Cơ cấu thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58)

Bảng 4.3 Cơ cấu thu nhập của các NHTMCP giai đoạn 2005-2014

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Thu nhập lãi thuần

- Nhóm 1 82,43% 76,15% 70,44% 84,61% 73,57% 77,55% 83,76% 77,93% 77,62% 76,18% - Nhóm 2 90,93% 78,50% 64,37% 66,74% 69,71% 78,76% 83,33% 85,99% 73,82% 74,69% - Nhóm 3 113,94% 85,59% 74,78% 84,82% 79,24% 81,31% 91,61% 88,14% 86,81% 85,53% Thu nhập từ dịch vụ - Nhóm 1 7,20% 8,52% 9,10% 9,23% 10,54% 12,48% 9,69% 9,05% 8,59% 8,48% - Nhóm 2 2,92% 8,44% 10,15% 13,39% 15,26% 14,54% 12,77% 7,35% 9,16% 10,18% - Nhóm 3 -22,91% -13,69% 6,90% 5,54% 7,20% 7,56% 4,16% 3,90% 4,75% 4,31%

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối

- Nhóm 1 2,30% 3,08% 3,24% 8,24% 3,69% 2,82% 3,87% 4,52% 3,81% 3,61%

- Nhóm 2 2,27% 2,57% 3,45% 9,70% 5,10% -1,37% -1,38% -3,82% -0,56% 1,45%

- Nhóm 3 -0,01% 1,82% 2,74% 8,18% 3,46% 0,33% -4,51% -2,06% -2,83% -0,55%

Thu nhập từ đầu tư chứng khoán

- Nhóm 1 4,11% 2,43% 2,22% -7,76% 4,14% -0,69% -0,13% 1,60% 2,91% 2,43%

- Nhóm 2 0,66% 5,17% 11,96% -0,44% 4,61% 1,38% -0,28% 1,32% 10,13% 6,90%

- Nhóm 3 1,54% 4,96% 5,56% -7,48% 4,56% 3,09% 3,07% 4,51% 2,69% 4,25%

Thu nhập từ góp vốn đầu tư dài hạn

- Nhóm 1 0,88% 1,64% 2,18% 2,47% 2,69% 2,18% 2,86% 1,43% 2,06% 1,24% - Nhóm 2 0,60% 0,73% 2,57% 2,06% 2,57% 2,66% 0,80% 1,04% 2,64% 2,24% - Nhóm 3 2,87% 12,01% 2,35% 4,85% 3,05% 1,32% 1,45% 1,50% 2,58% 1,30% Thu nhập từ hoạt động khác - Nhóm 1 3,09% 8,18% 12,81% 3,21% 5,36% 5,66% -0,05% 5,47% 5,01% 8,07% - Nhóm 2 2,62% 4,59% 7,49% 8,55% 2,76% 4,03% 4,75% 8,13% 4,81% 4,53% - Nhóm 3 4,57% 9,31% 7,67% 4,10% 2,50% 6,39% 4,22% 4,01% 6,00% 5,15% Nguồn: BCTC của các NHTMCP.

Theo bảng 4.3, trong cơ cấu thu nhập thuần của các NHTMCP, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng thu nhập thuần; thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ chiếm khoảng 9% (ngoài trừ NHTMCP nhóm 3 chỉ chiếm 0,77%). Thu nhập thuần từ hoạt động khác chiếm 5%. Còn lại, thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán, góp vốn đầu tƣ dài hạn, kinh doanh ngoại hối dao động trong khoảng 2-3% tổng thu nhập thuần. Chi tiết nhƣ sau:

