Thực tiễn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân từ thực tiễn gia lai (Trang 42 - 47)

Theo quy định pháp luật, HTND phải thực hiện nhiệm vụ xét xử theo phân công của Chánh án TAND nơi được bầu làm Hội thẩm. Theo quy định đó, các HTND đều chấp hành tốt sự phân công xét xử. Một mặt chấp hành tốt sự phân công phân nhiệm của Chánh án TAND tỉnh trong việc tham gia xét xử với tinh thần trách nhiệm cao, công tâm, khách quan [29].

Với tư cách thành viên hội đồng xét xử, là chủ thể xét xử, các HTND tỉnh Gia Lai đã tuân thủ những quy định của pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc hiến định: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật..." [1, Điều 129]. Thẩm phán, Hội thẩm độc lập trong mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho tới khi kết thúc phiên tòa chứ không chỉ giới hạn bởi “khi xét xử” như quy định của Hiến pháp năm 1992. Các Hội thẩm luôn phát huy tinh thần độc lập khi xét xử, không bị chi phối bởi các tác nhân tác động đến quyết định vụ án của hội đồng xét xử như kết luận của cơ quan điều tra, kiểm sát viên, luật sư, bị can, bị cáo, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,.... mà luôn giữ vững lập trường quan điểm của mình đối với từng vụ án. Thực tế thực hiện pháp luật cho thấy, trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Gia Lai, số lượng Hội thẩm nhân dân bao giờ cũng chiếm tỷ lệ 2/3 trong HĐXX, đối với những vụ án phức tạp, tính chất nghiêm trọng, số lượng Hội thẩm nhân dân đều là 3 người trong tổng số 5 thành viên của Hội đồng xét xử. phát huy tốt vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân tham gia xét xử các vụ án. Khi tham gia xét xử Hội thẩm cũng đã thể hiện rõ sự ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc quyết định bản án,... do

đó việc quyết định bản án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Các Hội thẩm nhân dân hai cấp đều thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để luôn đảm bảo yêu cầu về đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, tinh thần dũng cảm kiên quyết đấu tranh để bảo vệ công lý; không ngừng tự học hỏi, trao dồi, cập nhật kiến thức pháp luật, nhất là những kiến thức pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung; đồng thời giữ vững uy tín của người đại diện cho nhân dân khi tham gia vào quá trình xét xử cũng như ở địa phương nơi Hội thẩm sinh sống, vì khi về địa phương sinh sống, bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình, các HTND cũng đã tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư, góp phần giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, trong các trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng mà khơng thể thực hiện được nhiệm vụ xét xử, các Hội thẩm cũng đã kịp thời thông báo trước với trưởng đoàn và chánh án TAND cùng cấp biết (chủ yếu rơi vào trường hợp các Hội thẩm là cán bộ đương chức), một số HTND khi có sự thay đổi về vị trí, nơi cơng tác, nơi làm việc hoặc nơi cư trú đã kịp thời thơng báo với trưởng đồn Hội thẩm, chánh án TAND kịp thời nắm bắt và có sự điều chỉnh phù hợp.

Qua thực tế xét xử các vụ án có Hội thẩm tham gia, dù cịn những hạn chế về kiến thức chuyên môn nhưng Hội thẩm đã có nhiều cố gắng, vừa duy trì tính “độc lập” của mình, vừa thể hiện nguyên tắc “ngang quyền” mà pháp luật đã quy định cho họ. Ví dụ trong vụ án “Mua bán trẻ em, môi giới mại dâm, bắt giữ người trái pháp luật” có bị hại là em D.T.P.L, khi đưa vụ án ra xét xử lần thứ 4 thì vị Thẩm phán chủ tọa phiên tịa thơng báo bị hại có đơn xét xử vắng mặt nên vẫn tiến hành xét xử (trong khi đó đơn đề nghị xét xử vắng mặt là của

