chối bạn bè, từ chối các hoạt động đã thích và suy nghĩ liên tục về cái chết.

Một phần của tài liệu Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội dự án đào tạo ctxh tại việt nam molisa ulsa cefi ái ap unicef (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)