Các yếu tố tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM tội TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 51 - 70)

2.3.1. Các yếu tố khách quan

2.3.1.1. Yếu tố tác động từ môi trường gia đình

Qua trao đổi với 10 thẩm phán của TAND huyện Củ Chi về hoàn cảnh gia đình của các bị cáo trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua cho thấy hầu hết các bị cáo đều sống trong gia đình không có hạnh phúc, thiếu khuyết hoặc không nhận được sự quan tâm, giáo dục đúng cách từ gia đình. Mỗi đặc điểm khác nhau từ môi trường gia đình trên đây đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách tiêu cực của các bị cáo ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như sau:

- Gia đình không hoàn thiện, không hạnh phúc

gia đình có cơ cấu không hoàn thiện trong thời gian qua, học viên nhận thấy: Sống trong gia đình thiếu cha, thiếu mẹ hoặc thiếu cả cha lẫn mẹ, đứa trẻ thường thiếu sự quan tâm, dạy dỗ và thiếu tình thương của người thân, thậm chí bị bạn bè xa lánh và miệt kinh nên dễ phát sinh tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Những đứa trẻ khi rơi vào hoàn cảnh này thì dễ bị tổn thương về tâm lý nên thường có biểu hiện tự ti, mặc cảm, có khi bị tự kỷ. Vì thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quản lý, giáo dục nên những đứa trẻ này dễ bị rủ rê, lôi kéo vào việc vi phạm pháp luật, phạm tội. Điển hình như vụ án Trần Hà Quang Luân (sinh năm 1993, ngụ ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) và Nguyễn Lê Minh Quân (sinh năm 1992, ngụ ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) phạm tội “Cướp giật tài sản” theo điểm d, khoản 2 Bộ luật hình sự.

Vào lúc 16h ngày 31/12/2013 Trần Hà Quang Luân điều khiển xe mô tô biển số 54S2 – 0705 chở Nguyễn Lê Minh Quân lưu thông trên đường Nguyễn Văn Ni, khi đến đường Lê Vĩnh Huy, khu phố 7 thị trấn Củ Chi thì phát hiện bà Đ.T.H.G (cư ngụ tại huyện Củ Chi) điều khiển xe đạp điện chở bạn là N.T.X.H (cư ngụ tại huyện Củ Chi) phía trước xe đạp có ba lô học sinh nên Luân điều khiển xe mô tô áp sát bên trái xe của Đ.T.H.G để Quân ngồi sau giật lấy chiếc ba lô tẩu thoát theo hướng tỉnh lộ 8 đến bờ kênh N31A thuộc ấp 3, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi thì dừng xe lại lục soát chiếc ba lô chiếm đoạt 01 điện thoại di động Iphone 3G trị giá

1.800.000đ và 170.000đ, riêng chiếc ba lô cùng máy tính FX Plus 500, mắt kính, vở, sách viết trị giá 1.001.500đ bỏ lại trên bờ kênh. Luân chở Quân đem điện thoại cướp giật được bán lại cho cửa hàng điện thoại “Sông Tiền” do bà Phạm Thị Sông Tiền (sinh năm 1982, ngụ ấp Chợ Cũ, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) làm chủ được 900.000đ chia nhau tiêu xài. Ngoài ra vào ngày 03, 04, 05 tháng 01 năm 2014, Luân và Quân còn thực hiện 03 vụ cướp giật tài sản của người đi đường để bán lấy tiền chia nhau tiêu xài. Giá trị tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt là 6.395.000đ.

Hai bị cáo này có chung đặc là xuất thân trong hoàn cảnh gia đình mà cha mẹ mâu thuẫn, thường xuyên cãi nhau, cha mẹ sống ly thân, tuy sống chung một nhà, nhưng không quan tâm đến nhau. Chứng kiến cảnh gia đình như vậy, Luân và Quân

thường tụ tập cùng nhau để chơi bời, quậy phá. Do thiếu tiền tiêu xài nên cả hai nảy sinh ý định cướp giật tài sản.

- Gia đình có người vi phạm pháp luật; không quan tâm, giáo dục con cái hoặc có phương pháp giáo dục không đúng cách

Kết quả nghiên cứu hoàn cảnh gia đình của 238 bị cáo bị đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Củ Chi trong 5 năm qua cho thấy, có 36 bị cáo có người thân từng vi phạm pháp luật hoặc phạm tội, trong đó đa phần là thân nhân nghiện ma túy, đánh bạc, cố ý gây thương tích, trộm cắp. Do không được thân nhân trong gia đình nêu gương về đạo đức và chấp hành pháp luật để noi theo nên các bị cáo này bị nhiễm các thói hư tật xấu, sau đó bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa hoặc thực hiện hành vi phạm pháp. Thực tiễn tại huyện Củ Chi cho thấy: Tội phạm được thực hiện bởi các bị cáo có thân nhân vi phạm pháp luật thực hiện tập trung nhiều trong nhóm tội về ma túy, đánh bạc, xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

Số liệu thống kê tại Bảng phụ lục 2.10 cho thấy, trong tổng số 238 bị cáo được khảo sát có 15,97% bị cáo không nhận được sự quan tâm, giáo dục của gia đình và 21,85% bị cáo xuất thân từ gia đình có phương pháp giáo dục con cái không đúng cách. Thưc tiễn cho thấy nhiều trường hợp bố mẹ của bị cáo là người tốt, có đủ kiến thức và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái, ỷ lại việc giáo dục cho nhà trường. Một số trường hợp khác lại do bố mẹ của bị cáo mải lo làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong một thời gian dài nên thiếu sự dạy dỗ con cái, không hiểu con, không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong xử sự của con mình từ đó dần hình thành những đặc điểm xấu trong nhân cách người phạm tội. Chỉ khi con mình bị xử lý hình sự thì lúc đó các bậc cha mẹ mới hay biết và ngỡ ngàng vì họ vẫn nghĩ con mình rất ngoan hiền.

Ngoài ra, nhiều trường hợp do được gia đình nuông chiều từ nhỏ nên bị cáo phát sinh tâm lý ỷ lại, lười lao động, khi gia đình không chu cấp hoặc chu cấp không đầy đủ thì đi trộm cắp, cướp giật, hoặc làm những chuyện phi pháp để kiếm tiền tiêu xài. Điển hình như trường hợp vụ án do Trần Nhựt T (sinh năm: 1998, nơi cư trú: Ấp R, xã B, huyện T, tỉnh Tây Ninh), phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Bản án số:

59/2018/HS-ST ngày 17/4/2018 của TAND huyện Củ Chi.

Vào khoảng tháng 5/2017, Trần Nhựt T sử dụng số điện thoại 0925.042.846 lên mạng xã hội Zalo đăng ký với nickname “Bi Láo”, T nhắn tin kết bạn và nói chuyện với Phan Thị Hồng P. Sau nhiều lần T trò chuyện với Phan Thị Hồng P, Trần Nhựt T hẹn Phúc vào khoảng 09 giờ ngày 06/6/2017 gặp nhau cùng đi ăn tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Sau khi ăn xong, Trần Nhựt T chở P về quán nước trước phòng trọ số 07 của Trần Nhựt T tại đường Nguyễn Văn H, thuộc ấp T, xã H, huyện C. Trần Nhựt T nói dối với Phan Thị Hồng P cho mượn xe máy biển số 62P1-308.58 để đi rước bạn nhằm chiếm đoạt chiếc xe máy biển số 62P1-308.58, Phan Thị Hồng

P đồng ý đưa xe cho Trần Nhựt T, P ngồi ở hành lang phòng trọ số 07 chờ. Trần Nhựt T sau khi mượn được xe trên liền điều khiển xe sang Campuchia cầm số tiền

4.500.000 đồng và tiêu xài hết. Kết quả điều tra về nhân thân của bị cáo T cho thấy, trước đó, bị cáo đã bị bị Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Tây Ninh đưa vào cơ sở giáo dục trường giáo dưỡng thời hạn 24 tháng có hành vi trộm cắp tài sản vào ngày 15/10/2012. Sau đó, T tiếp tục bị xử lý hình sự về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cùng mục đích nêu trên, cụ thể: Ngày 27/11/2015, bị TAND thành phố N, tỉnh Tây Ninh xử phạt 15 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 24/11/2017, bị TAND thành phố N, tỉnh Tây Ninh xử phạt 04 năm tù về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về hoàn cảnh gia đình, bị cáo xuất thân trong gia đình kinh tế khá giả. Tuy nhiên vì lo làm ăn nên cha mẹ bị cáo không dành thời gian quan tâm, dạy bảo những điều hay, lẽ phải mà chủ yếu cung cấp tiền bạc cho bị cáo chơi bời, không kịp thời khuyên răn, uốn nắn nên bị cáo không ý thức sửa đổi bản thân mà tiếp tục phạm tội.

2.3.1.2. Yếu tố tác động thuộc về môi trường nhà trường

Một là, thiếu sựphối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý học sinh, học viên.

Sự phối hợp quản lý của nhà trường và gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người. Nếu sự phối hợp này không thường xuyên, chặt chẽ sẽ trở thành yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành

những đặc điểm tiêu cực trong nhân cách của học sinh và là một trong những nguyên nhân, điều kiện của THTP ở địa bàn cụ thể. Thực tiễn đặc điểm nhân thân NPT trên địa bàn huyện Củ Chi trong những năm vừa qua cùng với mối liên hệ với những hạn chế trong mối quan hệ phối hợp nhà trường - gia đình của NPT là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Số liệu về trình độ học vấn của NPT tại Bảng phụ lục 2.6 cho thấy, đa phần các bị cáo trên địa bàn huyện Củ Chi không được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không biết chữ hoặc chỉ có trình độ tiểu học, trung học cơ sở. Con số thực tế này phản ánh một thực trạng hiện nay đó là giữa nhà trường và gia đình của NPTchưa có sự phối hợp quản lý người học một cách chặt chẽ dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, không được thu nhận những kiến thức phổ thông cơ bản để có hành trang vào đời nên dễ đi vào con đường phạm tội. Một số cơ sở đào tạo chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý học sinh, sinh viên, không kịp thời phát hiện, phối hợp với gia đình chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn của học sinh như: thường xuyên bỏ học, ăn chơi đua đòi, bạo lực học đường, nghiện game, văn hóa phẩm đồi trụy, uống rượu bia, hút thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến tình trạng mang thai và phá thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, sự gia tăng tình trạng bạo lực, quấy rối tình dục học đường cũng đang là thực trạng đáng lo ngại hiện nay ở môi trường nhà trường. Nạn nhân của bạo lực học đường, quấy rối tình dục thường mang tâm lý sợ hãi, căm giận nhưng không được nhà trường, thầy cô quan tâm, bảo vệ dẫn đến sự thù hận, mất niềm tin vào cuộc sống, thậm chí bùng phát thành các hành vi phạm tội cố ý gây thương tích, thậm chí giết người. Bên cạnh đó, nhiều em cho rằng sử dụng bạo lực nhằm bảo vệ thể diện và danh dự, giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực là chuyện bình thường, thể hiện mình là người lớn.

Có lúc, có nơi giữa nhà trường và gia đình chưa có sự phối hợp thực hiện những giải pháp hữu hiệu trong quản lý giáo dục và giúp đỡ những học sinh, sinh viên chưa ngoan, học sinh cá biệt để động viên các em tiến bộ hơn. Một số trường còn áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học những học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn trong khi các em đã hối hận, mong muốn được tiếp tục đi học và sửa đổi bản thân.

