II. Các học thuyết nhân cách nổi bật
3. Thuyết nhân văn hiện sinh
- Quan điểm của thuyết cho rằng con người luôn hướng về những điều tốt đẹp và thực hiện những điều tốt đẹp chứ không phải là chỉ chú ý kiểm soát hành vi, bản năng theo những quy định của xã hội.
- Trọng tâm của các lý thuyết cho rằng cá nhân phát triển liên tục trong quá trình "sống" và "trưởng thành", nói chung họ sống một cách tốt nhất trong điều kiện của mình.
- Lý thuyết này gắn bó một cách toàn diện với cá nhân và nhấn mạnh tính linh hoạt, cởi mở và nằm ngoài sự kiểm soát.
- Trọng tâm là tập trung vào tương lai của con người chứ không phải chỉ nhìn vào quá khứ của họ.
- Sự trị liệu và bệnh nhân được xem là hai bên đang phát triển và thay đổi từ cuộc gặp gỡ điều trị.
- Các nhiệm vụ điều trị bao gồm tự hiện thực, phát triển cá nhân và tự hiểu biết.
3.1. Abraham Maslow: Thuyết động cơ và thứ bậc nhu cầu
- Động cơ - đề cập đến quá trình mà các sinh vật được thúc đẩy hướng tới các mục tiêu, điều khiển bởi mục tiêu cuối cùng như an toàn và lòng tự trọng thúc đẩy mọi người.
- Năm nhu cầu cơ bản của con người:
i)Nhu cầu sinh lý- bao gồm các nhu cầu cụ thể như: nước, oxy, quan hệ tình dục, ngủ,… Đây là những nhu cầu bản năng hơn là sự điều khiển bởi vì sự thỏa mãn là mục tiêu cuối cùng của họ.
ii) Nhu cầu an toàn- bao gồm: an ninh, bảo vệ, ổn định, cơ cấu, pháp luật và trật tự, và không phải sợ hãi và hỗn loạn.
iii) Nhu cầu quan hệ xã hội- yêu thương (thuộc về nơi nào đó) định hướng cách mối quan hệ tình cảm với con người.
iv) Nhu cầu được tôn trọng/có giá trị: có 2 loại
oCá nhân mong muốn an toàn, tự chủ, năng lực, có thành tích, sự tự tin, độc lập, tự do.
oMong muốn được trọng từ những người khác, bao gồm cả sự chú ý, công nhận, đánh giá, tình trạng, uy tín, danh tiếng, thống trị, tầm quan trọng và phẩm giá.
oSự hài lòng của những nhu cầu chú trọng đến kết quả trong cảm giác giá trị cá nhân, sự tự tin, sức mạnh tâm lý, khả năng và ý thức
hữu ích và cần thiết. Cản trở của những nhu cầu này tạo cảm giác tự ti, yếu kém và bất lực.
v) Nhu cầu phát triển/tự khẳng định bản thân - là mong muốn tự thực hiện để trở thành một trong những con người hiện đại, được tất cả mọi người đánh giá là hữu dụng.
Maslow cho rằng nhu cầu cơ bản đầu tiên là nhu cầu mà cá nhân thường bị thiếu hụt ở người nghèo, sự thỏa mãn cho phép con người tránh các bệnh tật về thể chất và sự bù đắp vào tâm lý đặc trưng cho người nghèo:
a. Con người khao khát liên tục cho sự thỏa mãn nhu cầu. b. Mong muốn được khám chữa bệnh.
c. Thiếu sự hài lòng khi chữa trị bệnh tật. d. Được cung cấp thuốc phòng bệnh.
e. Người khỏe mạnh không thể lý giải được những bệnh tật.
Sự tự khẳng định bản thân không xuất hiện rõ ràng cho đến khi thỏa mãn được bốn nhu cầu cơ bản. Người tự khẳng định bản thân thì thể hiện sự tin vào khả năng của họ, những động cơ thúc đẩy đó đã kết hợp lại hình thành những giá trị của mỗi cá nhân, sự định hướng tích cực hay động cơ phát triển thì hơn là sự định hướng tiêu cực hay thiếu động cơ.
Sự khẳng định bản thân là nhu cầu tăng trưởng.
Những nét đặc trưng của người tự khẳng định bản thân
Để khám phá những nét đặc trưng của người tự khẳng định, Maslow đã lựa chọn những mẫu tốt nhất của con người (Abraham Lincold trong những năm cuối đời của ông, Thomas Jefferson, Albert Einstein, Eleanor Rooserelt, Jane Addams, William James, Albert Schweitzer, Aldous Huxley and Spinoza).
