huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Củ Chi là huyện ngoại thành nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60 km về hướng Tây Bắc, tiếp giáp với nhiều địa phương khác như: huyện Bến Cát (Bình Dương), huyện Đức Hòa (Long An), Huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), huyện Hóc Môn (TP.HCM). Là địa phương bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, những năm trước đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Củ Chi gặp rất nhiều khó khăn với đa số hộ dân thuộc diện nghèo. Từ năm 2014 đến năm 2018, chính quyền huyện Củ Chi đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và đã đem lại sự phát triển mọi mặt cho huyện Củ Chi về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, cụ thể như sau:
Với hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đồng bộ, huyện Củ Chi đang có sức hút đối với giới đầu tư trong và ngoài nước. Củ Chi hiện đã có 4 khu, 3 cụm công nghiệp phân bố đều khắp trên địa bàn, đồng thời trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp chất lượng cao của thành phố, với chủ trương tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để khắc phục những bất lợi của thời tiết. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 7.700 tỷ đồng.
Với việc duy trì mức tăng giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững, xóa đói, giảm nghèo, tạo ra việc làm, phát triển sản xuất tại địa phương, diện mạo Củ Chi đã có nhiều thay đổi vượt bậc. Nhiều khu đô thị, khu dân cư mới được hình thành thu hút lượng lớn dân cư đến sinh sống và làm việc. Toàn huyện Củ Chỉ có 20 xã và
phương không còn hộ đói; tiêu chí hộ nghèo dưới 16 triệu đồng/hộ/năm còn 3,75%. Thu nhập bình quân hộ gia đình tại các xã đạt 40,5 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2020 tăng lên 60 triệu đồng/người/năm. Hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Củ Chi đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập, đào tạo nghề cho học sinh và người dân nơi đây với 99 trường và 2 đơn vị trực thuộc công lập và tư nhân
ở các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp [16]. Theo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 -2020) cho thấy: Bên cạnh những kết quả nổi bật như kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng nhanh; thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiên Thành phố giao; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng; quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, tài nguyên – môi trường đạt được nhiều kết quả tích cực; quy hoạch và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa…, thì huyện Củ Chi cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là: “…khủng hoảng kinh tế thếgiới và suy giảm kinh tế trongnước; tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; quá trình đô thị hóa nhanh; hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn thấp; tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp” [16]. Đánh giá này của Đảng bộ huyện Củ Chi cho thấy, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội nhưng THTP trên địa bàn này vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa THTP từ góc độ nhân thân NPTđòi hỏi cần tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng THTP trên địa bàn này.
2.1.2. Khái quát về tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi
Để làm sáng tỏ thực trạng mức độ, cơ cấu, diễn biến, tính chất của THTP xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua, học viên đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những số liệu báo cáo thống kê và những hồ sơ án hình sự cụ thể
được các cơ quan tiến hành tố tụng ở huyện Củ Chi và Tp. Hồ Chí Minh phát hiện, xử lý trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 và thu được kết quả như sau:
- Về diễn biến
Theo báo cáo thống kê tội phạm của VKSND huyện Củ Chi, trong 5 năm qua, THTP xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi có diễn biến tương đối phức tạp. Cụ thể là:
THTP mỗi năm có biến động tăng, giảm rất khác nhau. Theo số liệu tại Bảng phụ lục 2.1 và trên cơ sở phương pháp so sánh định gốc tính theo năm, lấy số vụ án và bị cáo năm 2014 là 100% và đem so sánh tỉ lệ số vụ, số bị cáo của năm này với các năm tiếp theo thì kết quả thu được như sau: Năm 2014 có 238 vụ (100%) và 449 bị cáo (100%) bị đưa ra xét xử. Theo đó, năm 2015 đã giảm về số vụ (giảm 6,72% so với năm 2014) và giảm mạnh về bị cáo (giảm 29,62% so với năm 2014). Năm 2016 mức giảm về số vụ là 8,4% và mức giảm về số bị cáo là 30,07% so với năm 2014. Năm 2017 có sự giảm mạnh cả về số vụ và số bị cáo, trong đó số vụ giảm 21,85% và số bị cáo giảm 78,15% so với năm 2014. Năm 2018 có mức giảm về số vụ là 2,94% và mức giảm về số bị cáo là 29,18% so với năm 2014.
