Các đặc điểm về nhân thân con người được hình thành qua quá trình tương tác lâu dài giữa thực thể đó với môi trường bên ngoài trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Trong quá trình tương tác đó, những yếu tố tích cực của môi trường sống sẽ có những tác động tốt đối với con người, hình thành những đặc điểm nhân thân tốt và ngược lại. Nếu mang trong mình những đặc điểm nhân thân xấu, con người khi
gặp được điều kiện, hoàn cảnh cụ thể sẽ làm phát sinh tội phạm. Do vậy, nghiên cứu quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của NPTchúng ta không thể bỏ qua vai trò quan trọng của các yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài và các yêu tố chủ quan của người phạm tội.
1.3.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội
Một là, yếu tốthuộc về môi trường gia đình
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên. Gia đình cũng là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người. nếu môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh, thì chính những yếu tố tiêu cực trong môi trường sẽ tác động, làm hình thành những đặc điểm nhân thân tiêu cưc, nhân cách lệch lạc và chính những đặc điểm tiêu cực và lệch lạc này khi gặp tình huống, điều kiện thuận lợi sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội, nhất là lứa tổi thanh thiếu niên. Có thể kể đến một số kiểu gia đình sau đây:
- Gia đình quá nuông chiều con cái: Hiện nay do sự bùng nổ của khoa học
công nghệ, thời đại công nghệ 4.0 của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, thì đời sống con người đã được nâng cao nhưng lại có sự nghịch lý so với trước đây đó là nhiều gia đình có điều kiện kinh tế (gia đình giàu có) nhưng lại sinh rất ít con và rất nuông chiều con cái. Mọi yêu cầu của con cái thì ngay lập tức được đáp ứng và được thỏa mãn, kể cả những đòi hỏi không phù hợp với lứa tuổi cũng như chuẩn mực của xã hội. Sự nuông chiều thái quá của cha mẹ đã vô tình hình thành ở những đưa con thân yêu của họ tính ích kỷ, lười nhác, dựa dẫm và vô trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được hưởng thụ… Rồi đến một lúc nào đó khi lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng, tác động theo hướng bất lợi và nhu cầu không được thỏa mãn thì những người trẻ này rất dễ đi vào con đường phạm tội.
- Gia đình không hạnh phúc: Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những
tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Những gia đình không hạnh phúc thường có đặc điểm: cha, mẹ không hòa thuận, thường cãi nhau, đánh nhau; cha mẹ ly thân hoặc đã ly hôn, con cái phải sống chung với cha dượng hay mẹ ghẻ... Bên cạnh đó còn có nhiều trường hợp cha, mẹ mất sớm hoặc bỏ rơi con cái… Những đứa trẻ trưởng thành trong những gia đình kiểu này thường mang tâm lý dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.
- Gia đình giáo dục con cái không đúng cách:Có những gia đình bố mẹthiếu
hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực và sử dụng đòn, roi để phạt con. Nhiều đứa trẻ nghĩ cha mẹ làm vậy vì không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Điều đó khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật. Ngược lại, có những gia đình nuông chiều con cái quá mức. Sự nuông chiều,cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
- Gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái: Vì hoàn cảnh gia đình kinh tế quá khó khăn mà chỉ chú tâm vào cuộc sống mưu sinh hàng này, không có thời gian quan tâm, dạy dỗ, uốn nắng kịp thời cho con cái. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng vì mãi mê kiếm tiền, cha mẹ đi sớm về trễ, phó
mặt con cái cho nhà trường, cho người giúp việc, con cái muốn làm gì thì làm miễn có nhiều tiền cho con là được. Mặc khác, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp cha, mẹ chưa có phương pháp đúng đắn trong việc giáo dục con cái hoặc ỷ lại cho nhà nhà trường. Vì vậy, có trường hợp con cái bỏ học thời gian dài, đi chơi qua đêm, nghiện hút, kết bè, kết phái, đánh nhau gây thương tích… thậm chí còn phạm tội mà cha, mẹ không hay biết, chỉ khi con bị bắt tạm giam mới biết con mình đã phạm tội.