Tất cả đều biểu hiện không có chứng rối loạn thần kinh chức năng, bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần và sự hiện diện của xu hướng tự khẳng định.
Sau khi phân tích sâu rộng cuộc sống cá nhân của những người đó, Maslow đã kết luận những sự thật:
1. Có một nhận thức về thực tế hiệu qủa hơn những người không thực tế. Họ có khả năng nhận biết sự thật trong những hoàn cảnh khác nhau hơn những người thiếu thực tế, căm ghét sự thiếu trung thực và giả dối nơi những người khác. Trong sự phán xét họ ít bị tác động bởi các khuôn mẫu và định kiến.
2. Những người thực tế dễ chấp nhận những thiếu xót của chính bản thân họ và người khác, nhưng không cảm thấy quá tội lỗi hay lo âu về họ. Xem sự giải quyết hơn là kêu ca và bào chữa.
3. Có xu hướng nồng nhiệt trong sự ham muốn và hưởng thụ cho bản thân mà không thấy hối tiếc, xấu hổ hay phải xin lỗi, ngủ ngon và hưởng lạc thể xác mà không có những sự hạn chế không cần thiết. Không xấu hổ về các chức năng sinh học của họ - tiểu tiện, đại tiện, kinh nguyệt, mang thai và trở nên già nua, họ chấp nhận tất cả những điều đó giống như là một phần của thực tại.
4. Quan tâm hơn về những công việc mà có lợi cho người khác. Những người không thực tế có xu hướng quan tâm đến bản thân nhiều hơn và là tính đặc trưng của họ bởi mặc cảm thấp kém hơn người khác. Họ không quá mức loại bỏ hay chấp nhận không phê phán các nguyên tắc của xã hội nhưng có xu hướng được tách ra khỏi nền văn hóa. Họ xem các giá trị truyền thống như vô hại, phản ứng mạnh mẽ chống lại sự bất công.
5. Sở hữu một cấu trúc đặc tính dân chủ. Họ ít thích tập trung chú ý về chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, sác nhập tôn giáo, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội. Họ có xu hướng sáng tạo hơn mức trung bình của họ.
6. Chấp nhận giới hạn bản thân của họ và yêu cầu giúp đỡ trong các lĩnh vực mà họ thiếu chuyên môn. Họ trung thực, tôn trọng người khác và thành thật khiêm tốn trước những người có thể dạy cho họ một cái gì đó mà họ không biết.
7. Họ không sống phóng túng, hời hợt, phù phiếm, tự hão, thiên vị cho người thân trong gia đình, bạn bè và trẻ em.
8. Mất bình tĩnh không phải là hiếm, họ cũng có thể cho thấy sự tàn nhẫn phi
thường, ví dụ họ có thể loại bỏ bạn hoàn toàn hoặc không thể thay đổi ý kiến nếu họ phát hiện ra anh ta/cô ta đã không trung thực với họ. Họ có thể biểu hiện hành vi và sử dụng ngôn ngữ gây sốc và xúc phạm như mọi người và biểu hiện hành vi gây tổn hại và bản tính nguyên thủy khi có dịp.
Định nghĩa của sự khẳng định bản thân giống như là sự đáp ứng của tất cả nhu cầu căn bản mà không phù hợp với sự khẳng định bản thân như đã được quan sát thấy ở những người đang tồn tại. Bản thân của Maslow thừa nhận rằng thỉnh thoảng sự tự khẳng định bản thân dường như là nguồn gốc từ sự thất bại của một nhu cầu cần thiết nào đó hơn là sự ban thưởng của nó.
Tiêu chuẩn của Maslow về sưc khoẻ tâm lý thiên về kiểu Mỹ cho rằng trong các xã hội khác như Nhật Bản, một chủ nghĩa cá nhân, cá nhân độc lập giống như tính chất tự khẳng định của Maslow, sẽ không được xem là lành mạnh hay được áp dụng tốt.
Sự xuất hiện thứ bậc của nhu cầu có vẻ dễ dàng hơn để kiểm tra một cách khách quan, và một số nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện có hiệu quả chủ yếu là trong lĩnh vực quản lý và sự hài lòng công việc, nhưng các kết qủa được trộn lại với nhau là tốt nhất, đôi khi nó dường như để hỗ trợ lý thuyết, đôi khi mâu thuẫn với lý thuyết. Đặc biệt trong thứ tự cụ thể riêng biệt trong nhu cầu (như tình yêu và lòng tự trọng) xuất hiện dường như không rõ ràng
3.2. Lý thuyết nhân cách của Carl Rogers
Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh những kinh nghiệm hiện tại và giá trị thiết yếu của tổng thể con người, thúc đẩy sự sáng tạo, tự do lựa chọn, tự phát và thúc đẩy sự tin tưởng rằng mọi người có thể giải quyết vấn đề tâm lý của họ.
