Hình 4.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê
8.4 6.6 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.6 4.09 0 5 10 15 20 25 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 %
Diễn biến lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 đƣợc thể hiện tại hình 4.3. Theo đó, lạm phát đƣợc duy trì ở mức ổn định một con số trong các năm 2005, 2006, 2009 và giai đoạn 2012-2014. Trong các năm còn lại, lạm phát gia tăng ở mức hai con số và thiết lập mốc cao nhất 19,89% (năm 2008) và 18,13% (năm 2011). Nguyên nhân lạm phát tăng cao vào 2 năm 2008 và 2011 là do giá dầu thô và các nguyên liệu chính khác trên thế giới tăng cao; Dòng vốn lớn dịch chuyển vào Việt Nam chƣa đƣợc thẩm thấu kịp thời; Sự nới lỏng trong Chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế (Phụ lục 4).
Qua phân tích trên cho thấy, công cụ điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của nƣớc ta đã có sự thay đổi kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế có lạm phát cao (năm 2008, 2011), hàng loạt các chính sách đƣợc thay đổi nhanh chóng nhằm phản ứng tức thời với sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, phân tích số liệu cho thấy, có độ trễ nhất định trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ trong khi chính sách tài khóa thƣờng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng. Kết quả cũng cho thấy, nếu xét trong giai đoạn 2005-2012, quá trình điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa chƣa mang tính ổn định cao. Kết quả, lạm phát liên tục tăng giảm từ năm 2005-2012 với chu kỳ rõ ràng: 1 năm giảm (2006, 2009, 2012) và 2 năm tăng (2007 và 2008; 2010 và 2011). Bắt đầu từ năm 2012 đến 2014, tỷ lệ lạm phát của nƣớc ta luôn đƣợc kiềm chế ở mức 1 con số. Điều này cho thấy: Chính phủ đã thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ hơn nhằm giúp kinh tế nƣớc ta phát triển một cách bền vững và ổn định hơn.
4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam giai đoạn 2005-2014
4.1.2.1 Số lượng Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Bảng 4.1: Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số lƣợng 37 34 34 40 40 37 35 34 33 37
Nguồn: Kết quả thống kê của NHNN Việt Nam
Theo bảng 4.1, số lƣợng các NHTMCP tại thời điểm cuối năm 2005 và 2014 là không có sự thay đổi (37 ngân hàng). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005- 2014, hoạt động M&A của các NHTMCP diễn ra sôi nổi. Hơn nữa, sự thay đổi trong phân loại doanh nghiệp đƣợc điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014 đã làm số lƣợng các NHTMCP có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, trong giai đoạn 2009-2013, các thƣơng vụ sáp nhập giữa: SaiGonbank, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa (2011); NHTMCP Nhà Hà Nội và SHB (2012); NHTMCP Đại Á và HDBank (2013) đã làm số lƣợng các NHTMCP của năm 2008 là 40 giảm xuống còn 33 NHTMCP ttrong năm 2013. Đến năm 2014, sự thay đổi của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đƣợc ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015 đã làm số luợng các NHTMCP thay đổi. Theo đó, trƣớc khi Luật doanh nghiệp năm 2014 đƣợc ban hành, NHTMNN bao gồm: Agribank, VCB, CTG, BIDV, MHB. Tuy nhiên, khi Luật doanh nghiệp mới đƣợc ban hành các ngân hàng VCB, CTG, BIDV, MHB thuộc nhóm NHTMCP. Do đó, tại thời điểm cuối năm 2014, nếu hệ thống các NHTM đƣợc phân chia theo Luật doanh nghiệp mới đƣợc ban hành ngày 26/11/2014 thì số lƣợng các NHTMCP tăng 4 (37 Ngân hàng) so với thời điểm cùng kỳ năm 2013.