- Gia đình có thân nhân vi phạm pháp luật, phạm tội: Những ảnh hưởng từ việc gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em thường xuyên có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội sẽ dẫn tới các em có nhận thức, tâm lý coi thường pháp luật, chà đạp lên các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, côc cằn, lì lợm và coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác. Không có sự quản lý, giám sát của gia đình cùng với những điều kiện, hoàn cảnh tiêu cực, họ sẽ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
Hai là, yếu tốthuộc về môi trường nhà trường
Môi trường nhà trường hay nói cách khác là môi trường giáo dục giữ vai trò trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người. Nếu môi trường giáo dục tốt thì sẽ hình thành ở người học những phẩm chất, nhân cách con người tốt. Ngược lại, quá trình phát triển và hình thành nhân cách của người học theo chiều hướng tiêu cực nếu môi trường nhà trường có những hạn chế, bất cập như sau:
- Nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, hiểu biết pháp luật và kỹ năng sống.
Hiện nay, nhiều trường học chỉ coi trọng giáo dục kiến thức giao khoa, mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống, cũng như văn hóa ứng xử cho các cháu học sinh. Sự xem nhẹ thậm chí coi thường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho việc hoàn thiện, và phát triển nhân cách của hoc sinh như: Nhận thức sai lệch về giá trị cuộc sống, đạo đức học đường xuống cấp nghiêm trọng, bạo lực học đường, coi trọng giá trị đồng tiền, xem thường lời dạy của thầy cô giáo… dễ đưa các em đi vào con đường vi phạm pháp luật.
giữa nhà trường với gia đình.
Việc thường xuyên bỏ học, trốn học, thích đua đòi, ham mê ăn chơi, nghiện rượu bia, thuốc lá, thậm chí nghiện ma túy… đang có chiều hướng gia tăng trong giới học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thầy cô, nhà trường không kịp thời để uốn nắn, chỉnh đốn các em, chưa thực hiện được những giải pháp hữu hiệu trong quản lý, giáo dục và giúp đỡ những học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Điều này không chỉ tạo ra khoảng trống trong quản lý, giáo dục của nhà trường đối với học sinh vi phạm mà còn làm phát sinh tâm lý tiêu cực, sự chán nãn, bất cần, sự căm hận, căm ghét, thậm chí hình thành ý định trả thù. Những đặc điểm tâm lý này dễ làm phát sinh thêm tội phạm trong môi trường học đường nói riêng và tình hình tội phạm nói chung.
Ba là, yếu tốthuộc về môi trường sống
Môi trường sống là môi trường nơi cá nhân cư trú, sinh sống, có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức cá nhân. Cá nhân được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn, mọi người biết quan tâm, giúp đỡ ẫnl nhau, chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật sẽ hình thành, phát triển nhân cách một cách đúng đắn. Ngược lại, môi trường chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có người sống bê tha, tệ nạn xã hội, phạm tội… là môi trường xấu, tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.
Ngoài ra, việc giao lưu với bạn bè ở cùng khu vực sinh sống cũng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, các đặc điểm nhân thân tiêu cực của con người. Bởi lẽ, bạn bè đồng trang lứa thì có những suy nghĩ, cách nhìn nhận, quan điểm, thái độ, tâm sinh lý lứa tuổi giống nhau. Nếu kết bạn với người tốt thì trẻ sẽ hình thành các đặc điểm nhân thân tích cực như chăm học, biết quan tâm chia sẻ, lễ phép, có đạo đức, tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật… Ngược lại, trẻ dễ bị ảnh hưởng và học theo các thói hư, tật xấu từ bạn bè, dẫ đến hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực, như thói ăn chơi đua đòi, ích kỷ, vô phép, không vâng lời, chống đối, hút chích, nghiện ma túy… Biểu hiện tiêu cực về lối sống, tâm lý đó
khiến những đứa trẻ chơi với nhóm bạn bè xấu dễ đi vào con đường phạm tội.
Bốn là, yếu tốthuộc về môi trường nơi làm việc
Cũng giống như môi trường nơi sinh sống, môi trường nơi làm việc, đồng nghiệp, quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới… cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành đặc điểm nhân thân của con người. Nếu môi trường làm việc thoải mái, được sự đãi ngộ thỏa đáng, đồng nghiệp gần gũi, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, quan hệ giữa cấp lãnh đạo, cấp nhân viên hài hòa, đảm bảo quyền lợi chính trị cho mọi người… sẽ tạo cho người lao động tâm lý thoải mái, hăng say làm việc, cống hiến… Ngược lại môi trường làm việc căng thẳng, đố kỵ, đấu đá, tranh chức tranh quyền, miệt thị, khinh khi… sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, bất mãn, coi thường lợi ích của người khác. Làm việc trong một môi trường tiêu cực này sẽ phát sinh nhiều đặc điểm nhân thân tiêu cực như: tham lam, căm ghét, thù hận, đề cao lợi ích bản thân, tìm mọi cách để triệt hạ đồng nghiệp thậm chí bằng phương thức vi phạm pháp luật.