- Thu nhập lãi thuần

Trong 3 nhóm ngân hàng khảo sát, ngân hàng nhóm 3 có tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập thuần cao nhất trong giai đoạn 2005-2014 (87,18%), tỷ trọng này của các NHTMCP nhóm 1 và 2 là 78,02% và 76,68%. Về mức độ dao động trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các ngân hàng nhóm 1 có tỷ lệ dao động thấp nhấp (mức độ chênh lệch giữa tỷ trọng cao nhất và thấp nhất là 14,17%). Điều này cho thấy các hoạt động tín dụng của các NHTMCP nhóm 1 đƣợc duy trì một cách ổn định và ít có sự thay đổi lớn. Hơn nữa, nhóm 1 chỉ bao gồm 03 NHTMCP nên có sự biến động không cao. Ngƣợc lại, các ngân hàng nhóm 2 và 3 có tỷ lệ dao động khá cao (29,18% và 33,1%). Điều này phản ánh mức độ không ổn định trong hoạt động tín dụng của các NHTMCP nhóm 2 và 3. Kết quả này là tƣơng đồng với việc các NHTMCP nhóm 3 có giai đoạn tăng trƣởng hoạt động tín dụng rất cao nhƣng giảm mạnh trong giai đoạn sau đó. Đặc biệt trong năm 2005, tỷ trọng thu nhập thuần từ lãi của các NHTMCP nhóm 3 là 113,94%. Nguyên nhân do trong năm 2005, các NHTMCP nhóm 3 đầu tƣ nhiều vào hoạt động dịch vụ nhằm gia tăng tiếp cận khách hàng. Điều này làm thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ âm 23%. Kết quả là tổng thu nhập thuần thấp hơn so với thu nhập thuần lãi thuần.

Trong những năm gần đây, tỷ trọng thu nhập lãi thuần có xu hƣớng giảm liên tục (từ năm 2011 đến năm 2014). Tỷ trọng thu nhập lãi thuần giảm trong khi thu nhập thuần của các NHTMCP liên tục gia tăng chứng tỏ các NHTMCP đã chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa quá trình sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để phân tích rõ hơn về mức thu nhập của từng nhóm ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả tiến hành so

sánh NIM của 3 nhóm ngân hàng trong giai đoạn 2005-2014. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung

bình

Nhóm 1 3,33% 2,77% 2,85% 2,66% 2,76% 3,40% 4,18% 3,09% 3,14% 2,85% 3,1% Nhóm 2 3,52% 3,56% 3,37% 2,90% 4,47% 4,42% 3,23% 3,21% 3,16% 3,21% 3,51% Nhóm 3 4,35% 4,92% 4,56% 3,17% 4,30% 3,86% 4,80% 4,74% 3,49% 2,94% 4,11%

Nguồn: BCTC của các NHTMCP.

Theo bảng 4.4, các ngân hàng nhóm 3 có NIM cao nhất (4,11%); trong khi NIM của các ngân hàng nhóm 1 và 2 lần lƣợt là 3,1% và 3,51%. Điều này cho thấy khả năng tạo ra thu nhập của các tài sản sinh lời của ngân hàng nhóm 3 là tốt hơn so với ngân hàng nhóm 1 và 2. Điều này chứng tỏ danh mục cho vay của các ngân hàng nhóm 3 có mức độ rủi ro cao hơn. Nhìn chung, NIM của các ngân hàng đƣợc duy trì ổn định và không có biến động lớn. Trong giai đoạn 2005- 2014, NIM của ngân hàng nhóm 1 và 3 đạt đƣợc cao nhất vào năm 2012, trong khi các ngân hàng nhóm 2 đạt mốc cao nhất vào năm 2009. Đây đều là những thời điểm ngành ngân hàng và nền kinh tế rơi vào trạng thái phát triển nóng khi lãi suất huy động và cho vay trên thị trƣờng liên tục gia tăng. Trong 3 ngân hàng thuộc nhóm 1, CTG và BIDV có NIM là 3%; NIM của VCB là 2,7%. Trong các ngân hàng nhóm 2, SHB là ngân hàng có NIM cao nhất (5,31%) và MSB có NIM thấp nhất (2,6%). Đối với ngân hàng nhóm 3, NIM cao nhất và thấp nhất lần lƣợt tại các ngân hàng MDB (7,61%) và Seabank (1,97%).

- Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ

Trong giai đoạn 2005-2014, tỷ trọng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng nhóm 2 có tỷ trọng cao nhất (10,42%); tỷ trọng này của các ngân hàng nhóm 1 và 3 lần lƣợt là 9,29% và 0,77%. Điều này cho thấy, so với các NHTMCP nhóm 1 và 2, hoạt động dịch vụ của các ngân hàng nhóm 3 còn gặp rất nhiều khó khăn. Các nguyên nhân có thể kể đến là do: Uy tín trên thị trƣờng chƣa cao, khả năng tiếp cận khách hàng khó khăn, trang bị cơ sở vật chất còn hạn chế, mạng lƣới hoạt động chƣa rộng,…Do đó, việc cạnh tranh của các ngân hàng nhóm 3 đối với các ngân hàng nhóm 1 và 2 còn nhiều hạn chế. Nhƣ đã

hoạt động dịch vụ âm. Sau đó, tỷ lệ này đạt mức dƣơng và gia tăng liên tiếp trong các năm 2007-2010 rồi giảm dần trong giai đoạn 2010-2014. Nhƣ vậy, thu nhập của các ngân nhóm 3 chủ yếu đến từ hoạt động cho vay. Điều này cho thấy mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ quá trình đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng nhóm 3 còn nhiều hạn chế.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (KDNH) có đƣợc từ 3 nguồn: (i) Thu nhập từ việc xác lập trạng thái về ngoại hối (trƣờng hoặc đoản), sau đó chờ sự biến động về tỷ giá trên thị trƣờng; (ii) Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trƣờng khác nhau hoặc giữa các đơn vị yết giá khác nhau trên cùng một thị trƣờng; (iii) thu nhập từ chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra của đơn vị yết giá. Nhƣ vậy, hoạt động KDNH đối với các TCTD có sự hạn chế trong việc đầu tƣ về nguồn nhân lực, trình độ công nghệ thông tin sẽ gặp nhiều rủi ro.

Theo bảng 4.3, cơ cấu thu nhập thuần từ hoạt động KDNH của các ngân hàng nhóm 1 có tỷ trọng cao nhất (tỷ lệ trung bình trong giai đoạn 2005-2014 là 3,92%); Tỷ trọng này gấp hơn 2 lần so với các ngân hàng nhóm 2 và gấp gần 6 lần so với các ngân hàng nhóm 3. Đặc biệt, trong giai đoạn nghiên cứu, có 4 thời điểm các ngân hàng nhóm 2 có mức lỗ về hoạt động KDNH (giai đoạn 2010- 2013), trong khi các ngân hàng nhóm 3 có 5 thời điểm có mức lợi nhuận âm từ hoạt động KDNH (năm 2005, giai đoạn 2011-2014). Đây là các thời điểm mà tỷ giá trên thị trƣờng có sự biến động mạnh. Tuy nhiên, khác với các ngân hàng nhóm 2 và 3, trong giai đoạn này, hoạt động KDNH của các ngân hàng nhóm 1 vẫn mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng ổn định trong cơ cấu tổng thu nhập thuần của ngân hàng.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2005-2014, hoạt động KDNH của các ngân hàng nhóm 1 mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng thu nhập thuần. Trong khi đó, hoạt động KDNH của các ngân hàng nhóm 2 và 3 mang lại thu nhập rất thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa, có nhiều thời điểm hoạt động KDNH của ngân hàng nhóm 2 và 3 bị thua lỗ. Điều này cho thấy, hoạt

động KDNH mang lại hiệu quả đối với các ngân hàng nhóm 1 nhƣng vẫn là kênh đầu tƣ có nhiều rủi ro đối với các ngân hàng nhóm 2 và 3.

- Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư chứng khoán

Theo luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, NHTM đƣợc phép tham gia vào thị trƣờng tiền tệ thông qua việc mua, bán các loại giấy tờ có giá. Ngoài ra, để thực hiện các nghiệp vụ: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khoán; quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán; mua, bán cổ phiếu thì NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Việc mua bán các loại giấy tờ có giá trên thị trƣờng tiền tệ giúp các NHTM gia tăng khả năng sinh lợi của tài sản, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mặt khác đây là nguồn dự trữ thứ cấp nhằm đảm bảo an toàn về mặt thanh khoản cho ngân hàng.

