Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

4.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Hình 4.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê

Hình 4.1 cho thấy, trong thời kỳ 2005-2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam (GDP) đƣợc chia thành ba giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn 2005-2007, giai đoạn trước các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện những cam kết cuối cùng trong lộ trình gia nhập tổ chức thƣơng mại Thế giới WTO. Theo đó, các rào cản thƣơng mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác đƣợc tháo bỏ giúp quá trình hội nhập kinh tế thế giới trở nên sâu rộng hơn. Hơn nữa, kinh tế thế giới cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nên sản lƣợng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Trong nƣớc, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện, môi trƣờng chính trị ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam trong các năm từ

8.44 8.32 8.48 6.31 5.23 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Tốc độ tăng trƣởng GDP (%)

2005 đến 2007 luôn duy trì trên 8%/năm. Theo số liệu báo cáo của WB năm 2008, trong giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trƣởng GDP của Thế giới đạt mức 5%; Tốc độ tăng trƣởng GDP tại Singapo, Philipin, Indonexia, Malaysia, Thái Lan lần lƣợt là 7,5%; 6,6%; 6,2%; 5,6%; 4%. Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 2005-2007 cao hơn so với các nƣớc trong khu vực và trung bình chung trên toàn thế giới.

- Giai đoạn 2008-2012, giai đoạn chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng kinh tế Thế Giới. Kinh tế Việt Nam sau giai đoạn tăng trƣởng cao từ năm 2007 trở về trƣớc đã chuyển sang thời kỳ giảm tốc kéo dài từ năm 2008 đến năm 2012. Trong giai đoạn này, nền kinh tế chịu ảnh hƣởng tiêu cực từ các điều kiện cả bên trong và ngoài nƣớc. Trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái. Điều này làm thu hẹp thị trƣờng xuất khẩu và luồng vốn FDI vào Việt Nam. Với một nền kinh tế có độ mở lớn nhƣng quy mô còn hạn chế nhƣ tại Việt Nam, xuất khẩu và dòng vốn FDI giảm sút đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tăng trƣởng kinh tế.

Trong nƣớc, từ giữa năm 1999 đến trƣớc khi gia nhập WTO, Chính phủ thực hiện chính sách thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dựa vào việc mở rộng hoạt động đầu tƣ. Tuy nhiên, kết quả mang lại không cao đã tạo sức ép lên chính sách ổn định kinh tế vĩ mô vào giai đoạn sau đó. Đồng thời, điều kiện tự nhiên trong nƣớc xảy ra nhiều dịch bệnh gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cƣ. Điều này đã làm lực cầu tiêu thụ trong và ngoài nƣớc giảm kéo theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giảm sút trong một thời gian dài. Năm 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế chạm đáy với 5.32%. Sau đó, nhờ gói kích cầu với quy mô 100.000 tỷ đồng đã làm nền kinh tế đƣợc phục hồi trong năm 2010. Tuy nhiên, quá trình sụt giảm vẫn trở lại sau đó và tiếp tục chạm đáy mới trong năm 2012 với tốc độ tăng trƣởng đạt 5,25%.

- Giai đoạn 2013-2014, thời kỳ nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy thoái. Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam có nhiều yếu tố tích cực: Dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dịch chuyển vào Việt Nam gia tăng so với giai đoạn trƣớc

(Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc thuộc khu vực ASEAN,…), giá xăng dầu có xu hƣớng giảm do nguồn cung tăng,… Trong nƣớc, chính sách tài khóa và tiền tệ đƣợc phối hợp chặt chẽ góp phần gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế: lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và ngang bằng với lãi suất giai đoạn 2005-2006, thanh khoản của thị trƣờng tiền tệ trở nên dồi dào. Về chính sách tài khóa, Chính phủ chủ trƣơng giảm thuế đồng thời thực hiện chính sách kích cầu nhằm gia tăng sức cầu nội địa. Kết quả, tốc độ tăng trƣởng GDP gia tăng trong hai năm liên tiếp 2013-2014.

Tác giả thực hiện việc phân tích sâu sự ổn định trong tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm thông qua tốc độ tăng trƣởng các ngành kinh tế khác nhau, bao gồm: Công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông lâm thủy sản. Tốc độ tăng trƣởng của từng ngành so với tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế đƣợc thể hiện tại hình 4.2.

Hình 4.2 Tốc độ tăng trƣởng theo ngành kinh tế

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê

Hình 4.2 thể hiện sự thay đổi trong tốc độ tăng trƣởng của từng ngành kinh tế trong giai đoạn 2005-2014. Nhìn chung tăng trƣởng của từng ngành đều có xu hƣớng diễn biến chung so với tăng trƣởng của nền kinh tế. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng trƣởng ổn định ở mức dƣới 4%; Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao hơn với tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế nhƣng duy trì mở mức dƣới 8%; Trong cơ cấu phân ngành hẹp của ngành dịch vụ, tốc độ tăng trƣởng của ngành Tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm thƣờng cao hơn so với ngành dịch vụ (phụ lục 3). Cuối cùng, công nghiệp xây dựng là ngành có sự thay

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trƣởng (%) Tốc độ tăng trƣởng chung Ngành công nghiệp xây dựng Ngành dịch vụ

đổi nhiều nhất so với tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp xây dựng luôn ở mức trên 10% - cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó có sự giảm sút đáng kể, có thời điểm tốc độ tăng trƣởng thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế (2011) và hiện nay đang có xu hƣớng gia tăng trở lại (năm 2013, 2014).

