Hoạt động du lịch và ảnh hưởng của đường mòn đi lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 70)

Vườn Quốc gia Cát Tiên là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nước mà còn là điểm hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Vườn Quốc gia Cát Tiên sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng phong phú và nhiều nét văn hóa bản địa. Hàng năm, lượng khách thăm quan Vườn Quốc gia Cát Tiên lên đến hàng chục vạn người. Hoạt động du lịch kéo theo vấn đề giác thải, mầm bệnh ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã trong khu vực. Tại Cát Tiên hiện đang diễn ra hoạt động xem Vượn hoặc thú đêm. Các hoạt động này mặc dù có ý nghĩa trong việc thu hút nguồn đầu tư và giáo dục môi trường nhưng cũng ảnh hưởng đến tập tính của một số đàn vượn trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này chưa thực sự rõ rệt.

Từ số liệu điều tra tại các điểm nghe và khu vực xung quanh điểm điều tra đã ghi nhận các tác động của con người đến loài Vượn má vàng phía nam được trình bày chi tiết trong bảng 4.5. Diện tích tác động, cường độ tác động và mức độ ảnh hưởng của các mối đe dọa được chuyển lên bản đồ và mô tả trong hình 4.8.

Bảng 4.5: Tổng hợp mức độ tác động của con ngƣời đến quần thể Vƣợn má vàng phía nam tại các điểm điều tra

STT Điểm nghe Không tác động Tác động mạnh Ít tác động Tổng

1 CT05 1 1 2 D19 1 1 3 DN116 1 1 4 DN117 1 1 5 DN118 1 1 6 DN120 1 1 7 DN121 1 1 8 DN122 1 1 9 DN123 1 1 10 DN19 1 1 11 DN20 1 1 12 DN203 1 1 13 DN205 1 1 14 DN216 1 1 15 DN217 1 1 16 DN218 1 1 17 DN219 1 1 18 DN220 1 1 19 DN221 1 1 20 DN222 1 1 21 DN223 1 1 22 DN23 1 1 23 DN303 1 1 24 DN305 1 1 25 DN316 1 1 26 DN317 1 1 27 DN318 1 1 28 DN319 1 1 29 DN321 1 1

STT Điểm nghe Không tác động Tác động mạnh Ít tác động Tổng 30 DN416 1 1 31 DN417 1 1 32 DN419 1 1 33 DN516 1 1 34 DN517 1 1 35 DN518 1 1 36 DN119 1 1 Tổng 22 6 8 36

Như vậy, trong 36 điểm điều tra có 6 điểm bị tác động mạnh như bẫy bắt động vật, khai thác cát ven sông và khai thác gỗ trái phép, 6 điểm ít bị tác động chủ yếu là đường mòn đi lại và 22 điểm không bị tác động. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, phân khu Nam Cát Tiên là khu vực ít bị tác động tiêu cực của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, vẫn có gần 39% các điểm bị tác động. Khu vực bị tác động mạnh là khu vực phía Đông và phía Bắc của Vườn như: khu vực Trạm Kiểm lâm Khe Thơi tiếp giáp huyện Vĩnh cửu, khu vực Trạm Đắc Ha tiếp giáp huyện Bù Đăng, khu vực Trạm Đất Đỏ gần khu dân cư Tà Lài và cả khu vực phía Đông của Nam Cát Tiên tiếp giáp với sông Đồng Nai và khu phát triển du lịch sinh thái gần trụ sở Vườn (xem chi tiết trong hình 4.8).

Vì vậy, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiền cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực có tác động mạnh hiện nay nhằm ngăn trặn kịp thời ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học của khu vực.

4.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn loài Vƣợn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên – Vƣờn Quốc gia Cát Tiên

Từ kết quả nghiên cứu về tình trạng quần thể và các mối đe dọa, một số giải pháp quản lý, bảo tồn loài Vượn má vàng phía nam tại Vườn Quốc gia Cát Tiên được đề xuất như sau:

4.6.1. Ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắn trái phép

Đối với vượn, súng là vũ khí đe dọa chính đến sự sinh tồn. Các loại bẫy rất khó bắt được vượn vì chúng thường di chuyển trên tán cây rừng và rất ít khi xuống mặt đất. Do đó, thợ săn thường sử dụng súng để bắn vượn và các loài thú khác khi bắt gặp. Hiện nay, tình trạng súng săn vẫn chưa được tịch thu triệt để tại các xã vùng đệm. Vì vậy, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên cần khuyến khích người dân giao nộp các loại súng săn là giải pháp hữu hiệu không chỉ có ý nghĩa đối với bảo tồn các loài vượn mà còn vô cùng có ý nghĩa đối với các loài chim thú khác đang sinh sống trong khu vực.

Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, phía Tây và Bắc của Vườn là nơi tiếp giáp với vùng đệm nên thường bị tác động mạnh hơn các khu vực khác. Ban quản lý Vườn cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát rừng; tháo gỡ, phá hủy bẫy của người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ rừng đến tận từng thôn bản trong khu vực.

4.6.2. Ngăn chặn các tác động đến vùng phân bố của vượn trong VQG

Mặc dù khu vực phía Đông và Nam của Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực tập trung chủ yếu của quần thể Vượn má vàng nhưng khi mật độ quần thể tăng lên, các đàn vượn sẽ có xu hướng mở rộng vùng sinh sống tới các vùng khác nên việc bảo vệ sinh cảnh của vượn phải tính đến bảo vệ trên toàn bộ diện tích vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Các hoạt động tiêu cực của người dân đến nguồn tài nguyên của khu vực sẽ gây nhiễu loạn sinh cảnh và ảnh hưởng đến chất lượng sinh cảnh sống của vượn. Vì vậy, giải pháp

đưa ra là hạn chế người dân địa phương vào rừng, đặc biệt là các khu vực hiện đang có vượn sinh sống vì loài vượn rất nhạy cảm với sự xuất hiện của con người. Các hoạt động lấy củi, lâm sản ngoài gỗ trong khu vực có vượn sinh sống cần nghiêm cấm nhằm tạo cho vượn có cảm giác an toàn, ổn định vùng sống và tránh người dân lợi dụng để săn bắn vượn.

Ngoài ra, hoạt động khai thác cát ven sông Đồng Nai đang ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học của khu vực, gây sạt lở đất của Vườn Quốc gia. Do đó, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên cần phối hợp với Ủy ban nhân dân cả các huyện, xã lân cận can thiệp để chấm dứt tình trạng này.

4.6.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và các loài thú linh trưởng loài thú linh trưởng

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta phải xác định đây là việc làm có tính lâu dài nhưng phải thường xuyên và liên tục; phải là sự nghiệp chung của toàn xã hội, nếu chỉ có lực lượng Kiểm lâm, cán bộ truyền thông VQG Cát Tiên thì sẽ trở nên đơn độc và hiệu quả không cao.

Để đạt được mục đích này cần phải xây dựng một chiến lược như là một cuộc cải cách cách mạng về tư tưởng và lối sống và phải làm có tính chất đồng bộ ở mọi cấp mọi ngành. Trước tiên mọi cán bộ, cán bộ Đảng viên phải là những tấm gương sáng về ý thức, nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học như vậy việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng mới hiệu quả.

Nhiệm vụ cụ thể sẽ là trách nhiệm của cơ quan chuyên môn. Cán bộ VQG Cát Tiên nên khoanh vùng chọn điểm để giải quyết những vấn đề vừa mang tính trước mắt vừa có giải pháp lâu dài. Đặc biệt nên quan tâm tuyên truyền vận động nhưng người dân là người dân tộc H’Mông và những thợ săn từ Quảng Bình di cư vào, họ là những nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể thú nói chung và linh trưởng nói riêng ở VQG Cát Tiên. Nội dung tuyên

truyền cần cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, bằng áp phíc, băng zon, khẩu hiệu, truyền thanh; phương thức tuyên tuyền cũng cần được thay đổi, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền gián tiếp.

Nội dung tuyên truyền cần phủ hết được các yêu cầu của công tác bảo tồn, từ luật pháp đến đa dạng sinh học, giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thú rừng. Mảng pháp luật cần được tăng cường nhưng cách tuyên truyền cần phù hợp với trình độ nhận thức của cộng đồng, phải đơn giản, dễ hiểu. Các văn bản luật pháp liên quan có Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật bảo vệ môi trường (1994), Nghị định 159/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, nghị định 32/CP về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ.v.v..

4.6.4. Nâng cao đời sống của người dân địa phương

Ban quản lý VQG Cát Tiên cần phải có sự kết hợp chặt trẽ với Uỷ ban nhân dân các xã trong vùng đệm, quy hoạch phân vùng cho sản xuất cây nông nghiệp, công nghiệp và đặc biệt là kêu gọi các dự án hỗ trợ trồng rừng trên các diện tích đất trống, đồi núi trọc. Hàng năm trong kế hoạch của VQG Cát Tiên tăng thêm kinh phí xây dựng các mô hình trồng mây, tre lấy măng, cây công nghiệp, nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân địa phương. Các hoạt động góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng đệm sẽ thúc đẩy họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực đến bảo vệ đa dạng sinh học góp phần bảo vệ môi trường sống cho các loài linh trưởng.

4.6.5. Kêu gọi nguồn đầu tư cho công tác bảo tồn Vượn má vàng phía nam và các loài thú khác trong khu vực và các loài thú khác trong khu vực

Vượn má vàng là một trong những loài linh trưởng đang là đối tượng quan tâm ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn tài trợ bảo tồn loài còn hạn chế. Vì vậy, kêu gọi được nguồn viện trợ bảo tồn loài Vượn má

vàng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên không những bảo vệ tốt quần thể vượn hiện có mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các loài động vật khác đang sinh sống trong khu vực.

Ở VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà, KBTTN Xuân Thủy, Hồ Gươm v.v.v. đã và đang nhận được sự hỗ trợ to lớn của các tổ chức trong và ngoài nước bảo tồn những loài và đang mang lại những hiệu quả tích cực. Các loài được bảo tồn dần như mang biểu tượng cho cả khu vực. Đời sống của người dân trong vùng được quy hoạch ngày càng được cải thiện và nhận thức được ý nghĩa của việc bảo tồn. Không những vậy, quy hoạch bảo tồn loài còn tạo thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái của VQG và cả khu vực lân cận.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả phân tích trên, một số kết luận được khái quát như sau: - Đợt điều tra đã ghi nhận được 36 đàn Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên trên diện tích điều tra là 6.113,06ha (trong đó có 3.779,57ha sinh cảnh thích hợp cho vượn sinh sống). Hiệu quả của việc thiết kế các điểm điều tra đạt 97,2%. Đề tài cũng tính toán đến ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và địa hình đến khả năng ghi nhận loài.

- Với xác xuất hót là 0,463, hệ số hiệu chỉnh là 0,85 và số đàn vượn được thực tế được phát hiện trong đợt điều tra, đề tài đã ước tính có 42 đàn vượn có trong khu vực điều tra với mật độ là 1,111 (đàn/km2) trên các dạng sinh cảnh thích hợp. Với diện tích 20.289,06ha sinh cảnh thích hợp của toàn phân khu Nam Cát Tiên, tổng số đàn vượn ước tính được là 225 đàn. Theo cách ước tính này, quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên là quần thể vượn lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

- Trong phân khu Nam Cát Tiên, Vượn má vàng sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn bộ diện tích của Vườn nhưng tập trung đông nhất ở khu vực phía Đông của Nam Cát Tiên.

- Trong nghiên cứu này đã xác định được 5 mối đe dọa trực tiếp đến quần thể Vượn má vàng phía nam là: hoạt động săn bắt, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, khai thác cát ven sông trái phép, ảnh hưởng của hoạt động du lịch và đường mòn đi lại. Từ số liệu ghi chép tác động tại các điểm điều tra, đề tài đã xác định được tác động của con người trong khu vực điều tra và thể hiện trên bản đồ.

- Đề tài đã đề xuất được 5 giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa, ngăn chặn các tác động tiêu cực của cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho cộng đồng, phát triển kinh tế nhân dân và kêu gọi sự chung tay bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học tại VQG Cát Tiên.

2. Tồn tại

Phân khu Nam Cát Tiên có diện tích rộng lớn nên trong quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển từ lán trại đến các điểm nghe.

3. Khuyến nghị

Trên cơ sở những hạn chế của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất: cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về đa dạng sinh học nói chung và loài Vượn má vàng phía nam nói riêng tại VQG Cát Tiên. Các thông tin bổ sung sẽ là tài liệu quý báu phục vụ công tác bảo tồn loài và sinh cảnh của khu vực.

Thứ hai: đề tài được thực hiện nghiêm túc, số liệu thu thập chính xác. Vì vậy, đề tài nên được coi là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu phục vụ công tác bảo tồn Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên và các khu vực lân cận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần I: Động vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 của Chính phủ: Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng - Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài (phần I). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Đặng Huy Huỳnh (2005), Tình trạng khu hệ thú ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray-huyện Sa Thầy- tỉnh Kon Tum. Trong “Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 1”, Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2005: trang 330-347.

7. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Lois.K.Lippold, Vũ Ngọc Thành, Lê Vũ Khôi, Lê Khắc Quyết, Văn Ngọc Thịnh, Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Khắc Toản, Và Vũ Văn Lâm (2008), Điều tra các loài linh trưởng ở VQG Chư Mom Ray Bắc Tây Nguyên Việt Nam với quan tâm đặc biệt về các loài Chà Vá Pygathrix spp.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, Tổ chức Bảo tồn Chà vá (DLF).

9. Nadler, T., & Nguyễn Xuân Đặng (2008), Các loài động vật được bảo vệ ở Việt Nam. Hà Nội: HAKI Publishing.

10. Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn, Cox, N., Tiến, N. V., Hổ, Đ. T., et al., (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

11. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000), Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Phạm Nhật (2002), Thú linh trưởng của Việt Nam. NXB Nông Nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)