Hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 54)

Hình 4.8 Cơ cấu cho vay trong tổng tài sản Hình 4.9 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ

Nguồn: BCTC của các NHTMCP Nguồn: BCTC của các NHTMCP

Theo hình 4.8 và 4.9, trong năm 2005 cơ cấu dƣ nợ so với TTS của 3 nhóm ngân hàng lần lƣợt ở mức 60%; 56% và 65%. Trong giai đoạn 2005-2007, mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của các NHTMCP nhóm 2 và 3 đạt mức rất cao, tuy nhiên, quy mô TTS có tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với dƣ nợ đã làm cơ cấu dƣ nợ so với TTS có xu hƣớng giảm. Trong giai đoạn 2008-2014, tốc độ tăng trƣởng TTS bình quân của các NHTMCP nhóm 1 là 19% trong khi tốc độ tăng trƣởng bình quân của dƣ nợ là 20,5%. Do đó, cơ cấu dƣ nợ/ TTS của các NHTMCP nhóm 1 có xu hƣớng tăng trƣởng đều và đạt mốc cao nhất là 65% vào năm 2013. Ngƣợc lại với xu hƣớng biến đổi các NH nhóm 1, cơ cấu dƣ nợ so với TTS của các NHTMCP nhóm 2 và 3 có sự giảm sút đáng kể. Năm 2014, tỷ lệ này của các NH nhóm 2 và 3 đều đạt mức 50%.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2005-2014, cơ cấu dƣ nợ so với TTS của các NHTMCP nhóm 2 và 3 giảm trong khi tỷ lệ này của các NHTMCP nhóm 1 có xu hƣớng gia tăng. Điều này chứng tỏ, các NHTMCP có quy mô lớn (nhóm 1) đã mở rộng thị phần hoạt động, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ lớn hơn so với tốc độ tăng trƣởng TTS, nguồn vốn tập trung hơn vào việc cho vay nền kinh tế. Trong khi đó, việc cạnh tranh của các NHTMCP nhóm 2 và 3 đối với các NHTMCP nhóm 1 trở nên khó khăn hơn khi điều kiện về lãi suất đã đƣợc quản lý chặt chẽ của

NHNN. Điều này làm cho tăng trƣởng tín dụng của các NHTMCP nhóm 2 và 3 giảm, thị phần cho vay bị thu hẹp hơn so với trƣớc. Hơn nữa, nguồn vốn của các NHTMCP nhóm 2 và 3 ít tập trung hơn vào tín dụng và đƣợc sử dụng để đầu tƣ vào các kênh sinh lời khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)