Qua phân tích trên cho thấy, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 có nhiều diễn biến phức tạp. Ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm nền kinh tế nƣớc ta có giảm tốc trong giai đoạn 2008-2013. Tuy nhiên, các giải pháp can thiệp của Chính Phủ lên chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã góp phần đƣa nền kinh tế nƣớc ta thoát khỏi suy thoái (giai đoạn 2013-2014). Trong giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2013 ghi nhận vai trò quan trọng của ngành dịch vụ trong tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Trong đó, việc duy trì tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đóng vài trò then chốt nhằm tạo điều kiện để các lĩnh vực khác phát triển. Với mục tiêu chiến lƣợc đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp trong năm 2020, Chính phủ cần tập trung đầu tƣ nhiều hơn nữa đối với ngành công nghiệp và xây dựng. Đồng thời, điều chỉnh tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ở mức phù hợp nhằm ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế.

4.1.1.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Hình 4.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê

8.4 6.6 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.6 4.09 0 5 10 15 20 25 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 %

Diễn biến lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 đƣợc thể hiện tại hình 4.3. Theo đó, lạm phát đƣợc duy trì ở mức ổn định một con số trong các năm 2005, 2006, 2009 và giai đoạn 2012-2014. Trong các năm còn lại, lạm phát gia tăng ở mức hai con số và thiết lập mốc cao nhất 19,89% (năm 2008) và 18,13% (năm 2011). Nguyên nhân lạm phát tăng cao vào 2 năm 2008 và 2011 là do giá dầu thô và các nguyên liệu chính khác trên thế giới tăng cao; Dòng vốn lớn dịch chuyển vào Việt Nam chƣa đƣợc thẩm thấu kịp thời; Sự nới lỏng trong Chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế (Phụ lục 4).

Qua phân tích trên cho thấy, công cụ điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của nƣớc ta đã có sự thay đổi kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế có lạm phát cao (năm 2008, 2011), hàng loạt các chính sách đƣợc thay đổi nhanh chóng nhằm phản ứng tức thời với sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, phân tích số liệu cho thấy, có độ trễ nhất định trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ trong khi chính sách tài khóa thƣờng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng. Kết quả cũng cho thấy, nếu xét trong giai đoạn 2005-2012, quá trình điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa chƣa mang tính ổn định cao. Kết quả, lạm phát liên tục tăng giảm từ năm 2005-2012 với chu kỳ rõ ràng: 1 năm giảm (2006, 2009, 2012) và 2 năm tăng (2007 và 2008; 2010 và 2011). Bắt đầu từ năm 2012 đến 2014, tỷ lệ lạm phát của nƣớc ta luôn đƣợc kiềm chế ở mức 1 con số. Điều này cho thấy: Chính phủ đã thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ hơn nhằm giúp kinh tế nƣớc ta phát triển một cách bền vững và ổn định hơn.

4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam giai đoạn 2005-2014

4.1.2.1 Số lượng Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Bảng 4.1: Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Số lƣợng 37 34 34 40 40 37 35 34 33 37

Nguồn: Kết quả thống kê của NHNN Việt Nam

Theo bảng 4.1, số lƣợng các NHTMCP tại thời điểm cuối năm 2005 và 2014 là không có sự thay đổi (37 ngân hàng). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005- 2014, hoạt động M&A của các NHTMCP diễn ra sôi nổi. Hơn nữa, sự thay đổi trong phân loại doanh nghiệp đƣợc điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014 đã làm số lƣợng các NHTMCP có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, trong giai đoạn 2009-2013, các thƣơng vụ sáp nhập giữa: SaiGonbank, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa (2011); NHTMCP Nhà Hà Nội và SHB (2012); NHTMCP Đại Á và HDBank (2013) đã làm số lƣợng các NHTMCP của năm 2008 là 40 giảm xuống còn 33 NHTMCP ttrong năm 2013. Đến năm 2014, sự thay đổi của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đƣợc ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015 đã làm số luợng các NHTMCP thay đổi. Theo đó, trƣớc khi Luật doanh nghiệp năm 2014 đƣợc ban hành, NHTMNN bao gồm: Agribank, VCB, CTG, BIDV, MHB. Tuy nhiên, khi Luật doanh nghiệp mới đƣợc ban hành các ngân hàng VCB, CTG, BIDV, MHB thuộc nhóm NHTMCP. Do đó, tại thời điểm cuối năm 2014, nếu hệ thống các NHTM đƣợc phân chia theo Luật doanh nghiệp mới đƣợc ban hành ngày 26/11/2014 thì số lƣợng các NHTMCP tăng 4 (37 Ngân hàng) so với thời điểm cùng kỳ năm 2013.

Theo bảng 4.1, trong giai đoạn 2005-2009, số lƣợng các NHTMCP tăng dần và đạt cao nhất vào năm 2008, 2009. Trong giai đoạn 2009-2014, nếu không tính đến sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì số lƣợng các NHTMCP có xu hƣớng giảm dần. Nhƣ vậy, có thể khẳng định: Trong giai đoạn 2005-2009, nền kinh tế nƣớc ta phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng, điển hình là số lƣợng các NHTMCP gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, sau quá trình gia tăng nhanh về số lƣợng, các NHTMCP đã gặp phải những khó khăn trong hoạt động cũng nhƣ trong cơ cấu tài chính. Vì vậy, việc tái

cấu trúc ngành ngân hàng đƣợc thực hiện nhằm giúp hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và bền vững hơn.

Với nguồn số liệu trong giai đoạn 2005-2014, trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 25 NHTMCP trong tổng số 37 NHTMCP hiện nay (Phụ lục 1). Đây là kích thƣớc mẫu tối ƣu có thể đạt đƣợc vì dữ liệu tài chính của các ngân hàng còn lại không đƣợc công bố.

Để thuận tiện cho quá trình phân tích lợi nhuận của các NHTMCP cũng nhƣ đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận, tác giả tiến hành phân nhóm các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu. Trong các nghiên cứu trƣớc đây, việc phân nhóm dựa trên quy mô TTS (Hồ Đình Bảo 2011, Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2012); Vốn điều lệ (KPMG 2012)… Trong nghiên cứu này, tác giả phân nhóm mẫu nghiên cứu dựa trên tiêu thức VCSH vì:

(i) Khả năng tài chính của ngân hàng thƣờng đƣợc thể hiện thông qua giá trị vốn tự có (bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2). Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính không đủ để xác định chính xác mức vốn tự có của mỗi ngân hàng. Mặt khác, theo cách xác định giá trị vốn tự có đƣợc quy định tại Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 thì giá trị VCSH có giá trị rất gần với mức vốn tự có của ngân hàng.

(ii) Trong công thức xác định ROE, tỷ lệ đòn bẩy tài chính (VCSH/TTS) là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến ROE. Do đó, VCSH là giá trị ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Qua phân tích trên cho thấy, việc phân nhóm mẫu nghiên cứu dựa trên giá trị VCSH là hoàn toàn phù hợp với định hƣớng nghiên cứu trong đề tài. Dựa trên phƣơng pháp phân nhóm đƣợc trình bày tại phụ lục 5, kết quả phân nhóm nhƣ sau:

Nhóm 1, gồm 03 NHTMCP: CTG, VCB, BIDV.

Nhóm 2, gồm 10 NHTMCP: STB, MB, TCB, EIB, ACB, SHB, MSB, VPbank, HDBank, VIB.

Nhóm 3, gồm 12 NHTMCP: ABB, SeABank, DAF, MDB, OCB, VietAbank, Saigonbank, KienLongBank, Pgbank, NamAbank, VietCapitalBank, NVB.

4.1.2.2 Quy mô tài sản

Hình 4.4 Quy mô tải sản trung bình của các NHTMCP

Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP

Theo hình 4.4, năm 2005, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 là gần 125 ngàn tỷ đồng. Quy mô TTS này gấp 13,7 lần so với TTS trung bình của các NHTMCP thuộc nhóm 2 và gấp 51,4 lần so với TTS trung bình của các NHTMCP thuộc nhóm 3. Đến năm 2014, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 là 629 ngàn tỷ, chỉ gấp hơn 4 lần so với NHTMCP nhóm 2 và gấp 15,7 lần so với các NHTMCP nhóm 3. Tại thời điểm 31/12/2014, TTS trung bình của các NHTMCP nhóm 1 tăng gấp 5,05 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2005; Con số này của các NHTMCP nhóm 2 và nhóm 3 lần lƣợt là 16,74 và 16,57 lần.

0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản (triệu đồng) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Hình 4.5 Quy mô tổng tài sản của NHTMCP

Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP

Tuy nhiên, nếu xét về quy mô TTS của các NHTMCP trong từng nhóm cho thấy: Quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005, quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 là 91 nghìn tỷ - bằng 1/4 TTS của các NHTMCP nhóm 1. Đến năm 2010 và 2011, quy mô TTS của các NHTMCP nhóm 2 đã lớn hơn so với các NHTMCP nhóm 1. Trong giai đoạn 2012-2014, TTS của các NHTMCP nhóm 1 trở lại mức cao hơn so với các NHTMCP nhóm 2, nhƣng mức chênh lệch khá thấp (hình 4.5).

Về tốc độ tăng trƣởng TTS, trong giai đoạn 2005-2014, tốc độ tăng trƣởng TTS của các NHTMCP đƣợc thể hiện tại hình 4.6.

Hình 4.6 Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của NHTMCP

Nguồn: BCTC của các NHTMCP 0% 50% 100% 150% 200% 250% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 1,800,000,000 2,000,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)