Thời gian thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện từ tháng 7/2016- 8/2016 với sự hỗ trợ của 7 cán bộ điều tra. Số liệu nghiên cứu được cập nhật vào máy tính theo từng đợt thu thập số liệu, xác định các thông tin cần thu thập bổ sung và tiến hành thu thập tiếp theo.
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm xác định các sinh cảnh trong VQG có thể có Vượn má vàng phía nam sinh sống, mùa bắt gặp, số vụ săn bắn vượn trái phép trong VQG, các mối đe dọa chủ yếu đến quần thể Vượn má vàng phía nam, địa hình, địa vật trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó bố trí lán trại và các điểm nghe thích hợp. Đối tượng phỏng vấn bao gồm cán bộ Kiểm lâm VQG Cát Tiên (Ban lãnh đạo, cán bộ phòng Khoa học, cán bộ Kiểm lâm tại các Trạm của phân khu Nam Cát Tiên: Đà Cộ, Đắc Lua, Đa Bông Kua, Đăng Hà, Bầu Sấu, Khe Thơi và Đất Đỏ), nhân viên tuần rừng, người dân địa phương sinh sống tiếp giáp gần nhất với vùng lõi của VQG Cát Tiên có sự am hiểu về loài vượn.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra theo điểm
Ba mươi sáu điểm điều tra (điểm nghe) được bố trí tại khu vực nghiên cứu và được chia theo các cụm điểm điều tra. Mỗi cụm điểm điều tra được bố trí 3 -4 điểm điều tra. Các cụm điểm điều tra được phân bố trên các khu vực: gần trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu vực Trạm Kiểm lâm: Đà Cộ, Bầu Sấu, Đắc Lua, Đa Bông Cua, Đăng Hà, Khe Thơi và Đất Đỏ. Đây là các khu vực có ghi nhận vượn từ nguồn thông tin phỏng vấn và kế thừa các tài liệu về đa dạng sinh học của phân khu Nam Cát Tiên - Vườn Quốc gia Cát Tiên. Nhìn chung, các điểm điều tra được thiết kế dàn trải xung quanh phân khu Nam Cát Tiên và có nhiều khả năng bắt gặp Vượn má vàng phía nam sinh sống. Hầu hết các điểm điều tra phân bố khá đều và đại diện cho các sinh cảnh sống của vượn trên toàn bộ diện tích phân khu Nam Cát Tiên. Một số điểm điều tra nằm trên sinh cảnh không thích hợp như khu dân cư, rừng tre nứa nhưng hướng vào các sinh cảnh có vượn sinh sống. Do vậy, việc ước lượng số lượng đàn vượn trong toàn bộ phân khu Nam Cát Tiên dựa vào các điểm nghe mẫu được chọn là hoàn toàn hợp lý.
Các điểm điều tra được đánh dấu tọa độ và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình. Thông tin chi tiết về các điểm nghe được tổng hợp trong bảng 2.1 và thể hiện trong hình 2.1.
Bảng 2.1: Thông tin về các điểm điều tra vƣợn tại Nam Cát Tiên
Tên điểm
nghe Mã điểm X Y Độ cao Sinh cảnh
1 CT05 467017 1267432 166 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa 2 D19 448970 1270358 286 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa
3 DN116 457903 1266292 166 Rừng gỗ TN
4 DN117 464769 1263843 124 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 5 DN118 461133 1270565 161 Rừng gỗ tự nhiên
6 DN120 440289 1276662 326 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 7 DN121 440109 1268484 327 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa
Tên điểm
nghe Mã điểm X Y Độ cao Sinh cảnh
8 DN122 449340 1261984 272 Rừng gỗ TN
9 DN123 457029 1265498 168 Rừng gỗ tự nhiên
10 DN19 448974 1270958 286 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 11 DN20 440406 1276533 321 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa
12 DN203 466688 1267260 158 Rừng gỗ TNNĐ
13 DN205 466448 1267335 157 Rừng gỗ TNNĐ
14 DN216 458591 1265732 145 Rừng gỗ TB 15 DN217 463852 1263964 145 Rừng gỗ TB 16 DN218 461540 1270764 169 Rừng gỗ TB
