Ước tính mật độ vượn tại khu vực điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 58)

Với xác suất hót là 0,463 và hệ số hiệu chỉnh là 0,85 (Giang Trọng Toàn, 2013), số lượng các đàn vượn tại khu vực điều tra (diện tích có sinh cảnh phù hợp với vượn trong vùng nghe thấy xung quanh các điểm nghe) được ước lượng là:

= 36 đàn / 0,85 ≈ 42 (đàn)

Số lượng cá thể vượn ước lượng hiện có tại khu vực điều tra trong phân khu Nam Cát Tiên có tính đến xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh là:

42 đàn x 3,5 cá thể/đàn ≈ 147 (cá thể)

Như đã trình bày ở trên, tổng diện tích của vùng điều tra được xác định là 6.113,06ha nhưng chỉ có 3.779,57ha sinh cảnh sống của vượn. Vì vậy, mật độ đàn vượn trong các sinh cảnh thích hợp của khu vực điều tra (đã tính toán hệ số hiệu chỉnh) là:

42 đàn / 3.779,57 ha ≈ 0,0111 (đàn/ha) ≈ (1,11 đàn/km2)

4.2.2. Ước tính kích thước quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên

Trong phạm vi cả phân khu Nam Cát Tiên có diện tích là 50.995,78ha nhưng chỉ có 20.289,06ha diện tích rừng thích hợp cho Vượn má vàng phía nam sinh sống (bao gồm rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ). Với mật độ của đàn vượn trong khu vực điều tra là 0,0111 (đàn/ha) thì số đàn vượn được ước tính cho cả phân khu Nam Cát Tiên trên các dạng sinh cảnh thích hợp là:

20.289,06ha x 0,0111 đàn/ha ≈ 225 (đàn).

(Số lượng đàn vượn chỉ ước lượng trên các sinh cảnh thích hợp cho vượn sinh sống).

Mật độ đàn vượn nếu tính toàn bộ diện tích phân khu Nam Cát Tiên (không tính đến trạng thái rừng) là:

225 đàn / 50.995,78ha = 0,004412 đàn/ha = 0,441 (đàn/km2

)

Số lượng cá thể Vượn má vàng phía nam ước tính tại phân khu Nam Cát Tiên trên các dạng sinh cảnh thích hợp là:

225 đàn x 3,5 cá thể/đàn ≈ 787 (cá thể).

Tổng hợp kết quả điều tra và kết quả tính toán kích thước, mật độ quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kích thƣớc và mật độ vƣợn tại phân khu Nam Cát Tiên

TT Mục Kết quả

tính toán ĐVT I Khu vực điều tra thực tế

1 Diện tích cả khu vực điều tra 6.113,06 Ha 2 Diện tích có sinh cảnh thích hợp trong khu

vực điều tra 3.779,57 Ha

3 Số đàn vượn nghe thấy hót trong đợt điều tra 36 Đàn

4 Xác suất một đàn vượn hót/ngày 0,463

5 Hệ số hiệu chỉnh của cả ba ngày điều tra 0,85 6 Số đàn vượn ước tính tại khu vực điều tra (đã

tính xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh) 42 Đàn 7 Số cá thể vượn ước tính tại khu vực điều tra

(đã tính xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh) 147 Cá thể 8

Mật độ đàn vượn ước tính phân bố trong khu vực điều tra (đã tính xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh)

TT Mục Kết quả

tính toán ĐVT II Phân khu Nam Cát Tiên

9 Diện tích cả phân khu Nam Cát Tiên 50.995,78 Ha 10 Diện tích sinh cảnh thích hợp của vượn tại

Nam Cát Tiên 20.289,06 Ha

11 Số đàn vượn ước tính tại phân khu Nam Cát

Tiên 225 Đàn

12 Số lượng cá thể Vượn má vàng phía nam ước

tính tại Nam Cát Tiên 787 Cá thể

13 Mật độ đàn vượn trên toàn bộ phân khu Nam

cát tiên 0,441 Đàn/km2

4.3. So sánh quần thể Vƣợn tại Nam Cát Tiên với một số Khu bảo tồn và Vƣờn Quốc gia khác

Khi so sánh kích thước, mật độ quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên với một số Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn lân cận thì phân khu Nam Cát Tiên là nơi cư trú của một quần thể Vượn má vàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với khoảng 225 đàn và mật độ là 0,0111 đàn/ha (1,11 đàn/km2) trên các dạng sinh cảnh thích hợp và 0,441 đàn/km2

cho toàn bộ diện tích của phân khu Nam Cát Tiên.

Trước đây, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là khu vực từng được đánh giá có số lượng đàn Vượn má vàng ước tính lớn nhất Việt Nam với 170 đàn tương ứng với 595 cá thể, mật độ đàn là 0,35 đàn/km2

(Giang Trọng Toàn, 2013); tiếp đến là cả Vườn Quốc gia Cát Tiên với 149 đàn tương ứng khoảng 500 cá thể, mật độ đàn là 0,52 – 0,72 đàn/km2

(Keynon (2007); Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có 124 đàn tương ứng với khoảng 400 cá thể, mật độ đàn là 0,54 đàn/km2

sử dụng một phương pháp điều tra vượn (xem bảng 4.3). Quần thể Vượn má vàng phía nam tại Nam Cát Tiên tương đương với quần thể Vượn má vàng phía nam ở các Khu Bảo tồn lớn ở Campuchia (Phan Channa and Tom Gray, 2009). Điều này cho thấy tầm quan trọng quốc tế của VQG Cát Tiên trong bảo tồnloài Vượn má vàng phía nam.

Bảng 4.3: So sánh số lƣợng Vƣợn má vàng phía nam tại VQG Cát Tiên với một số khu vực lân cận TT Khu Vực Diện tích (ha) Số lƣợng đàn vƣợn (đàn) Số lƣợng cá thể Vƣợn ƣớc tính (cá thể) Mật độ đàn (đàn/km2

) Nguồn thông tin

1 VQG Bù Gia Mập 25.926 124 400 0,54

đàn/km2 Hoàng Minh Đức et al. (2010)

2 VQG Nam Cát Tiên 73.878 149 500 0,52 -0,72

đàn/km2 Keynon (2007)

3 Phân khu Nam Cát Tiên 50.995,78 225 787 0,441

đàn/km2 Lê Xuân Bắc (2017)

4 VQG Chư Yang Sin 59.531 170 595 0,35

đàn/km2 Giang Trọng Toàn (2013)

5 VQG Bi Đúp –Núi Bà 63.938 ≥25 ≥88 Mahood et al. 2009; Luu Hong Truong

& Le Khac Quyet (2010)

6 KBT Phước Bình 19.814 ≥4 ≥14 Hoang Minh Duc (2010)

7 Rừng Ninh Sơn 30.332 ≥6 18 -20 Le Dinh Thu & Do Tuoc (2007)

8 KBT Nam Nung 10.499 30 105 Dong Thanh Hai et al. (2011)

9 KBT Tà Đùng 18.893 12 - 18 31 -73 Hoang Minh Duc et al. (2010)

10 KLSVHCQ Vĩnh Cửu,

Trong giống Nomascus nói chung ở Việt Nam, phân khu Nam Cát Tiên cũng là khu vực có quần thể vượn lớn nhất (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4: So sánh quần thể vƣợn tại phân khu Nam Cát Tiên và một số quần thể lớn nhất của các loài thuộc giống Nomascus ở Việt Nam

TT Loài Vƣợn Tên Khoa học Khu vực Diện tích (ha) Số lƣợng đàn Vƣợn Số lƣợng thể Nguồn thông tin 1 Vượn đen tuyền Nomascus concolor KBTLVSC Mù Cang Trải 20.293 > 14 47 Lê Trọng Đại và Lê Minh Phong (2010) 2 Vượn đen hải nam Nomascus nasutus KBTLVSC Vượn Cao Vít Trùng Khánh, Cao Bằng 1.656 18 110 Insua - cao et al. (2010) 3 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys VQG Pù Mát 91.113 130 455 Lưu Tưởng Bách và Rawson, (2011)

4 Vượn siki Nomascus

siki VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 85.754 37 101 Lê Trọng Đạt (2009) 5 Vượn má vàng phía bắc Nomascus annamensis KBTTN Đắc Rông 37.640 56 Nguyễn Quảng Hòa Anh et al. (2010) 6 Vƣợn má vàng phía nam Nomascus gabriellae Phân khu Nam Cát Tiên 50.995,8 225 787 Lê Xuâ Bắc (2017)

Như vậy, có thể nói quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên là quần thể vượn lớn nhất ở nước ta hiện nay. Số lượng đàn và số lượng cá thể vượn ở Nam Cát Tiên lớn hơn rất nhiều so với các khu vực khác được đánh giá là khu vực có quần thể vượn lớn nhất của tất cả các loài trong giống Nomascus.

Vượn má vàng phía nam tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, VQG Bù Gia Mập, VQG Chư Yang Sin, VQG Bi Đúp – Núi Bà, Khu Bảo tồn Tà Đùng. Vườn Quốc gia Cát Tiên (phân khu Nam Cát Tiên, phân khu Cát Lộc và phân khu Tây Cát Tiên) cùng các khu rừng đặc dụng liền kề như VQG Bi Đúp- Núi Bà, KBT Phước Bình tạo thành một tổ hợp chứa đựng quần thể lớn nhất của Vượn má vàng nói riêng và của giống Nomascus nói chung ở Việt Nam.

4.4. Vùng phân bố Vƣợn má vàng phía nam tại Nam Cát Tiên

Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã xác định vùng sinh sống chủ yếu của loài Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên là: khu vực Trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu vực Trạm Kiểm lâm Đà Cộ, vùng giữa Trạm Kiểm lâm Đắc Lua và Bầu Sấu, khu vực Bầu Sấu, Khe Thơi và khu vực Trạm Kiểm lâm Đắc Ha. Tổng hợp các khu vực ghi nhận có Vượn má vàng phía nam sinh sống tại phân khu Nam Cát Tiên được chuyển vào bản đồ và mô tả trong hình 4.5.

Sinh cảnh sống của các đàn vượn được ghi nhận thuộc các trạng thái rừng: rừng giàu, rừng trung bình, rừng phục hồi, rừng hỗn giao. Mặc dù các điểm nghe được bố trí bao chùm một phần diện tích các dạng sinh cảnh không thích hợp của vượn nhưng không ghi nhận được vượn ở các khu vực này. Trong 36 đàn vượn được ghi nhận trong đợt điều tra có 4 đàn được xác định ở khu vực tiếp giáp với rừng tre nứa và rừng trồng. Vì vậy nhận định về sinh cảnh ưa thích của vượn mà đề tài đã đề ra trong phần phương pháp là hoàn toàn phù hợp.

Như vậy, vùng sinh sống của Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông của Nam Cát Tiên. Khu vực này gần trụ sở Ban Quản lý Vườn Quốc gia và được bao bọc bởi sông Đồng Nai hùng vĩ ngăn cách việc săn bắn trái phép của thợ săn. Tuy nhiên, cấu trúc của một đàn vượn thường từ 2 – 4 cá thể và luôn có xu hướng tách đàn mới đối với các cá thể đực trưởng thành. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác trái phép nguồn tài nguyên rừng vẫn diễn ra tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vì vậy, Ban quản lý VQG Cát Tiên cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, bảo vệ rừng, ngăn cấm các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản trái phép, đặc biệt ở các trạng thái rừng giàu và rừng trung bình. Ngoài ra, Ban quản lý VQG Cát Tiên cần ưu tiên khu vực phía Đông của Nam Cát Tiên trong việc bảo tồn loài Vượn má vàng phía nam.

4.5. Các mối đe dọa tới quần thể Vƣợn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên

Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã ghi nhận được 5 mối đe dọa trực tiếp đến các loài động vật nói chung và loài Vượn má vàng nói riêng tại phân khu Nam Cát Tiên đó là: săn bắn động vật trái phép, hoạt động khai thác gỗ trái phép, khai thác cát ven sông, đường mòn đi lại và ảnh hưởng của hoạt động du lịch.

4.5.1. Mối đe dọa săn bắt

Hiện nay, hoạt động săn bắt động vật hoang dã xảy ra ở tất cả các khu rừng đặc dụng trong cả nước. Hoạt động săn bắt bao gồm hoạt động săn bắn các loài động vật lớn và bẫy bắt các loài động vật nhỏ. Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu rừng đặc dụng có trữ lượng lớn các loài động vật ở nước ta. Mặc dù, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên và các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước đã có nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn hoạt động này nhưng vẫn không kiểm soát được toàn bộ trên diện tích rộng lớn của Vườn.

Trong đợt điều tra, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 3 điểm săn bắt động vật tại khu vực Đắc Lua, Đắc Ha và Khe Thơi. Tại các trạm Kiểm lâm tịch thu được nhiều bẫy cạm kiềng và bẫy lồng (hình 4.6).

Ngoài ra, lực lượng tuần tra thường xuyên phá hủy nhiều bẫy dây phanh tại các khu rừng. Các hoạt động săn bắt được thực hiện chủ yếu là do nam giới, họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi

có cơ hội. Thời gian săn bắt thường diễn ra vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, đây là thời gian có nhiều hoa quả, tiết trời ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Hơn nữa, vào những tháng này, người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Theo số liệu thống kê của Vườn Quốc gia Cát Tiên, kể từ đầu năm 2016 cho đến nay, các cán bộ kiểm lâm tại đây đã tịch thu 18 khẩu súng tự chế, 12 bộ máy xung điện, 10.009 sợi dây bẫy các loại. Thả về rừng 20 cá thể động vật hoang dã và tiêu hủy hơn 122kg thịt động vật hoang dã các loại. Theo nguồn thông tin phỏng vấn các cán bộ Kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, các đối tượng săn bắt động vật hoang dã đang ngày càng tinh vi hơn. Họ cũng sẵn sàng chống đối và tấn công các cán bộ Kiểm lâm khi bị phát hiện. Điển hình, vào ngày 16/7/2016, trong lúc đang tuần tra tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, một cán bộ kiểm lâm của vườn đã bị một nhóm đối tượng tấn công gây chấn thương vùng mặt.

Hình 4.6: Bẫy thú nhỏ đƣợc ghi nhận tại khu vực gần trạm Đắc Lua

Hiện nay, tại địa bàn các xã và huyện giáp ranh với VQG Cát Tiên hiện vẫn còn tồn tại nhiều đường dây tiêu thụ lâm sản và động vật hoang dã bất hợp pháp; các loại súng săn và các phương tiện bị nghiêm cấm sử dụng khác theo quy định của pháp luật vẫn chưa được thu hồi triệt để.

Tình trạng săn bắt động vật hoang dã diễn ra ở khu vực phía Tây và phía Bắc của Vườn nhiều hơn so với khu vực phía Đông và phía Nam của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khu vực phia Tây và Bắc của Vườn tiếp giáp với khu dân cư nên việc quản lý khó khăn và động vật trong khu vực dễ bị săn bắt hơn khu vực phía Tây và Bắc có sông Đồng Nai ngăn cách và tiếp giáp với trụ sở của Vườn.

Nhìn chung, hoạt động săn bắt đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến các loài động vật nói chung và loài Vượn má vàng phía nam nói riêng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc suy thoái tài nguyên rừng của khu vực.

4.5.2. Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép

Hiện nay, VQG Cát Tiên không chỉ là một trong những nơi có số lượng động thực vật phong phú lớn nhất của cả nước mà còn là khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Do đó, công tác bảo vệ cũng như phát triển các loài động thực vật đang được quan tâm và phát triển. Cũng giống như các loài động vật, tài nguyên gỗ củi và lâm sản ngoài gỗ tại VQG Cát Tiên cũng đang bị lâm tặc khai thác trái phép nhằm mục đích thương mại và sử dụng trong gia đình.

Theo số liệu thống kê của Vườn Quốc gia Cát Tiên, kể từ đầu năm 2016 cho đến nay, các cán bộ Kiểm lâm đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 74 vụ vi phạm về khai thác lâm sản trái phép, vận chuyển mua bán động vật hoang dã, bắt giữ 90 đương sự với tổng số tiền xử phạt hành chính hơn 234 triệu đồng. Ngoài ra, chỉ trong 9 tháng đầu năm, Vườn Quốc gia Cát Tiên còn tịch thu được 5,5m3

Mặc dù tình trạng khai thác và buôn bán gỗ có giảm nhưng tình trạng khai thác lâm sản phụ và săn bắt động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn đang còn tồn tại, thậm chí còn tinh vi hơn, khiến công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Hình 4.7: Điểm ghi nhận khai thác gỗ tại khu vực Khe Thơi

4.5.3. Khai thác cát ven sông trái phép

Việc khai thác cát trái phép ở sông Đồng Nai đã gây sạt lở và làm mất hàng ngàn mét vuông đất của VQG Cát Tiên. Nhiều thảm thực vật, cây gỗ bị cuốn và nhấn chìm xuống sông. Trước tình trạng trên, Ban Quản lý VQG Cát Tiên tiến hành kiểm tra đất ven sông Đồng Nai, từ khu vực Trạm Kiểm lâm Đà Cộ đến Trạm kiểm lâm Đà Lắc. Theo đó, trên đoạn đường sông dài 14km do VQG quản lý đã xác định 18 vị trí bị sạt lở với tổng diện tích 13.800m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabrieliae thomas 1909) tại phân khu nam cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)