- Xuất hiện từ 2 định hướng triết học khác:
o Nhân bản luận- tiếp cận để hiểu biết phần lớn kinh nghiệm trực tiếp của mỗi con người, các điều kiện của sự tồn tại của anh ta và sự cần thiết thực hiện tự do lựa chọn trong một thế giới lộn xộn. Sự cố gắng là khả năng duy nhất của mỗi cá nhân cho sự tự khẳng định và phát triển bản thân.
o Hiện tượng luận - liên quan đến một thái độ khám phá bao gồm tìm kiếm các vấn đề thiết yếu, một sự nhấn mạnh vào ý thức, sự cần thiết phải mô tả kinh nghiệm và mong muốn nắm bắt thực tế như cảm nhận độc đáo của mỗi cá nhân.
Một mặt, quan điểm của Rogers biểu hiện cái nhìn sự vật của Hiện tượng luận và Nhân bản luận nghe rất nhân bản và gây một ấn tượng rất sâu sắc; mặt khác, gián tiếp công nhận sự hạn chế của cái nhìn ấy vốn bị khống chế bởi sai lạc của các nhận thức và kinh nghiệm chủ quan của con người. Rogers chấp nhận các nhận thức và kinh nghiệm chủ quan kia như là sự thật của cuộc đời, trong khi thực sự dưới ánh sáng của Duyên Khởi, các nhận thức và kinh nghiệm ấy là sai lầm và chỉ đẩy đưa con người đến khổ đau. Ðây là một lỗ hổng lớn của lý thuyết Nhân cách của Rogers. Tuy vậy, trong ý nghĩa giúp các cá nhân giảm trừ phiền não do những cái nhìn và thái độ sống tiêu cực gây ra, lý thuyết của Rogers vẫn còn khá hữu ích khi ông ta đề bạt một mẫu người 'hoạt động rất thiết thực' vào năm 1980 đòi hỏi con người thể hiện các nhân tố sau đây:
1) Cởi mở đối với cảm nhận: 'cởi mở đối với cảm nhận là đối cực của sự tự vệ. Những ai hoàn toàn cởi mở đối với các cảm nhận thì có thể lắng nghe chính mình,... biết rõ được có cảm giác và tư tưởng sâu xa nhất của chính họ'.
2) Sống hiện sinh: 'Ðây là khuynh hướng sống một cách trọn vẹn và phong phú trong từng giây phút hiện sinh. Do sống như thế, con người nhận thức được cái rất mới mẻ và độc đáo của từng cảm nhận trong đời sống của mình.
3) Sự tin tưởng vào các quan năng: 'Sự tin tưởng vào các quan năng có nghĩa là khả năng tham cứu và thực hiện đúng các cảm nhận trong tâm mình của một người như là cơ sở chính để chọn lựa'.
4) Tự do thuộc hiện sinh: 'Tự do thuộc hiện sinh liên quan đến cảm nhận nội tâm rằng 'Ta là người duy nhất chịu trách nhiệm về các hành động của mình và các hậu quả của hành động ấy'.
5) Sáng tạo: 'Với Rogers, người có một 'đời sống tốt đẹp sẽ là 'típ' người có các sáng tạo phẩm (tư tưởng, dự án, hành động) và sự sống sáng tạo nổi bật. Những người sáng tạo có khuynh hướng sống vừa với tính cách xây dựng và thích nghi với nền văn hóa vừa thỏa mãn các nhu cầu sâu xa nhất của họ. Họ có thể rất sáng tạo và uyển chuyển thích nghi với sự thay đổi của các điều kiện môi sinh'.