Theo bảng 4.1, trong giai đoạn 2005-2009, số lƣợng các NHTMCP tăng dần và đạt cao nhất vào năm 2008, 2009. Trong giai đoạn 2009-2014, nếu không tính đến sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì số lƣợng các NHTMCP có xu hƣớng giảm dần. Nhƣ vậy, có thể khẳng định: Trong giai đoạn 2005-2009, nền kinh tế nƣớc ta phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng, điển hình là số lƣợng các NHTMCP gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, sau quá trình gia tăng nhanh về số lƣợng, các NHTMCP đã gặp phải những khó khăn trong hoạt động cũng nhƣ trong cơ cấu tài chính. Vì vậy, việc tái
cấu trúc ngành ngân hàng đƣợc thực hiện nhằm giúp hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và bền vững hơn.
Với nguồn số liệu trong giai đoạn 2005-2014, trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 25 NHTMCP trong tổng số 37 NHTMCP hiện nay (Phụ lục 1). Đây là kích thƣớc mẫu tối ƣu có thể đạt đƣợc vì dữ liệu tài chính của các ngân hàng còn lại không đƣợc công bố.
Để thuận tiện cho quá trình phân tích lợi nhuận của các NHTMCP cũng nhƣ đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận, tác giả tiến hành phân nhóm các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu. Trong các nghiên cứu trƣớc đây, việc phân nhóm dựa trên quy mô TTS (Hồ Đình Bảo 2011, Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2012); Vốn điều lệ (KPMG 2012)… Trong nghiên cứu này, tác giả phân nhóm mẫu nghiên cứu dựa trên tiêu thức VCSH vì:
(i) Khả năng tài chính của ngân hàng thƣờng đƣợc thể hiện thông qua giá trị vốn tự có (bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2). Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính không đủ để xác định chính xác mức vốn tự có của mỗi ngân hàng. Mặt khác, theo cách xác định giá trị vốn tự có đƣợc quy định tại Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 thì giá trị VCSH có giá trị rất gần với mức vốn tự có của ngân hàng.
(ii) Trong công thức xác định ROE, tỷ lệ đòn bẩy tài chính (VCSH/TTS) là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến ROE. Do đó, VCSH là giá trị ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Qua phân tích trên cho thấy, việc phân nhóm mẫu nghiên cứu dựa trên giá trị VCSH là hoàn toàn phù hợp với định hƣớng nghiên cứu trong đề tài. Dựa trên phƣơng pháp phân nhóm đƣợc trình bày tại phụ lục 5, kết quả phân nhóm nhƣ sau:
Nhóm 1, gồm 03 NHTMCP: CTG, VCB, BIDV.
Nhóm 2, gồm 10 NHTMCP: STB, MB, TCB, EIB, ACB, SHB, MSB, VPbank, HDBank, VIB.
Nhóm 3, gồm 12 NHTMCP: ABB, SeABank, DAF, MDB, OCB, VietAbank, Saigonbank, KienLongBank, Pgbank, NamAbank, VietCapitalBank, NVB.
4.1.2.2 Quy mô tài sản
Hình 4.4 Quy mô tải sản trung bình của các NHTMCP
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP
Theo hình 4.4, năm 2005, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 là gần 125 ngàn tỷ đồng. Quy mô TTS này gấp 13,7 lần so với TTS trung bình của các NHTMCP thuộc nhóm 2 và gấp 51,4 lần so với TTS trung bình của các NHTMCP thuộc nhóm 3. Đến năm 2014, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 là 629 ngàn tỷ, chỉ gấp hơn 4 lần so với NHTMCP nhóm 2 và gấp 15,7 lần so với các NHTMCP nhóm 3. Tại thời điểm 31/12/2014, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 tăng gấp 5,05 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2005; Con số này của các NHTMCP nhóm 2 và nhóm 3 lần lƣợt là 16,74 và 16,57 lần.
0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản (triệu đồng) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Hình 4.5 Quy mô tổng tài sản của NHTMCP
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP
Tuy nhiên, nếu xét về quy mô TTS của các NHTMCP trong từng nhóm cho thấy: Quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005, quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 là 91 nghìn tỷ - bằng 1/4 TTS của các NHTMCP nhóm 1. Đến năm 2010 và 2011, quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 đã lớn hơn so với các NHTMCP nhóm 1. Trong giai đoạn 2012-2014, TTS của các NHTMCP nhóm 1 trở lại mức cao hơn so với các NHTMCP nhóm 2, nhƣng mức chênh lệch khá thấp (hình 4.5).
Về tốc độ tăng trƣởng TTS, trong giai đoạn 2005-2014, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP đƣợc thể hiện tại hình 4.6.
Hình 4.6 Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của NHTMCP
Nguồn: BCTC của các NHTMCP 0% 50% 100% 150% 200% 250% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 1,800,000,000 2,000,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Theo hình 4.6, các NHTMCP thuộc nhóm 1 có tốc độ tăng trƣởng TTS ổn định qua các năm là 20%. Trong khi đó, tốc độ tăng trƣởng TTS các NHTMCP nhóm 2 và 3 là 40%. Tuy nhiên, mức độ tăng trƣởng này là không thống nhất và có xu hƣớng tƣơng đồng rõ nét giữa các NHTMCP nhóm 2 và 3. Năm 2007, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP nhóm 2 và 3 đạt cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu: tốc độ tăng trƣởng của nhóm 2 là 198% và của nhóm 3 là 224%. Nguyên nhân là do: Năm 2007, nền kinh tế nƣớc ta phát triển nhanh chóng, các chính sách tiền tệ và tài khóa đƣợc nới lỏng. Với những điều kiện kinh tế thuận lợi nêu trên, đa số NHTMCP đang hoạt động chủ yếu ở địa phƣơng đã mở rộng quy mô hoạt động và trở thành NHTMCP hoạt động trên địa bàn cả nƣớc. Đây là nguyên nhân làm cho các NHTMCP nhóm 2 và 3 có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong khi các NHTMCP nhóm 1 vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng TTS ở mức ổn định xung quanh mốc 20%.
Sau năm 2007, năm 2008, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP nhóm 2 và 3 giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hoạt động đầu tƣ thu hẹp do đó TTS của các NHTMCP tăng với tỷ lệ thấp. Sau giai đoạn tăng trƣởng mạnh, trong năm 2008, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP gần bằng nhau ở mức 16%. Trong giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trƣởng TTS của 3 nhóm NHTMCP có xu hƣớng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2007. Trong đó, các NHTMCP nhóm 3 có tốc độ tăng trƣởng cao nhất và các NHTMCP nhóm 1 có tốc độ thấp nhất. Trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP tƣơng đƣơng nhau ở mức 12%. Trong đó, các NHTMCP nhóm 3 có xu hƣớng giảm vào năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP có mức rất cao (xem mục 4.1.2.5), các NHTMCP phải thực hiện việc trích lập dự phòng theo Thông tƣ 493 của NHNN. Vì vậy TTS của các NHTMCP có xu hƣớng giảm. Đối với NHTMCP nhóm 1, với quy mô lớn nhất trong ngành ngân hàng và các lợi thế về quản trị cũng nhƣ chiến lƣợc đầu tƣ, do đó chi phí trích lập dự phòng không làm giảm giá trị TTS so với năm trƣớc đó. Ngƣợc lại, chi phí trích lập dự phòng của các NHTMCP nhóm 2 và 3 khá lớn so
với quy mô hoạt động, điều này đã làm TTS giảm so với thời điểm cùng kỳ năm trƣớc. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng của các NHTMCP nhóm 2 và 3 ở mức âm.
Qua phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn 2005-2014, các NHTMCP nhóm 1 có mức độ tăng trƣởng TTS ổn định với mức tăng trƣởng xung quanh ngƣỡng 20%. Điều này cho thấy, sự phát triển của các NHTMCP nhóm 1 là ổn định và bền vững. Trong khi đó, các NHTMCP nhóm 2 và 3 có mức độ tăng trƣởng TTS rất cao, tuy nhiên có sự thay đổi ngƣợc chiều trong giai đoạn nghiên cứu. So với năm 2005, năm 2014, mức độ chênh lệch về TTS của các NHTMCP trong 3 nhóm đã có sự thu hẹp đáng kể. Điều này chứng tỏ, các NHTMCP ở nhóm 2 và 3 đã có những nỗ lực trong việc mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng thị phần trong ngành ngân hàng.
4.1.2.3 Khả năng tự chủ tài chính
Khả năng tự chủ tài chính đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ VCSH/TTS, tỷ lệ này của các NHTMCP trong giai đoạn 2005-2014 đƣợc thể hiện tại hình 4.7
Hình 4.7 Khả năng tự chủ tài chính của NHTMCP
Nguồn: BCTC của các NHTMCP
Theo hình 4.7, trong giai đoạn 2005-2014, tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhóm 3 đạt mức cao nhất với tỷ lệ trung bình 18,16%; Các NHTMCP nhóm 1 có tỷ lệ VCSH/TTS thấp nhất với mức 6,44%; Tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhóm 2 là 9,6%. Các số liệu trên cho thấy, NHTMCP có VCSH càng
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
lớn thì có khả năng tự chủ tài chính càng thấp. Nguyên nhân là do, các NHTMCP có VCSH càng lớn thì uy tín trên thị trƣờng, nhờ đó nguồn vốn huy động của nhóm ngân hàng này càng cao. Vì vậy, tỷ lệ VCSH/TTS càng thấp so với các NHTMCP có quy mô VCSH nhỏ hơn. Trong năm 2006, khả năng tài chính của các NHTMCP nhóm 2 và 3 gia tăng đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm 2006, Chính Phủ ban hành Nghị định 141 ngày 22/11/2006. Theo đó, mức vốn pháp định của các NHTM đến năm 2010 phải đạt 3.000 tỷ đồng. Sau khi Nghị định này ban hành, các NHTMCP có vốn CSH nhỏ (thuộc nhóm 2 và 3) đã tích cực gia tăng vốn điều lệ theo lộ trình nhằm đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2010 có mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Điều này làm VCSH của các NHTMCP trong nhóm 2 và 3 gia tăng đáng kể trong năm 2006. Kết quả là mức độ khả năng tài chính của các NHTMCP nhóm 2 và 3 gia tăng. Trong khi đó, các NHTMCP thuộc nhóm 1 có mức vốn CSH lớn và đã đáp ứng đủ điều kiện của Nghị định 141 nên giá trị VCSH không có thay đổi đáng kể.
Cũng trong giai đoạn 2005-2014, nếu tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhóm 1 có xu hƣớng gia tăng với tốc độ trung bình 3,67% thì tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP thuộc nhóm 2 và 3 có xu hƣớng giảm. Cụ thể, tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhóm 2 giảm 0,96% và nhóm 3 giảm 1,86%. Nguyên nhân là do: Đối với các NHTMCP nhóm 2 và 3, sau giai đoạn nỗ lực gia tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu về mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ, giá trị vốn điều lệ gia tăng đã gây áp lực cho các NHTMCP trong việc đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông. Do đó, các nhà quản trị đã cố gắng gia tăng các TTS. Điều này làm gia tăng tổng tài sản nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận. Chính nguyên nhân này đã làm cho tỷ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhóm 2 và 3 có xu hƣớng giảm. Trong khi đó, với sự ổn định trong hoạt động, khả năng tự chủ tài chính của các NHTMCP nhóm 1 đƣợc gia tăng trong giai đoạn 2005-2014.
4.1.2.4 Hoạt động cấp tín dụng
Hình 4.8 Cơ cấu cho vay trong tổng tài sản Hình 4.9 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ
Nguồn: BCTC của các NHTMCP Nguồn: BCTC của các NHTMCP
Theo hình 4.8 và 4.9, trong năm 2005 cơ cấu dƣ nợ so với TTS của 3 nhóm ngân hàng lần lƣợt ở mức 60%; 56% và 65%. Trong giai đoạn 2005-2007, mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của các NHTMCP nhóm 2 và 3 đạt mức rất cao, tuy nhiên, quy mô TTS có tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với dƣ nợ đã làm cơ cấu dƣ nợ so với TTS có xu hƣớng giảm. Trong giai đoạn 2008-2014, tốc độ tăng trƣởng TTS bình quân của các NHTMCP nhóm 1 là 19% trong khi tốc độ tăng trƣởng bình quân của dƣ nợ là 20,5%. Do đó, cơ cấu dƣ nợ/ TTS của các NHTMCP nhóm 1 có xu hƣớng tăng trƣởng đều và đạt mốc cao nhất là 65% vào năm 2013. Ngƣợc lại với xu hƣớng biến đổi các NH nhóm 1, cơ cấu dƣ nợ so với