Như vậy, có thể kết luận rằng, THTP trên địa bàn huyện Củ Chi trong 5 năm qua có xu hướng tăng, giảm hàng năm không ổn định theo diễn biến giảm trong 4 năm đầu và tăng vào năm cuối của thời gian khảo sát. Trong đó, mức giảm hàng năm không đều và sự tăng đột biến trở lại về số vụ và người phạm tội trong năm 2018. Điều này cho thấy rằng các giải pháp phòng ngừa THTP trên địa bàn huyện Củ Chi thời gian qua đã phát huy được hiệu quả trong kiểm soát, khống chế THTP tuy nhiên chưa giữ được sự ổn định, đòi hỏi cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn mới có thể ngăn chặn tội phạm xảy ra.
- Về cơ số tội phạm, theo số liệu thống kê tại Bảng phụ lục 2.2, với đơn vị dân cư là 10.000 người trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì cơ số tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi trong 5 năm qua trung bình ở mức 8.64. Trong đó, khi xem xét cơ số tội phạm hàng năm thì thấy rằng: Năm 2014 có cơ số tội phạm cao nhất ở mức 10.97, các năm tiếp theo lần lượt ở các mức là: 9.8 (năm 2015), 8.96 (năm 2016), 7.39 (năm 2017) và 9.29 (năm 2018). Các số liệu này phần nào cho thấy hiệu quả
phòng ngừa THTP trên địa bàn huyện Củ Chi trong 5 năm qua vẫn còn những hạn chế nhất định khi số người trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có xu hướng tăng và cơ số tội phạm cũng có xu hướng tăng trong năm 2018.
- Về cơ cấu
Thống kê tại Bảng phụ lục 2.3 cho thấy trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, đã có tổng số 1095 tội phạm được đưa ra xét xử. Trong đó, nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra nhiều nhất với 635 vụ,chiếm 58,36% trong tổng số vụ được đưa ra xét xử với các tội danh như trộm cắp, cướp giật, cướp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản. Các tội phạm về ma túy cũng chiếm số lượng lớn với tổng số 308 vụ, chiếm 28,13%. Tiếp đến là các tội xâm phạm trật tự công cộng với 157 vụ (chiếm 14,34%), các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm với 95 vụ (chiếm 8,68%), còn lại là 100 vụ (chiếm 9,13%) thuộc nhóm các phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính, kinh tế và các tội phạm khác.
Về cơ cấu THTP theo các loại tội phạm, với Bảng phụlục 2.4 có thểthấy rằng: Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 có tổng số 730 tội phạm ít nghiêm trọng đã được đưa ra xét xử tương ứng với tỷ lệ 66.67% tổng số tội phạm đã đưa ra xét xử, tội phạm nghiêm trọng là 274 vụ (tỷ lệ 25,02%), tội phạm rất nghiêm trọng là 43 vụ
(4,29%), còn lại là 44 tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (4,02%). Kết quả này cho thấy: THTP các tội phạm có tính chất, mức độ ít nghiêm trọng và nghiêm trọng xảy ra phổ biến trên địa bàn huyện Củ Chi. Các tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể, tuy nhiên vẫn cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp để kéo giảm hoàn toàn các loại tội phạm này.
Về cơ cấu THTP theo địa giới hành chính của huyện Củ Chi, theo Bảng phụlục 2.5 thì tội phạm xảy ra trên tất cả các địa bàn của huyện Củ Chi, trong đó địa bàn có mức độ xảy ra tội phạm cao nhất là xã Trung An với tổng số 62 vụ, chiếm 5.6%, Tân Thạnh Tây là địa bàn có mức độ thấp nhất là với tổng số 39 vụ, chiếm tỷ lệ 3.5%.