Trong giai đoạn 2005-2014, thu nhập thuần từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán chiếm 1,13-3,96% trong tổng thu nhập thuần. Trong đó các ngân hàng nhóm 2 có tỷ lệ cao nhất (3,96%), cơ cấu này của các ngân hàng nhóm 1 và 3 lần lƣợt là 1,13% và 2,66%. Tuy nhiên, đây chỉ là số tƣơng đối nên bị ảnh hƣởng bởi tổng thu nhập thuần. Bảng 4.5 dƣới đây so sánh hiệu quả trong kinh doanh chứng khoán của 3 nhóm ngân hàng đƣợc khảo sát thông qua tỷ lệ thu nhập biên trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Bảng 4.5: Tỷ lệ thu nhập biên trong hoạt động kinh doanh chứng khoán

Năm

Thu nhập từ hoạt độngđầu

tƣ chứng khoán (triệu đồng) Số dƣ đầu tƣ chứng khoán (triệu đồng) Thu nhập thuần trênmỗi đơn vị đầu tƣ chứng khoán

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2006 348.091 363.846 113.869 64.478.686 21.067.202 3.854.341 0,61% 1,98% 3,92% 2007 411.920 2.441.555 300.210 109.475.720 54.530.344 11.014.406 0,47% 6,46% 4,04% 2008 -1.255.226 498.464 -105.584 107.247.793 101.720.571 9.381.141 -1,16% 0,64% -1,04% 2009 1.157.657 1.712.679 361.321 104.346.243 138.395.027 9.760.525 1,09% 1,43% 3,78% 2010 -302.978 410.910 250.052 127.263.317 250.301.275 38.501.542 -0,26% 0,21% 1,04% 2011 112.440 205.929 184.721 131.602.752 213.281.005 45.703.728 0,09% 0,09% 0,44% 2012 884.496 -373.574 272.205 206.194.235 218.368.909 42.699.514 0,52% -0,17% 0,62% 2013 1.637.499 2.552.905 125.063 225.263.424 307.897.121 97.860.420 0,76% 0,97% 0,18% 2014 1.486.543 2.876.595 603.681 275.454.508 377.300.626 114.619.999 0,59% 0,84% 0,57% Trung bình 0,30% 1,38% 1,50%

Trong giai đoạn 2005-2014, các ngân hàng nhóm 2 đã đầu tƣ 19,18% tổng tài sản vào danh mục các loại chứng khoán (tỷ trọng cao nhất trong nhóm ngân hàng nghiên cứu), tỷ trọng này của các ngân hàng nhóm 1 và 3 là 14,28% và 11,9%. Tùy thuộc vào danh mục các loại chứng khoán đầu tƣ mà mức lợi suất thu đƣợc cho mỗi loại chứng khoán khác nhau. Trong đó, chứng khoán có mức rủi ro cao thƣờng sẽ có mức thu nhập cao hơn. Theo bảng 4.5, tính bình quân trong giai đoạn 2005-2014, cứ mỗi đơn vị chứng khoán đầu tƣ, các ngân hàng nhóm 3 có đƣợc 1,5% đơn vị lợi nhuận; tỷ lệ này của các ngân hàng nhóm 1 và 2 lần lƣợt là 0,30% và 1,38%. Nhƣ vậy, trong danh mục chứng khoán đầu tƣ, các ngân hàng nhóm 3 đầu tƣ vào các chứng khoán có độ rủi ro cao nhất. Trong khi đó, các ngân hàng nhóm 1 chủ yếu đầu tƣ vào các loại chứng khoán có độ rủi ro thấp và khả năng thanh toán cao hơn nhằm gia tăng dự trữ thanh khoản.

Theo bảng 4.4, năm 2008, khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giảm sâu sau giai đoạn phát triển mạnh trƣớc đó, các ngân hàng nhóm 1 và 3 đã bị thua lỗ trên thị trƣờng chứng khoán. Đến năm 2012, thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động mạnh mẽ, lãi suất đƣợc điêu chỉnh gia tăng nhằm kiềm chế lạm phát, vì vậy giá cả các loại chứng khoán có xu hƣớng giảm. Kết quả là hoạt động đầu tƣ chứng khoán của các ngân hàng nhóm 2 đã không mang lại hiệu quả và có mức âm trong thu nhập thuần.

