Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 43 - 44)

Tổng diện tích toàn vườn là 82.722,80 ha, trong đó: rừng giàu 1.983,01 ha (chiếm 2,4%); rừng trung bình 15.267,33 ha (chiếm 18,46%); rừng nghèo và phục hồi 61.857,74 ha (chiếm 74,78%); đất trống, đất khác và mặt nước 3.614,72 ha (chiếm 6,53%) (xem bảng 3.1 ).

Bảng 3.1: Diện tích các loại rừng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên Toàn Vƣờn

Loại đất, loại rừng Diện tích (ha)

Rừng giàu 1.983,01

Rừng trung bình 15.267,33

Rừng nghèo, phục hồi 61.857,74

Đất trống, đất khác và mặt nước 3.614,72

VQG Cát Tiên có diện tích rừng tự nhiên trên 90% đất có rừng với các loại rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô – gỗ, rừng lồ ô, tre nứa. Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau thuận lợi là môi trường sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật hoang dã.

Rừng trồng của VQG Cát Tiên gồm các loài cây trồng là nhóm thực vật bản địa, quý hiếm (Dầu sao, Gõ đỏ…) được trồng với mục đích bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ, đất không còn rừng.

Nhóm đất không có rừng: gồm đất cây gỗ có cây tái sinh, đất cây bụi, các trảng cỏ với nhóm đất không có rừng nhưng giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như bò rừng, nai,…

Đất bán ngập mặn và ngập nước: là diện tích thuộc vùng ngập nước Ramsa Bầu Sấu, gồm các Bầu Cá Trê, Bầu Sen, Bầu Tròn, Bầu Chim,… đây là hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt của VQG Cát Tiên, có đa dạng sinh học rất cao, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia, quốc tế; vùng bán ngập mùa mưa là nơi phân bố, làm tổ của nhóm chim nước, cư ngụ, sinh sản của các loài bò sát, ếch nhái, mùa khô cung cấp cỏ, các loài thực vật thân thảo là nguồn thức ăn ưa thích của các nhóm thú móng guốc, thú ăn cỏ.

Rừng và đất rừng của VQG Cát Tiên đáp ứng các quy định về tiêu chí rừng và đất rừng của khu rừng đặc dụng về độ che phủ của rừng, các loại trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, tính bền vững về diện tích các loại rừng trong các giai đoạn từ khi thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)