17 DN219 448651 1270678 323 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 18 DN220 440199 1276489 341 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 19 DN221 439818 1268390 324 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 20 DN222 449251 1261637 288 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 21 DN223 456865 1265388 160 Rừng gỗ tự nhiên 22 DN23 456944 1265299 156 Rừng gỗ tự nhiên 23 DN303 466667 1267147 162 Rừng gỗ TN giàu 24 DN305 466845 1267248 147 Rừng gỗ TN giàu 25 DN316 458070 1265602 143 Rừng gỗ TB 26 DN317 464269 1263518 143 Rừng gỗ TN núi đá giàu 27 DN318 461604 1270116 143 Rừng gỗ TN núi đá giàu 28 DN319 448803 1270755 313 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 29 DN321 439896 1268528 324 Hỗn giao gỗ tre nứa 30 DN416 458190 1266989 189 Rừng gỗ tự nhiên 31 DN417 464798 1264042 134 Rừng gỗ TN 32 DN419 449365 1271315 265 Rừng gỗ TN trung bình 33 DN516 457181 1266123 170 Rừng giàu 34 DN517 464821 1263563 125 Rừng phục hồi 35 DN518 460414 1270733 148 Rừng gỗ tự nhiên 36 DN119 449130 1270720 334 Rừng gỗ TN trung bình
Các điểm nghe được bố trí trên đỉnh hoặc dông núi để có thể nghe được tiếng hót của vượn trong một diện tích rộng. Thông thường, trong điều tra vượn khoảng cách nghe lớn nhất thường được sử dụng là 1,5km (Brokeman, 1993; Hoàng Minh Đức et al.,2010; Lưu Tường Bách and Rawson, 2011; Hà Thăng Long et al., 2011). Tuy nhiên, tại phân khu Nam Cát Tiên có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao dưới 350m nên khả năng nghe bị hạn chế. Cuộc điều tra khảo sát tại trụ sở Vườn Cát Tiên xác định được khoảng cách có thể nghe thấy tiếng vượn hót là 1300m. Vì vậy, trong nghiên cứu này, bán kính khu vực có thể nghe thấy vượn hót được giới hạn nhỏ hơn 1300m. Theo đó, diện tích vùng điều tra được tính bằng tổng diện tích của tất cả các điểm nghe với bán kính 1300m.
Kết quả tính toán tổng diện tích 36 điểm điều tra được xác định là 6.113,06ha, trong đó có 3.779,57ha diện tích các sinh cảnh vượn có thể sinh sống như rừng giàu, rừng trung bình, rừng phục hồi, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa (xem chi tiết trong phụ lục 01 và phụ lục 02). Diện tích mặt nước, rừng lồ ô, rừng nghèo, đất trống, đất thổ cư không phải là sinh cảnh sống của vượn nên không được sử dụng vào tính toán diện tích vùng sống và mật độ của loài Vượn má vàng phía nam.
Thời gian nghe tiếng hót của vượn tại các điểm nghe được thực hiện vào buổi sáng từ 5h giờ đến 9h. Mỗi điểm nghe được điều tra vào ba ngày liên tục. Trong mỗi ngày điều tra, 3 điểm nghe được bố trí gần nhau với khoảng cách 400 – 500m theo hình tam giác để có thể nghe được trong một phạm vi rộng và tăng độ chính xác khi xác định vị trí của đàn vượn. Người điều tra tại các điểm nghe có trang bị đồng hồ điện tử được hiệu chỉnh giờ tương tự nhau. Cách thức điều tra tại các điểm nghe được minh họa như trong hình 2.2.
Hình 2.2: Minh họa một khu vực điều tra vƣợn với 3 điểm nghe trong đó có hiện tƣợng chồng lấn giữa các điểm nghe
Tại các điểm nghe, người điều tra ngồi yên lặng để tập trung nghe tiếng vượn hót. Lưu ý trong quá trình điều tra, người nghe không tạo ra tiếng ồn, không nói chuyện riêng, không hút thuốc lá, hoặc làm các hoạt động riêng. Khi phát hiện tiếng hót của vượn, người điều tra thu thập các thông tin: thời gian vượn bắt đầu hót đến khi kết thúc, cá thể đực hay cái hót trước, góc phương vị của đàn vượn, số cá thể trong đàn vượn hót, cấu trúc đàn, thời gian kết thúc hót và ước lượng khoảng cách từ điểm nghe đến đàn vượn. Các thông tin ghi nhận được ghi vào bảng 2.1. Ngoài ra các thông tin về tọa độ điểm nghe, sinh cảnh xung quanh điểm nghe, tọa độ các điểm có khai thác gỗ, lán trại và các mối đe dọa khác đến loài vượn trong khu vực điều tra được ghi chép vào bảng biểu và sổ tay ngoại nghiệp. Nếu vị trí đàn vượn xác định được nằm gần điểm nghe, người điều tra sẽ tiếp cận đàn vượn để thu thập các thông tin về sinh thái, tập tính và cấu trúc đàn.