lần xét xử thứ 3), về nguyên tắc Thẩm phán chủ tọa phải hội ý, thảo luận trước với HĐXX về việc có đủ điều kiện tiếp tục xét xử hay hỗn phiên tịa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nhưng Thẩm phán lại tự quyết mà khơng có sự thống nhất của HĐXX là điều trái quy định; hay vụ án N.Đ.Tr hiếp dâm cháu N.T.N.N, khi vị đại diện Viện kiểm sát cho rằng khi phạm tội bị cáo có tiền sử bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid giai đoạn thun giảm khơng hồn toàn, đề nghị HĐXX tuyên phạt 14-15 năm tù giam, nhưng theo nhận định của HTND N.T.Thu cho rằng thời điểm phạm tội, không đủ cơ sở để chứng minh bị cáo bị tâm thần vì bị cáo nhận thức rất rõ hành vi của mình, và mức án đối với bị cáo khơng đúng khung hình phạt đối với tội Hiếp dâm trẻ em vì em

N dưới 10 tuổi mà phải áp dụng điểm c, khoản 3, Điều 142 Bộ luật hình sự; khi nghị án, Thẩm phán lại là người đưa ra ý kiến trước, ngầm ý đề nghị HĐXX đồng ý theo quan điểm của mình với viện kiểm sát và HĐXX cũng đồng ý theo,

điều này trái với quy định pháp luật về trình tự nghị án, cũng khơng thể hiện đúng nguyên tắc Hội thẩm ngang quyền Thẩm phán. Hai ví dụ nêu trên phần nào đã phản ánh sơ bộ hoạt động của HTND tỉnh Gia Lai khi xử án, sự độc lập ngang quyền không triệt để, chủ yếu quyết định bản án là của Thẩm phán chủ tọa, do đó hiệu quả cơng tác xét xử không phản ánh đúng thực chất như trong các báo cáo tổng kết .

Khi thực hiện việc xét hỏi tại phiên tịa, dựa vào kinh nghiệm của mình, Hội thẩm tham gia hỏi bị cáo, các đương sự, người làm chứng, giám định viên… xem xét chứng cứ, mức độ phạm tội của bị cáo, vấn đề bồi thường thiệt hại. Từ đó tạo cho HĐXX có cơ sở chắc chắn để quyết định bản án khi nghị án. Hội thẩm đã khẳng định được trách nhiệm của họ trong việc thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình. Khi được phân công tham gia xét xử HTND đã thực hiện tốt cho việc chuẩn bị xét xử bằng việc nghiên cứu hồ sơ vụ án nghiêm túc, nhất là các vị Hội thẩm đương chức; ngay tại phiên tòa xét xử, nhiều Hội

thẩm tham gia cùng Thẩm phán chủ tọa phiên tịa xét hỏi để làm rõ những tình tiết của vụ án.

Khi đưa ra những ý kiến tranh luận trong quá trình xét xử hoặc các quyết định trong quá trình nghị án, các Hội thẩm cũng thể hiện rõ trách nhiệm của mình bằng việc căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định tội danh cho từng đối tượng, hình phạt cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,…. Điều này đã được ghi nhận trong nhiều bản tổng kết về công tác của TAND tỉnh hàng năm. Đơn cử như trong Báo cáo 05/BC-TA ngày 29/01/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã nêu rõ: tổng số vụ án mà Hội thẩm nhân dân 2 cấp đã tham gia xét xử trong năm 2018 (số liệu tính đến 30/11/2018) là 5.522 vụ án các

loại/6.684 vụ án đã thụ lý, [38] hầu hết các Hội thẩm 2 cấp đều có tham gia xét xử theo kế hoạch phân công của TAND cùng cấp, số lần tham gia xét xử của các Hội thẩm là tương đối đồng đều năng lực, trình độ nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm của đội ngũ Hội thẩm nhân dân từng bước được nâng cao,….Nhìn chung Hội thẩm hai cấp đã phát huy tốt vai trị, trách nhiệm, góp

phầnquan trọng vào phán quyết của Hội đồng xét xử trong từng vụ án cụ thể, chất lượng tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân ngày càng được nâng lên, có hạn chế được lượng án hủy, sửa do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử [34], [35], [36], [37], [38].