Qua phân tích trên cho thấy, mặc dù việc đầu tƣ vào chứng khoán là kênh sinh lời an toàn và là phƣơng tiện để thực hiện việc dự trữ thứ cấp nhằm đảm bảo an toàn cho thanh khoản. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là sự thay đổi của các chính sách vĩ mô thì việc đầu tƣ vào các loại chứng khoán luôn tiềm ẩn những rủi ro.

- Thu nhập từ góp vốn, đầu tư dài hạn

Trong giai đoạn 2005-2014, thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần thƣờng chiếm từ 0,5-3,5% tổng thu nhập thuần của ngân hàng. Theo bảng 4.3, các ngân hàng nhóm 3 có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần lớn nhất (trung bình 3,33%); tỷ trọng này của các ngân hàng nhóm 1 và 2 khoảng 2%.

Bảng 4.6:Tỷ lệ thu nhập biên trong hoạt động góp vốn đầu tƣ dài hạn

Năm

Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ

góp vốn dài hạn (triệu đồng) Số dƣ đầu tƣ góp vốn dài hạn (triệu đồng) Thu nhập thuần biên đầu tƣ góp vốn dài hạn

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2006 234.133 49.156 205.205 2.210.298 1.735.004 482.487 20,20% 5,59% 80,43% 2007 358.748 322.189 104.718 4.835.069 4.730.043 1.598.607 14,15% 13,48% 11,61% 2008 388.691 431.785 143.968 5.706.818 6.489.688 2.866.880 12,82% 12,68% 9,69% 2009 707.096 768.640 184.081 8.329.610 4.468.390 2.226.371 16,22% 31,37% 15,53% 2010 790.847 1.053.012 147.684 8.545.205 8.080.402 3.171.759 17,10% 23,80% 8,80% 2011 1.374.965 280.520 157.658 9.219.614 9.698.649 2.702.509 27,47% 5,22% 11,06% 2012 684.436 344.266 155.915 9.688.741 8.610.717 2.727.953 12,37% 7,74% 10,81% 2013 1.071.757 812.261 237.120 11.189.897 8.080.766 3.187.112 18,05% 19,28% 14,19% 2014 748.941 742.124 123.606 12.113.665 6.602.755 3.128.131 11,36% 20,02% 7,35% Trung bình 15,70% 14,23% 18,13% Nguồn: BCTC của các NHTMCP.

Bảng 4.6 so sánh hiệu quả từ hoạt động đầu tƣ góp vốn của các NHTMCP thông qua tỷ lệ thu nhập biên trong hoạt động góp vốn đầu tƣ dài hạn. Theo bảng 4.6, trong năm 2006, tỷ suất thu nhập thuần bình quân trên mỗi đơn vị đầu tƣ góp vốn của các ngân hàng nhóm 3 đạt mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu (80,43%). Nguyên nhân là do trong năm 2006, có nhiều khoản đầu tƣ góp vốn của một số NHTMCP nhóm 3 mang lại tỷ suất sinh lời rất cao. Cụ thể: tại Seabank là 487,05%; tại NamAbank là 40,30%; tại NVB là 23,11%; tại VietAbank là 19,66%. Nghiên cứu BCTC của các NHTMCP kể trên trong năm 2006 cho thấy: các công ty con, công ty liên kết của nhóm 3 ngân hàng này trong năm 2006 đều thuộc lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Trong giai đoạn 2004- 2006, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển vƣợt bậc, việc kinh doanh trên thị trƣờng chứng khoán mang lại những kết quả khả quan. Đây có thể là nguyên nhân chính góp phần làm việc đầu tƣ góp vốn của các ngân hàng nhóm 3 mang lại lợi nhuận rất lớn.

Bình quân trong giai đoạn 2005-2014, việc đầu tƣ góp vốn của các NHTM nhóm 3 mang lại hiệu quả cao nhất (18,13%); tỷ lệ này của các ngân hàng nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)