Bảng 2.2: Thông tin ghi nhận Vƣợn má vàng phía nam hót tại điểm nghe
Ngày theo dõi:...Người theo dõi:... Thời tiết:...Trạng thái rừng... Tác động: ... Thời gian Tọa độ Góc phƣơng vị Khoảng cách Âm lƣợng Số cá thể hót Thời gian hót lặp lại Ghi chú 2.4.2.3. Xử lý số liệu
Nguồn thông tin phỏng vấn
Các nguồn thông tin phỏng vấn được lượng hóa theo các nội dung nghiên cứu, chọn lọc các nguồn thông tin tin cậy sau khi kết hợp với điều tra thực địa.
Xác định kích thước quần thể Vượn má vàng phía nam
Số liệu thu thập ngoài thực địa được phân tích qua các bước như sau: - Bước 1: Nhập các điểm nghe (điểm điều tra)
Từ các tọa độ các điểm nghe được xác định bằng GPS, sử dụng phần mềm MN DNR – Garmin để tải tọa độ từ mày GPS sang máy tính bằng mennu: Waypoint/ dowload.
Sau khi máy tải tất cả các thông tin từ GPS, ta lưu các điểm nghe dưới dạng định dạng của Arcmap bằng menu: File/ save as / file...lựa chọn định dạng arcviewshapfile [*. Shp].
Sử dụng phần mềm Mapinfo 16 bản 64bit chuyển dữ liệu từ dạng [*. Shp] sang dữ liệu của Mapinfo [*. TAB] bằng lệnh trình: Tools/ Universal Translator.
- Bước 2: Xác định vị trí các đàn Vượn trên bản đồ
Từ kết quả điều tra của các điểm nghe, kẻ các đường thẳng với khoảng cách và góc phương vị trên phần mềm Mapinfo 10.5 bằng công cụ Map CAD:
+ Đưa công cụ Map CAD ra bằng menu: Tools/ Tools manager/ MapCAD/ Ok.
+ Trong thanh công cụ Map CAD sử dụng công cụ Creat line/ polyline để vẽ các đường thẳng với khoảng cách và góc phương vị của từng đàn Vượn điều tra được của từng điểm nghe.
+ Tạo cơ sở dữ liệu cho từng đường thẳng để làm căn cứ xác định các đàn Vượn. Sử dụng menu: Table/ maintennace/ table structure và tạo các trường dữ liệu: số thứ tự, đàn số, thời gian bắt đầu hót, thời gian các lần hót tiếp theo, khoảng cách, duet or solo, âmlượng, v.v..
+ Nhập cơ sở dữ liệu vào từng trường dữ liệu bằng menu: Window/ New browser window rồi nhập dữ liệu cho từng trường dữ liệu.
- Bước 3: Phân tích kết quả
Việc xác định số đàn vượn trong đợt điều tra căn cứ chủ yếu vào 4 yếu tố sau:
+ Thời gian nghe đàn vượn hót tại các điểm nghe trong cùng một ngày + Sinh cảnh ghi nhận đàn vượn (vượn ít sống ở sinh cảnh đất trống, rừng lá kim, rừng tre nứa, khu dân cư và mặt nước).
+ Địa hình tại khu vực nghe
+ Khoảng cách, âm lượng và tần suất kêu của đàn vượn.
Đối với các đàn có thể nghe được tại 2 vị trí: vị trí của đàn sẽ được xác định bằng phương pháp giao hội điểm. Với các đàn chỉ nghe được tại một điểm nghe, vị trí của đàn được xác định thông qua góc phương vị và khoảng cách ước lượng từ điểm nghe tới đàn. Các đàn vượn được nghe thấy trong ba ngày tại cùng một địa điểm được coi là một đàn. Vị trí của các đàn vượn sẽ được đánh dấu trên bản đồ. Việc xử lý số liệu về phương pháp giao đội điểm được thể hiện trong hình 2.3.
Ngoài ra việc phân biệt các đàn vượn còn được thực hiện qua việc so sánh thời điểm hót của từng đàn. Nếu tiếng hót phát hiện được nằm cách nhau trên 500m thì cũng coi là đàn riêng biệt vì vượn có tập tính sống theo lãnh thổ, diện tích vùng sống vào khoảng 30ha (Brokeman, 1993).
Ước lượng mật độ và kích thước quần thể Vượn
Số liệu thu thập tại các điểm nghe sẽ được xử lý theo phương pháp của Vũ Tiến Thịnh và Rawson (2011). Xác suất hót trong từng ngày của một đàn vượn sẽ được sử dụng để tính hệ số hiệu chỉnh cho ba ngày điều tra. Hệ số hiệu chỉnh là xác suất mà đàn vượn hót ít nhất ở một ngày trong ba ngày điều tra tại điểm nghe. Hay đó là xác suất phát hiện ra đàn vượn trong ba ngày điều tra tại điểm nghe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này kế thừa xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh của Giang Trọng Toàn (2013) đã thực hiện cuộc điều tra có phương pháp tương tự đối với loài Vượn má vàng phía nam tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắc Lắc. Theo đó, xác xuất phát hiện ra đàn vượn hót trong một ngày là 0,463 (hay 46,3 %) và hệ số hiệu chỉnh là 0,85 (hay 85% số đàn vượn được phát hiện trong cuộc tra).
Sau khi tính được hệ số hiệu chỉnh, tiến hành ước tính số đàn hiện có trong khu vực điều tra:
+ Số đàn vượn hiện có trong khu vực điều tra có thể nghe thấy:
Trong đó:
N2: số đàn Vượn hiện có trong khu vực điều tra m: số đàn ghi nhận trong đợt điều tra
P: hệ số hiệu chỉnh
+ Ước tính số lượng cá thể vượn hiện có trong khu vực nghe thấy (S1): S1 = N2 * 3,5
(nhiều tác giả sử dụng kích thước đàn trung bình là 3,5 cá thể như: Brokeman 1993; Hoàng Minh Đức et al., 2010; Lưu Tường Bách and Rawson 2011; Hà Thăng Long et al., 2011; Giang Trọng Toàn, 2013).
+ Xác định diện tích có sinh cảnh thích hợp của vượn trong vùng nghe thấy từ các điểm nghe:
Sinh cảnh thích hợp gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim và rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa (IUCNRedlist, 2016). Tại mỗi điểm nghe, diện tích được tính theo công thức:
a = π * R2
Trong đó: π = 3,14
R: khoảng cách nghe lớn nhất.
Trong nghiên cứu này sử dụng R = 1300m như đã trình bày trong mục
2.4.2.2 của bản luận văn. Trên cơ sở diện tích vùng điều tra có thể nghe thấy vượn, diện tích các sinh cảnh phù hợp được tính toán bằng phần mềm mapinfo 16. Các sinh cảnh không phù hợp với vượn được loại bỏ.
+ Mật độ đàn vượn trong khu vực nghe thấy từ các điểm nghe: M
Trong đó:
M: mật độ đàn vượn trong khu vực điều tra
A1: diện tích sinh cảnh thích hợp cho vượn trong khu vực điều tra N2: số đàn vượn hiện có trong khu vực điều tra.
+ Mật độ cá thể vượn trong khu vực nghe thấy từ các điểm nghe (Mc1): Mc1 = S1/A1
+ Ước tính số đàn vượn của cả phân khu Nam Cát Tiên: Trong đó:
N: số đàn vượn ước tính cả phân khu Nam Cát Tiên M: mật độ đàn vượn trong khu vực điều tra
A: diện tích các sinh cảnh thích hợp cho vượn sinh sống trong cả phân khu Nam Cát Tiên.
+ Ước tính số cá thể vượn của cả phân khu Nam Cát Tiên (S): S = N * 3,5
+ Mật độ cá thể vượn trong cả phân khu Nam Cát Tiên (Mc) Mc = S/A
Đánh giá tác động của con người
Các tác động của người dân địa phương ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên được đánh giá là các mối đe dọa đến quần thể vượn trong khu vực. Vị trí các mối đe dọa đều được đánh dấu tọa độ bằng máy định vị. Diện tích ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các mối đe dọa được thể hiện trên bản đồ thông qua việc khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu. Các mối đe dọa được xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích
Vườn Quốc gia Cát Tiên Nằm ở phía Nam Việt Nam trên ranh giới hành chính của 5 huyện và 3 tỉnh: huyện Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) có tọa độ địa lý: từ 11016’25” đến11049’4” vĩ độ Bắc và từ 107011’20” đến 107034’9” kinh độ Đông. Vườn Quốc gia Cát Tiên được chia thành 3 phân khu là Cát Lộc, Tây Cát Tiên và Nam Cát Tiên.
- Phân khu Cát lộc (tỉnh Lâm Đồng):
+ Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Đắc Nông ranh giới là sông Đồng Nai + Phía Nam giáp huyện Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Đông giáp huyện Đạ Terh và huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng)