Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm từ góc độ nhân thân người phạm tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM tội TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 88)

nhân thân người phạm tội

Việc tác động nhằm làm thay đổi NPTlà biện pháp mang tính chiến lược; còn làm thay đổi những yếu tố tiêu cực của môi trường xã hội, làm mất đi cơ hội, tình huống, điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh hành vi phạm tội mới là biện pháp cấp thiết cần thực hiện ngay trong thời gian tới.

3.2.1. Tăng cường khai thác các đặc điểm nhân thân của người phạm tội trong phòng ngừa tội phạm

Từ những kết quả phân tích ở Chương 2 của Luận văn, có thể thấy rằng những đặc điểm nhân thân tiêu cực có ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện hành vi phạm tội của con người. Do đó, để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm nhất thiết cần phải tăng cường khai thác các đặc điểm nhân thân đó vào quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở các mức độ khác nhau:

Một là, trong tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung Các biện pháp phòng ngừa chung là những biện pháp phòng ngừa gắn liền với

việc giải quyết các nhiệm vụ chung của xã hội, được thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Những biện pháp này gắn liền với các hoạt động của Nhà nước, của xã hội như hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động tổ chức quản lý xã hội; hoạt động chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật… nên được gọi tên theo lĩnh vực hoạt động đó của xã hội như: Biện pháp kinh tế - xã hội; biện pháp chính trị - tư tưởng; biện pháp tổ chức, quản lý xã hội; biện pháp văn hóa - giáo dục; biện pháp pháp luật...

Để khai thác triệt để các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội trong quá trình tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, các chủ thể phòng ngừa cần nhận thức một cách toàn diện về từng đặc điểm nhân thân của NPT từ đó lựa chọn cách thức hình thức tổ chức, xây dựng các nội dung để tác động vào từng nhóm đối tượng để phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả nhất ví dụ như sau:

- Đối với đặc điểm giới tính của người phạm tội, thực tiễn cho thấy tỷ lệ phạm tội do nam giới thực hiện luôn cao hơn nữ giới, trong đó khi thực hiện nam giới

thường sử dụng vũ lực và thường phạm các tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu, tội vi pahjm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội chống người thi hành công vụ... Đây là các loại tội phạm phổ biến xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua. Do đó, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa chung như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho những người dân là nam giới gây ra giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ chế hình thành hành vi phạm tội. Để thu hút sự tham gia của người dân là nam giới vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thì cần lựa chọn các cán bộ tuyên truyền là nữ, trẻ và có kiến thức sâu, rộng về các nội dung cần tuyên truyền. Nội dung cần tuyên truyền để tác động đến người dân là các kiến thức pháp luật về các lĩnh vực quen thuộc mà người phạm tội có giới tính nam thường thực hiện trên địa bàn huyện.

- Đối với đặc điểm lứa tuổi của những NPT thường thể hiện được mức độ tích cực phạm tội và các đặc điểm về hành vi chống đối xã hội của những người thuộc lứa tuổi khác nhau, đặc điểm của thành phần lứa tuổi khác nhau. Do đó, khi tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung như cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của từng nhóm đối tượng để tiến hành các hình thức, nội dung thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ như: Khi tiến hành các cuộc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật ở các trường học cần thiết kế các trò chơi vui nhộn, nội dung tuyên truyền không cần quá rộng mà tập trung vào việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp ở lứa tuổi của các em như: Bạo lực học

đường; Tình yêu học đường; Xâm hại tình dục trẻ em; Tác hại của ma túy và các chất kích thích... Với những thông tin nội dung tuyên truyền thiết thực và gần gũi với lứa tuổi học sinh sẽ thu hút sự tham gia của các em vào các buổi tuyên truyền và từ đó các em được trang bị những thông tin cần thiết để không bị rơi vào các hoàn cảnh tiêu cực trong xã hội để không trở thành nạn nhân cũng như không bị lôi kéo, rủ rê

vào việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với nhóm đối tượng ở lứa tuổi trưởng thành, các biện pháp phòng ngừa cần tập trung vào các biện pháp kinh tế như tổ chức dạy nghễ, tạo nhiều cơ hội việc làm, phổ biến những cách thức làm ăn kinh tế chính đáng, hiệu quả cao, trợ vốn... Khi tiến hành các hoạt động tuyên truyền với lứa tuổi thanh niên, người cao tuổi – là những bậc phụ huynh trong gia đình, ngoài việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật còn nhấn mạnh vai trò của gia đình trong quản lý, giáo dục con em với các nội dung thiết thực như: Cách thức xử trí khi con em giao du với bạn xấu; Hình mẫu của cha mẹ với con cái...

Hai là, trong tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa riêng Các biện pháp phòng ngừa riêng (còn gọi là các biện pháp phòng ngừa nghiệp

vụ) là những biện pháp mang tính đặc trưng chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng để tập trung PNTH nói chung, phòng ngừa từng nhóm tội phạm cũng như phòng ngừa tội phạm cụ thể. Đây là những biện pháp có tính chuyên môn, nghiệp vụ rõ rệt tác động vào con người cụ thể có nguy cơ thực hiện tội phạm nhằm ngăn chặn hoạt động phạm tội của họ như: Điều tra, khám phá tội phạm, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự... Ví dụ như: Trong quá trình điều tra, khám phá các vụ án hình sự chưa rõ người phạm tội, Cơ quan điều tra cần tiến hành khoanh vùng, sàng lọc các đối tượng nghi vấn theo các đặc điểm nhân thân có người phạm tội gắn với những nhóm tội, loại tội, tội phạm cụ thể: Ví dụ, đối với các vụ án kinh tế, người phạm tội phải là người trưởng thành, có kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh doanh các ngành nghề; các vụ án ma túy thì đối tượng thường là người nghiện, thất nghiệp, có quan hệ thường xuyên với những đối tượng bất hảo; đối với các vụ án giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm trẻ em, người phạm tội thường là nam giới, có trình độ học vấn thấp, gia đình không hạnh phúc; đối với các vụ án cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, NPT chủ yếu là thất nghiệp, nghiện ma túy, không có điều kiện kinh tế; đối các vụ án giết người có tính chất man rợ thì cần cân nhắc đến động cơ phạm tội vì mâu thuẫn trong cuộc sống, thù ghét, ghen tuông, tình ái... Việc căn cứ vào các đặc điểm nhân thân của NPT tương ứng với từng nhóm, loại tội phạm và từng tội phạm cụ thể sẽ giúp cho việc truy xét các đối tượng phạm tội một cách nhanh chóng và chính xác.

Khi khai thác đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nhận thức đầy đủ và áp dụng một cách đúng đắn các quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong quá trình xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi xét cho cùng, người chưa thành niên phạm tội đều là những người chưa phát triển hoàn thiện về tâm, sinh lý nên cần có chính sách riêng biệt trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với họ. Theo đó, các hoạt động cần hướng đến mục đích giáo dục, phòng ngừa họ không tiếp tục phạm tội là chủ yếu.

Khi khai thác đặc điểm về pháp lý hình sự, đặc biệt là đặc điểm tiền án, tiền sự thì các chính quyền địa phương phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội cần phối hợp chặt chẽ để giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng . Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng tái phạm ở người phạm tội.

Giữa hai nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm trên luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trong đó các biện pháp phòng ngừa xã hội tạo nền tảng thực tiễn cho hoạt động phòng ngừa riêng, đồng thời tiến hành các biện pháp phòng ngừa riêng để giải quyết tốt những vấn đề cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công tác PNTHTP nói chung. 3.2.2. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường gia đình và nhà trường

Một là, môi trường gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hình thành và phát nhân cách con người nói chung và NPT nói riêng. Những tác động tích cực từ môi trường này sẽ định hướng cho sự phát triển đúng đắn và toàn diện về nhân cách con người. Ngược lại, những tác động tiêu cực sẽ dẫn đến việc hình thành các đặc điểm tiêu cực ở con người để rồi trước những hoàn cảnh thuận lợi sẽ phát sinh hành vi phạm tội. Để hạn chế các tác động tiêu cực đó, các gia đình, các bậc phụ huynh nói chung và trên địa bàn huyện Củ Chi, TP.HCM cần thực hiện các biện pháp gần gũi, thiết thực sau đây:

- Cha mẹ trước hết cần là tấm gương về đạo đức và văn hóa cho con, là người đồng hành, là người bạn để con trẻ chia sẻ những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của mình.

- Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, rèn luyện thể chất, sức khỏe; dạy trẻ nhận thức được giá trị của sức lao động, tự rèn luyện ý thức mình vì mọi người, sống có ích cho xã hội, tập thói quen tự giác lao động vừa với sức khỏe của từng độ tuổi, tránh thói lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- Dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống cuộc sống và hiểu biết về sức khỏe tình dục, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên đang rất tò mò về giới tính và thích khám phá.

