Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác quốc tế là xu thế toàn cầu, đây là một xu thế tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia hiện nay. Trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam phải luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Một trong những yêu cầu cơ bản khi tham gia hội nhập quốc tế là phải có một hệ thống pháp luật thống nhất, bộ máy nhà nước đồng bộ, trong đó các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tịa án hoạt động có hiệu quả, bởi nó là đảm bảo vững chắc về mặt tư pháp cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài đặt quan hệ đối tác trong phát triển kinh tế và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp ở nước ta hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngồi phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai [5]. Do đó, việc hồn thiện địa vị pháp lý của HTND cần phải bám sát, đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu nêu trên; bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng phải thực hiện nhất quán quan điểm kế thừa truyền thống pháp lý của Việt Nam, từng bước vận dụng một cách phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam khi triển khai các giải pháp để nâng cao địa vị pháp lý của HTND.
3.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân từ thựctiễn tỉnh Gia Lai