Đối chiếu với diện tích và vị trí địa lý của các đơn vị hành chính này cho thấy: Các địa bàn có diện tích rộng, có các khu, cụm công nghiệp, giáp ranh với các địa phương khác có mức độ THTP xảy ra phổ biến hơn. Ngược lại, các xã có diện tích
nhỏ và không giáp ranh với các địa phương khác thì có mức độ THTP thấp nhất. Điều này chứng tỏ rằng ở các địa bàn có diện tích rộng và có vị trí giáp ranh thì sẽ có mức độ phạm tội cao hơn.
Về cơ cấu THTP trên địa bàn huyện Củ Chi theo địa điểm, thời gian gây án,
qua khảo sát ý kiến các cán bộ công tác tại Cơ quan điều tra Công an huyện Củ Chi cho thấy, các tội phạm xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Củ Chi và địa điểm thường xảy ra theo từng nhóm tội phạm là: Nhóm tội xâm phạm sở hữu thường xảy ra ở các nơi vắng vẻ, ít lại và thường diễn ra vào lúc trời tối. Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và ma túy thường diễn ra ở nơi công cộng bất kể thời gian nào.
Về cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội, thì qua các Biểu phụ lục
2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 có thể thấy rằng: NPT chủ yếu là nam giới, độ tuổi từ 18 đến dưới 30 chiếm đa số, đa số không có việc làm ổn định, thất nghiệp, trình độ học vấn thấp, chưa có tiền án, tiền sự.
- Về tính chất
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của 30 cán bộ thuộc Cơ quan điều tra Công an huyện Củ Chi về tính chất của THTP trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua, có thể thấy rằng: Với vị tri giáp ranh với các tỉnh, thành phố khác nên nhiều đối tượng đã lợi dụng đặc điểm này để thực hiện hàng loạt các vụ cướp giật, cướp đối với người đi đường ở các khu vực giáp ranh nhằm dễ dàng trốn tránh sự truy xét của các cơ quan có thảm quyền huyện Củ Chi. Ngoài ra, theo số liệu thống kê tại Bảng phụ lục 2.1, có thể thấy rằng số lượng bị cáo luôn nhiều hơn số vụ. Như vậy, có thể kết luận, tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi không chỉ mang tính đơn lẻ mà còn có nhiều trường hợp đồng phạm. Trong đó, có vụ án thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn cũng có vụ án thuộc trường hợp đồng phạm có tổ chức, tập trung ở nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tội phạm ma túy, tội phạm về kinh tế, gây ra tâm lý lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Theo các báo cáo tổng kết hằng năm của Công an huyện Củ Chi trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, cho thấy: Số vụ phạm pháp hình sự (trừ các vụ án
vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ) đã gây ra thiệt hại tài sản trị giá khoảng 26,588 tỷ đồng, làm chết 46 người, bị thương 126 người. Các thiệt hại này chủ yếu do nhóm các loại tội phạm sau gây ra, bao gồm: Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu; Tội phạm về kinh tế. Cá biệt hơn là các thiệt hại về danh dự, tinh thần của các nạn nhân trong các vụ án Hiếp dâm trẻ em đã gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân. Có thể thấy rằng, những số liệu phân tích trên đây đã phần nào đã nói lên hậu quả thiệt hại do các tội phạm gây ra trong thời gian qua ở huyện Củ Chi là tương đối nghiêm trọng. Không chỉ là thiệt hại về vật chất mà nhiều tội phạm trên địa bàn còn có những thiệt hại phi vật chất, không có thể bù đắp hay khôi phục được. Đây là những tác hại cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội và từng cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Củ Chi.
Với những diễn biến phức tạp của THTP trên địa bàn huyện Củ Chi như đã nêu trên phần nào cho thấy rằng: Các biện pháp phòng ngừa THTP đã tiến hành vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và do đó cần phải được quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa THTP trong thời gian tới. Theo đó, khi tiến hành xây dựng và triển khai các biện pháp tác động vào các nguyên nhân, điều kiện của THTP thì cần có sự quan tâm đúng mức đến đặc điểm nhân thân NPT bởi đây là yếu tố có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân, điều kiện của THTP trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian vừa qua.