Kể từ khi có quyết định phân công tham gia xét xử, các Hội thẩm đều đến Tòa để nghiên cứu án, đánh giá chứng cứ của từng vụ án rất khách quan mà không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tịa án cấp trên, … và rất ít khi kết luận dựa trên ý chí chủ quan, cảm tính của mình mà đều căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, thể hiện rõ tinh thần nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật. Khi xét hỏi, các Hội thẩm luôn bám sát nội dung trọng tâm của từng vụ án, làm rõ các

vấn đề cần phải giải quyết dựa trên các quy định của pháp luật tố tụng làm cơ sở xem xét, đối chiếu với sự việc xảy ra, để từ đó đưa ra các nhận định phán quyết cuối cùng về hành vi phạm tội của tổ chức, cá nhân, về tội danh và hình phạt được áp dụng một cách khách quan, chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án. Trong quá trình nghị án thể hiện được sự độc lập khi phát biểu quan điểm, đảm bảo được nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Hội thẩm luôn ý kiến thảo luận, biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa ý kiến, biểu quyết sau cùng; các ý kiến đều được ghi vào biên bản nghị án và có chữ kí đồng

ýcủa các thành viên HĐXX.

Cùng với việc xét xử các vụ án theo đúng quy định của pháp luật, bằng hoạt động của mình, các Hội thẩm nhân dân đã đóng góp tích cực vào việc giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cho cơng dân. Do có những kiến thức nhất định về pháp luật cũng như thực tế giải quyết vụ án, khi về địa phương và cơ quan, đơn vị công tác, các Hội thẩm đã thực sự là những hạt nhân nòng cốt cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là nòng cốt của các tổ hịa giải ở cơ sở, góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp của nhân dân mà làm phát sinh tranh chấp phải đưa nhau ra tòa. Cho nên, các Hội thẩm nhân dân địa phương đã tạo được uy tín của mình, tạo niềm tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật của nhà nước.

Có thể nói, đội ngũ Hội thẩm nói chung trong nhiều năm vừa qua đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng Thẩm phán tham gia xét xử theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tại các phiên tịa, các vị Hội thẩm nhân dân đã thể hiện tiếng nói của nhân dân thơng qua việc thẩm vấn, tranh tụng với các câu hỏi đúng trọng tâm, đánh giá các tình tiết vụ án khách quan, xác định chính xác tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; kiên quyết đấu tranh với những tội phạm nguy

hiểm, đối tượng chủ mưu cầm đầu, từ đó cùng Thẩm phán chủ toạ phiên tồ nghị án và quyết định về hình phạt một cách nghiêm minh, khách quan, tồn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc hạn chế về năng lực và kiến thức pháp luật cũng như kĩ năng xét xử, các HTND tại tỉnh Gia Lai chưa thể đáp ứng tốt sự “độc lập” “ngang quyền” khi tham gia xét xử, nhất là khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX như về: các điều khoản áp dụng định tội danh, hình phạt, biện pháp tư pháp và bồi thường thiệt hại, nhưng các quyền này lại bị hạn chế bởi trình độ, năng lực pháp lý, bản lĩnh, kinh nghiệm sống và trách nhiệm với công việc của Hội thẩm. Do đó, việc thực hiện ngun tắc tịa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong những trường hợp này sẽ bị hạn chế, dẫn tới hệ quả là việc phán xét, quyết định phần nhiều sẽ nghiêng về phía Hội thẩm, là người xét xử khơng chun, có ít kinh nghiệm xét xử, nên rất có thể chất lượng xét xử sẽ khơng được như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân từ thực tiễn gia lai (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)