Với thái độ sống thứ nhất 'cởi mở đối với các cảm nghiệm', tác giả thiết nghĩ, có nghĩa là luôn luôn cởi mở nhưng không phải là dừng lại hay nắm giữ sự vật nào. Thái độ sống này có thể mong chờ một sự cảm nghiệm cái rỗng không của sự vật, đó là cảm nghiệm thuộc tư duy và cảm thọ cao nhất. Nó chỉ cần có một con đường đúng để đi như con đường sống Đức Phật đã chỉ dạy, cái con đường mà Rogers không thể hình dung ra được. Với thái độ sống thứ hai, 'sống hiện sinh', thái độ sống này có thể giúp con người loại bỏ được các phiền não do các tư duy về quá khứ và tương lai gây ra, và giúp con người tập trung tư tưởng vào giây phút rất hiện sinh vốn luôn luôn mới mẻ, và độc đáo. Nhưng cảm nghiệm của con người về sự thực này chỉ hiện diện khi con người hoàn toàn chế ngự được các tư duy và dục vọng sai lầm. Rogers không thể chỉ con đường sống như Đức Phật đã giới thiệu Bát thánh đạo hay Tứ thánh đế cho con người. Với thái độ sống thứ ba, 'sự tin tưởng vào các quan năng', có nghĩa rằng một người cần phải chọn lựa cho hướng hành động của mình trên cơ sở những gì nguời âý cảm thấy đúng, mà không phải trên cơ sở của bất cứ nguồn ảnh hưởng nào ở bên ngoài, hay trên cơ sở phán xét của người khác. Ðây là ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng có nhiều tư tưởng, cảm nhận và ham muốn khởi lên trong tâm, người ấy trước tiên phải chọn lựa tư tưởng trước lúc chọn lựa hướng
hành động. Tiêu chuẩn của cái đúng để theo là gì? Chủ thể của chọn lựa là gì? Ðó là những điều mà Rogers không đề cập đến và không thể đề cập đến, thế nên, lý thuyết của Rogers cần được bổ sung cho hoàn mỹ.
Về thái độ sống thứ tư, là ý nghĩa tinh thần tự trách nhiệm với chính mình. Ðiều này cần thiết cho mọi hướng sống tốt đẹp.
Về điểm cuối cùng, điểm thứ năm, nghe thật sự sáng tạo, trí tuệ và nhân bản. Nó phục vụ cho nhu cầu sâu sắc nhất của con người. Nhưng, những gì là nhu cầu sâu sắc nhất dẫn đến chân hạnh phúc co con người trong hiện tại và tại đây? Lý thuyết của Rogers thiếu hẳn điểm này, cần được soi sáng bởi những lời dạy của Ðức Phật, những lời dạy mà tác giả sẽ giới thiệu ở 'Phần bốn' của tác phẩm.
Nói tóm, tư tưởng của Rogers về Nhân cách, về 'pháp trị liệu tâm lý đặt trọng tâm ở thân chủ' và về 'mẫu người hoạt dụng thiết thực' thì rất hay. Các tư tưởng ấy có thể giúp những người làm giáo dục mở ra một hướng giáo dục phục vụ các tình thân giáo dục tốt và phục vụ sự phát triển các cá nhân. Nhưng linh hồn của hướng giáo dục ấy thì phải được tìm kiếm trong giáo lý Duyên Khởi và Năm thủ uẩn.
4.Thuyết nhận thức và đạo đức
4.1. Phát triển nhận thức của Jean Piaget
Piaget (1936) tin rằng đứa trẻ tìm kiếm để hiểu và thích ứng với môi trường. Trong quá trình đó chúng học tập và phát triển trải qua các giai đoạn khác nhau. Ông cho rằng, phát triển nhận thức là trọng tâm của chức năng con người đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Quá trình của sự hiểu biết và thay đổi liên quan đến hai chức năng cơ bản: đồng hóa và thích nghi. Đồng hóa là hoạt động chuyển đổi tích cực của thông tin để được tích hợp vào sự sắp xếp của trí não đã hình thành sẵn. Ví dụ: chuyển đổi thức ăn bằng cách nhai và tiêu hóa để phù hợp với đặc điểm cấu trúc và hóa chất sinh học của cơ thể con người. Thích nghi là các hoạt động chuyển đổi tích cực các phối hợp để nắm được sự miêu tả cụ thể của mục đích, con người hay những sự kiện đươc nghỉ tới tương tác với nhau. Ví dụ: thích ứng của việc ăn và tiêu hóa các loại thực phẩm khác nhau mà chúng ta ăn. Để nhận ra (đồng hóa) một quả táo như một quả táo đầu tiên phải tập trung (phù hợp) trên các bề ngoài của đối tượng.
Sự phân chia 4 thời kỳ phát triển nhận thức: Thời kỳ và
tuổi
Thời kỳ sơ sinh (0-2 tuổi)
Giai đoạn giác động- sử dụng giác quan và sự vận động để tìm hiểu môi trường xung quanh.
Các vật thể chia ra từ một cá thể và vĩnh cửu. Cá thể vĩnh cửu thì được hiểu là các cá thể đó tiếp tục tồn tại ngay khi nó không thể nhìn thấy,