Điều này khiến các em nảy sinh tâm lý chán nản, bất cần từ đó dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm tội. Ví dụ như trường hợp phạm tội của bị cáo Trần N.T (sinh năm: 1998) [Bản án 166/2018/HSST ngày 19/10/2018 của TAND huyện Củ Chi]. Khi đang học lớp 7, T đã bị đuổi học vì hành vi trộm cắp tài sản. Sau đó vì chán nản, lại không nhận được sự quan tâm, giáo dục phù hợp từ gia đình nên T không có ý thức tiến bộ mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào các năm 2015, 2017.

Hai là, nhà trường chú trọng giáo dục văn hóa, kiến thức mà chưa chú trọng

giáo dục đạo đức, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống.

Có lúc, có nơi, nhà trường chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn là giáo dục kiến thức, văn hóa cho các em mà chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của các trường hiện nay chủ yếu thông qua nội dung môn học Giáo dục công dân nên chưa tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em. Đối với các em các nội dung học tập đó chỉ đơn thuần là học thuộc lòng để trả bài và lấy điểm trung bình mà không “thấm” được vào nhận thức và cách thức xử sự của các em. Hoạt động giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật được thực hiện

ở tất cả các cấp học với nhiều hình mức độ, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động này không diễn ra thường xuyên và phong phú về hình thức nên không thu hút được sự quan tâm của các em do đó các em không nhận biết được sự nguy hiểm của tội phạm, tính nghiêm minh của pháp luật cũng như những thủ đoạn phạm tội để từ đó phòng ngừa tội phạm trong thực tế. Điều này đã để lại nhiều hệ lụy cho xã hội về mặt trái của nó. Đó là sự hình thành ở học sinh, sinh viên tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, sự lệch lạc trong định hướng giá trị và sở thích.

Thực tiễn cho thấy các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua cho thấy nhiều trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh ở nhiều cấp. Tuy nhiên, kết quả thu được từ các hoạt động này đối với nhận

thức của các em còn khá hạn chế. Để kiểm chứng, học viên đã tiến hành phòng vấn một số em học sinh hai cấp trên địa bàn huyện Củ Chi thì hầu hết các em đều có chung tâm lý là thích hưởng thụ, thích ăn chơi, đua đòi, không thích học tập, lao động và đề cao lợi ích cá nhân. Có lẽ vì tâm lý này mà nhiều người đã đi vào con đường phạm tội, điển hình như trường hợp Trần Nhựt T phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được đề cập ở trên. Nhằm thỏa mãn sở thích đánh bjac của mình mà Trần Nhựt

T đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của chị P. Với số tiền bất chính 4.500.000đ thu được từ việc bán chiếc xe máy của chị P, Trần Nhựt T đã dùng hết vào việc đánh bài [Bản án 166/2018/HSST ngày 19/10/2018 của TAND huyện Củ Chi].

2.3.1.3. Yếu tố tác động thuộc về môi trường sống

Qua nghiên cứu nhân thân của một số NPT trên địa bàn huyện Củ Chi thời gian qua cho thấy: Môi trường sống không lành mạnh, chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có người sống bê tha, tệ nạn xã hội, phạm tội… tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước cái xấu, tiêu cực của đời sống xã hội. Ngoài ra, việc giao lưu với bạn bè không tốt cùng dễ dẫn đến hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực, như thói ăn chơi đua đòi, coi trọng giá trị đồng tiền, ích kỷ, sa vào tệ nạn xã hội… từ đó dễ đi vào con đường phạm tội, ví dụ như vụ án sau:

Trần Quang Diệu biết vườn hoa kiểng Minh Tân thuộc ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung của ông Trịnh Minh Tân có nhiều cây mai vàng quý nên nảy sinh ý định xúi người khác đi trộm để Diệu mua lại giá rẻ. Lúc 13h, ngày 4/1/2014, Diệu gặp Nguyễn Mạnh Quang (là hàng xóm của Diệu) rủ Quang đến vườn hoa kiểng này để trộm mai vàng về bán cho Diệu. Nghe xong, Quang liền đồng ý. Lúc 23h cùng ngày, Quang trèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM tội TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 51 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)