- Không cho trẻ tự do sử dụng các thiết bị kết nối wifi khi không được sự cho phép; thường xuyên kiểm tra, việc sử dụng điện thoại, máy tính của các em bằng những biện pháp khác nhau. Trường hợp khi phát hiện các em đã tiếp xúc với các sản phẩm văn hóa độc hại, gia đình cần giải thích cho các em về những tác hại do việc đó mạng lại, đồng thời đề ra biện pháp phạt thật nghiêm khắc nếu các em còn tiếp diễn những hành động tương tự.

Hai là, sự thiếu chặt chẽ trong quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phương pháp, nội dung dạy và học chưa hợp lý, sự quan tâm chưa thỏa đáng của giáo viên đến học trò… là những yếu tố tác động đến nhân thân tiêu cực ở NPT. Do đó, để hạn chế các tác động này, trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục, đào tạo, chính quyền và gia đình cần phối hợp thực hiện các biện pháp sau:

- Cần sử dụng phương pháp dạy và học tích cực, lấy người học làm trung tâm để kích thích khả năng tư duy, sáng tạo như: Giáo viên, giảng viên đưa ra bài tập tình huống, học sinh phân nhóm thảo luận và rút ra kết luận, tạo cho học sinh sự hứng thú với môn học, tránh tình trạng chán học, bỏ học để chơi game, xem phim ảnh đồi trụy…; đồng thời tăng cường sự đoàn kết giữa các học sinh, sinh viên.

- Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bằng cách lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa, giúp các em biết cách ứng phó, xử lý với những tình huống bất lợi xảy ra giúp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên mà còn giúp gắn kết mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên bằng cách: Lựa chọn kiến thức pháp luật phù hợp, những vấn đề thường gặp của học

sinh để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; phối hợp với các cơ quan tư pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới hình thức phiên tòa giả định, có sự tham gia của chuyên gia ngành tư pháp đến chia sẻ kiến thức về pháp luật, kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…

- Nhà trường và gia đình và chính quyền địa phương cần duy trì quan hệ phối hợp để quản lý học sinh, hạn chế các em đến những nơi có tính chất nhạy cảm xung quanh khu vực trường học: quán internet, karaoke và kiểm soát băng nhóm thường xuyên tụ tập ăn chơi, vi phạm pháp luật nơi cư trú, tránh tình trạng lôi kéo học sinh tham gia. Phương thức duy trì quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình cần duy trì thường xuyên, nhanh chóng bằng cách sử dụng các ứng dụng quản lý học sinh bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại di động qua đó nhà trường - thầy cô giáo - phụ huynh dễ dàng trao đổi thông tin về tình hình học tập, về đạo đức, ứng xử của con em mình qua đó kịp thời phát hiện, uốn nắn khi các em có những biểu hiện lệch chuẩn về lối sống, suy nghĩ và hành động.

3.2.3. Hạn chế tác động tiêu cực từ môi trường nơi sinh sống, môi trường bạn bè, nơi công tác

Một là, để hạn chế tác động tiêu cực từ nơi sinh sống, Chính quyền huyện Củ Chi nói riêng và các địa phương nói chung cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động từng người dân, hộ gia đình để họ nắm bắt và hiểu được các quy định của pháp luật, từ đó giúp hình thành ý thức sống và làm việc theo pháp luật, khắc phục các thói quen, sở thích xấu, lệch chuẩn. Muốn làm được điều đó, Ủy ban nhân dân cấp xã cần duy trì hoạt động tuyên truyền, thường xuyên cử người tuyên truyền xuống từng hộ gia đình để vận động. Các thôn xóm, tổ dân phố cần thực hiện giải pháp tổ dân phố tự quản, trích ngân sách từ địa phương trả lương cao cho các tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban điều hành khu phố để họ an tâm công tác, hết lòng vì công việc, vì những người này nắm rất rõ tình hình an ninh trật tự tại khu phố họ sinh sống sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan, cá nhân cần nghiên cứu đổi mới, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cụ thể như: Đưa các tình huống thực tế thường xảy ra trong đời sống hàng ngày để các

đối tượng được tuyên truyền tìm cách giải quyết trên cơ sở quy định pháp luật; Tổ chức các chương trình văn nghệ dưới hình thức sân khấu hóa để truyền tải các quy định của pháp luật đến với người dân một cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo.

Hai là, hạn chế tác động tiêu cực từ môi trường bạn bè, nơi làm việc là biện pháp cần thiết phải được thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM tội TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)