Hội thẩm TAND 2 cấp tỉnh Gia Lai do Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra có 357 vị (cấp tỉnh 32 vị, cấp huyện 325 vị). Trong đó: Về giới tính: Nam có 244 vị (68,3%), nữ có 113 vị (31,7%); dân tộc thiểu số: 62 vị (17,3%). Có 66 vị có trình độ chun mơn pháp lý, chiếm 18,5%; cán bộ đương chức 314 vị (87,9%), cán bộ nghỉ hưu là 45 vị (12,6%). [34], [35], [36],[37], [38]. Hiện nay, tồn tỉnh Gia Lai có 17 Đồn HTND cấp tỉnh và cấp huyện, hoạt động theo Quy chế do Chánh án TAND tỉnh ban hành theo Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13, ngày 13/6/2016 về quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm [13]. Từ các số liệu tổng hợp trên, trong cơ cấu thành phần HTND, chỉ có 66 vị HTND là có trình độ chun mơn về pháp lý, trong khi đó hoạt động xét xử địi hỏi phải có có trình độ pháp lý đầy đủ để phán quyết bản án đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật; đây là hạn chế cơ bản của HTND, điều này dẫn tới hậu quả là có khơng ít bản án, quyết định của Tịa án oan sai hoặc chưa thấu tình đạt lý, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến niềm tin cua cơng dân vào cơng lý. Bên cạnh đó, số lượng HTND là người dân tộc thiểu số quá ít so với bị can, bị cáo, trong khi đó cư dân của tỉnh Gia Lai có đến 48% là đồng bào dân tộc thiểu số, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xét xử, nhất là ở địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi là nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật rất kém. Hơn
nữa, số lượng HTND là cán bộ đương chức chiếm đa số so với cán bộ hưu trí sẽ hạn chế việc “đưa hơi thở của nhân dân” vào trong hoạt động xét xử, bởi vì cán bộ đương chức khơng có đủ thời gian để hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự am hiểu về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa ở địa bàn huyện, xã, thơn, làng chưa sâu sắc.
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu Đồn Hội thẩm nhân dân 2 cấp tỉnh Gia Lai Tổng số: 357 Giới tính Dân Chuyên Cán bộ Cán bộ tộc mơn pháp đương hưu trí
Tỉnh Huyện Nam Nữ
lý chức
32 325 244 113 62 66 314 45
8,96% 91,04% 68,3% 31,7% 17,3% 18,5% 87,9% 12,6%
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
Từ năm 2104 đến nửa đầu năm 2019, HTND hai cấp tỉnh Gia Lai đã tham gia xét xử 29.156 vụ án xét xử sơ thẩm, trong đó án hình sự là 5.910 vụ, dân sự 12.851 vụ, hơn nhân và gia đình 13.734 vụ, kinh doanh thương mại 1.547 vụ, lao động 50 vụ và 191 vụ án hành chính [34],[35],[36], [37], [38]. Có thể thấy, trong tất cả các vụ án xét xử sơ thẩm đều có sự tham gia của Hội thẩm. Với số lượng án mà lớn như vậy, đội ngũ Hội thẩm đã có rất nhiều cố gắng để cùng với Thẩm phán xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, tạo được niềm tin của nhân dân đối với công tác xét xử. Về chất lượng xét xử, tính trung bình mỗi năm có khoảng trên dưới 4% các bản án, quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật bị sửa và khoảng 1,19% các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị hủy.
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả tham gia xét xử sơ thẩm của Hội thẩm nhân dân tại Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Gia Lai
Hình Dân Hơn Kinh Án Hành Lao Tổng
Năm sự sự nhân doanh chính động cộng
gia đình thương mại
2014 1242 1306 2162 331 40 13 5094 2015 1226 1302 2363 385 45 26 5347 2016 1147 1393 2835 323 40 7 5745 2017 1149 1184 2860 291 31 0 5515 2018 971 1493 2821 205 30 0 5520 6T/2019 175 322 667 12 5 0 1181
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
Thực tiễn tại Gia Lai, việc lựa chọn, giới thiệu Hội thẩm có vẻ như được giao phó hồn tồn cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, còn việc bầu Hội thẩm được thực hiện bởi Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện giới thiệu nhân sự là ai thì HĐND bầu những người đó, rất ít khi thay đổi, bổ sung. Vấn đề cơ quan nào quản lý điều hành Hội thẩm nhân dân cũng là vấn đề mà pháp luật chưa quy định rõ. Có thể thấy rằng, vị trí, vai trị của HTND chưa được xem trọng, vẫn cịn tình trạng “chữa cháy Hội thẩm”, thủ tục mời Hội thẩm giản đơn, không theo đúng quy định: đơn cử như thư ký gửi lịch phiên tòa để HTND tự đăng ký và báo lại với thư ký lên lịch tham gia HĐXX; có vụ án đến ngày mở phiên tịa thì HTND được mời báo bận, khơng tham gia được, vì vậy thư ký phải tất bật gọi điện mời Hội thẩm khác để “chữa cháy để khơng phải hỗn phiên tịa, có vụ án, thư ký qn khơng mời Hội thẩm, đến ngày mở phiên tịa mới gọi điện thoại mời “ngồi giúp vụ này”, và nhiều trường hợp không gửi giấy mời cho Hội thẩm mà chỉ gọi điện thoại thậm chí là nhắn tin, kiểu như thơng báo ... những ví dụ nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến vị thế của HTND và ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của rất nhiều vụ án. Cùng với đó là trách nhiệm của các HTND khơng cao, chất lượng trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kĩ năng cho các HTND chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn
còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác xét xử tại tỉnh Gia Lai.
2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Gia Lai