Năm là, yếu tố thuộc về môi trường kinh tế- xã hội vĩ mô
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của xa hội, những thành tựu to lớn mà nền kinh tế thị trường mang lại như đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao... thì mặt trái của nó cũng có những tác, dễ làm cho con người trở lên sa ngã, biến chất, suy thoái về đạo đức xã hội. Những yếu tố tiêu cực đó có thể nhận diện sau đây:
- Sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm
Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách tiêu cực ở người phạm tội. Kinh tế khó khăn, thu nhập bấp bênh, không ổn định dễ làm cho con người rơi vào trạng thái bi quan, chán nản, bế tắt, bị thôi thúc phải kiếm tiền nên dễ đi vào con đường phạm tội.
- Những hạn chế trong quản lí kinh tế – văn hóa - xã hội.
Công tác quản lý của nhà nước trên lĩnh vực văn hóa – xã hội còn rất nhiều hạn chế. Các văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực… có thể tìm mua một cách dễ dàng. Các cơ quan nhà nước chưa quản lý internet một cách chặt chẽ. Các đoạn clip, phim ảnh, độc hại khác đã được sự trợ giúp của các trang mạng xã hội đang lan truyền với tốc
độ nhanh chóng trong đời sống của giới trẻ hiện nay. Một bộ phận giới trẻ đã bị ảnh hưởng bởi các tính chất bạo lực, đồi trụy trong các sản phẩm này để rồi nhận thức và ứng xử bị lệch lạc. Điều này đã làm cho quan hệ xã hội của nhóm người này trở nên phức tạp hơn và từ đó dễ làm bộc phát hành vi phạm tội.
- Tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội, các loại hình văn hóa đa màu sắc du nhập vào, trái với thuần phong mỹ tục nhưng lại được giới trẻ đón nhận mà chưa được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng đã tác động xấu đến nhận thức và hành động của một bộ phận thanh, thiếu niên. Sự nuông chiều, đáp ứng vật chất quá mức cho con cái một cách vô điều kiện của gia đình, sự giàu lên một cách nhanh chóng của một bộ phận dân cư do được đền bù đất đai, đất cạnh các dự án tăng giá... một bộ phận không nhỏ những người như trên đã sử dụng đồng tiền một cách phung phí, ăn chơi đua đòi thích thể hiện bản thân. Không ít đối tượng phạm tội do muốn thể hiện bản lĩnh với người khác.
- Sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, tuyệt đối hóa giá trị đồng tiền
Nền kinh tế thị trường với quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa đã làm nổi lên vai trò, vị trí, tác động của tiền tệ, từ đó tạo ra những tư tưởng sai lệch giá trị đồng tiền. Xã hội tồn tại quan niệm ai có tiền là có quyền lực và có thể dựa vào quyền lực này để chiếm hữu những thứ người ta cần. Từ quan niệm như vậy, người ta hướng tới việc kiếm tiền bằng mọi cách kể cả việc phải trà đạp lên những giá trị đạo đức và khuôn khổ pháp luật. Vì đồng tiền mà một số người sẵn sàng thực hiện các hành vi vô đạo đức như đánh chửi cả bố mẹ những giá trị truyền thống gia đình bị đảo lộn, không ít trường hợp vì tiền mà phạm tội.
1.3.2. Yếu tố thuộc về chủ quan
Bên cạnh các yếu tố khách quan như đã phân tích nêu trên, nhân thân tiêu cực của NPTcòn bị tác động bởi các yếu tố chủ quan. Theo đó, “quá trình hình
thành cácđặc điểm nhân thân xấu phụ thuộc vào nhận thức chủ quan cũng như đặc
điểm tâm lý của từng cá nhân cụ thể” [28, tr. 43-51]. Điều này lý giải cho sự khác nhau củaviệc nhiều cá nhân sống trong cùng điều kiện, hoàn cảnh nhưng có người phạm tội, có người không. Các yếu tố chủ quan thuộc về NPT bao gồm: