Để thấy rõ tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu trong việc phân tích, tìm ra nguyên nhân và giải pháp góp phần cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. Tác giả tiến hành phân tích trƣờng hợp của EIB trong 3 năm 2005, 2009, 2014. Năm 2014, VCSH của EIB là 14,07 nghìn tỷ đồng, giá trị này tƣơng đƣơng với VCSH của TCB (14,9 nghìn tỷ đồng) và ACB (13,4 nghìn tỷ đồng). Do đó, khi nghiên cứu trƣờng hợp của EIB, tác giả lựa chọn TCB và ACB là 2 ngân hàng so sánh.
Bảng 5.1: Nghiên cứu trường hợp của Eximbank
Nội dung 2005 2009 2014 ROA - Exim 0,21% 1,73% 0,03% - TCB 2,25% 2,24% 0,65% - ACB 1,51% 1,61% 0,55% Trung bình nhóm 1,40% 1,63% 0,65% ETA - Exim 7,35% 20,40% 8,73% - TCB 9,46% 7,91% 8,52% - ACB 5,29% 6,02% 6,90% Trung bình nhóm 10,00% 9,27% 8,21% LOANTA - Exim 56,58% 58,64% 54,10% - TCB 49,63% 45,47% 45,65% - ACB 38,65% 37,14% 64,76% Trung bình nhóm 55,89% 47,43% 50,39% LOANGR - Exim 28,23% 80,77% 5,45% - TCB 57,06% 61,78% 14,28% - ACB 38,79% 79,02% 8,52% Trung bình nhóm 51,69% 69,22% 13,37% NPL - Exim 1,12% 1,83% 2,46% - TCB 0,23% 2,49% 2,38% - ACB 0,20% 0,41% 2,18% Trung bình nhóm 1,13% 1,44% 2,29% INTA - Exim 0,35% 1,17% 1,20% - TCB 0,11% 0,07% 0,39%
Trung bình nhóm 0,73% 0,63% 0,41% SIZE - Exim 11.369.233 65.448.356 161.093.836 - TCB 10.666.106 92.581.504 175.901.794 - ACB 24.272.864 167.881.047 179.609.771 GDP 8,44% 5,23% 5,98% INF 8,40% 6,52% 4,09% Nguồn: BCTC của các NHTMCP.
ROA của EIB trong 3 năm 2005, 2009, 2014 đạt lần lƣợt là: 0,21%; 1,73%; 0,03%. So sánh với các ngân hàng có cùng quy mô và chỉ tiêu chung của nhóm cho thấy:
- Năm 2005, ROA của EIB thấp hơn so với 2 ngân hàng so sánh và thấp hơn so với ROA chung của nhóm ngân hàng có cùng quy mô. Trong năm này, các vấn đề gặp phải của EIB bao gồm: (i) Khả năng tự chủ tài chính của EIB khá thấp (7,35%); (ii) Tốc độ tăng trƣởng các khoản cho vay của EIB thấp; (iii)Tỷ lệ đầu tƣ góp vốn dài hạn thấp trong khi tỷ lệ này của các ngân hàng khác trong cùng nhóm khá cao.
- Năm 2009, ROA của EIB là 1,73% cao hơn so với ACB (1,61%); trung bình nhóm (1,63%) nhƣng thấp hơn so với TCB (2,24%). Mặc dù, các chỉ số vĩ mô trong năm 2009 giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, đây là mốc ROA cao nhất của EIB trong giai đoạn 2005-2014. Điều này chứng tỏ EIB đã có những nỗ lực rất lớn nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Cụ thể, trong năm này, các vấn đề đặt ra trong năm 2005 đã đƣợc EIB giải quyết: Khả năng tự chủ tài chính tăng mạnh (20,4% so với số trung bình của nhóm là 9,27%); tốc độ tăng trƣởng tín dụng đạt 80,77%, tốc độ này ngang bằng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ACB và cao hơn so với TCB (61,78%) cũng nhƣ số trung bình của nhóm (69,22%); Tỷ lệ đầu tƣ góp vốn dài hạn là 1,17%, tỷ lệ này cao hơn so với các đối tƣợng so sánh còn lại. Đồng thời trong năm này, EIB có mức tăng trƣởng quy mô rất cao (5 lần). Đây là những nguyên nhân góp phần gia tăng ROA của EIB trong năm 2009 so với 2005. Tuy nhiên, lợi nhuận trong năm 2009 có thể đạt mức cao hơn nếu EIB kiểm soát đƣợc tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của EIB trong năm 2009 là 1,17%; cao hơn so với TCB (0,07%); ACB (0,73%); số trung bình của nhóm (0,63%). Vì
vậy, để đạt mức lợi nhuận cao hơn, bên cạnh việc duy trì đà tăng trƣởng nhƣ trong năm 2009, EIB cần tập trung hơn vào việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu.
- Trong năm 2014, ROA của EIB đạt mức 0,03%; thấp hơn so với TCB (0,65%); ACB (0,55%) và trung bình nhóm (0,65%). Mặc dù các chỉ số vĩ mô có sự tăng nhẹ so với năm 2009, nhƣng sự sụt giảm mạnh của ROA tại EIB cho thấy: EIB đang gặp phải những vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể: (i) Sự gia tăng nhanh chóng về quy mô hoạt động. Tổng tài sản của EIB trong năm 2014 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2009. Sự gia tăng quy mô ứng với việc ROA giảm cho thấy, đây là quy mô hoạt động không mang lại hiệu quả cho EIB. (ii) tốc độ tăng trƣởng tín dụng thấp (5,45%); (iii) Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức cao (2,46%), cao hơn so với TCB (2,38%); ACB (2,18%0 và trung bình của nhóm (2,29%); (iii) Tỷ lệ đầu tƣ góp vốn dài hạn khá cao (1,2%), tỷ lệ này của TCB, ACB và trung bình của nhóm là 0,39%; 0,49%; 0,41%. Một số giải pháp cải thiện ROA là: Thứ nhất, kiểm soát toàn bộ nguồn vốn và tài sản; rà soát, đánh giá các tài sản không mang lại hiệu quả cũng nhƣ các nguồn vốn có chi phí cao tại EIB nhằm giảm bớt quy mô hoạt động. Thứ hai, rà soát các khoản đầu tƣ góp vốn dài hạn, tiến hành thoái vốn tại các đơn vị góp vốn không mang lại hiệu quả. Đồng thời, sau khi thoái vốn, sử dụng nguồn vốn này vào hoạt động cấp tín dụng nhằm gia tăng tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát nợ xấu tốt hơn. Để phòng ngừa nợ xấu ảnh hƣởng đến lợi nhuận, EIB cần nâng cao chất lƣợng các khoản tín dụng và chất lƣợng của tài sản đảm bảo nhằm hạn chế chi phí trích lập dự phòng.