Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hình thức Tổ chức các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 67 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hình thức Tổ chức các

hoạt động ngoài giờ chính khoá

2.3.2.1. Chủ đề 2.3.1.1: EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ

a. Giai đoạn 1: Xác định tên chủ đề: EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ b. Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu

* Kiến thức

Giúp HS củng cố các kiến thức: - Khoa học: sự nảy mầm của hạt

thập phân, tiền tệ * Kĩ năng

- Rèn kĩ năng cân đo khối lượng, làm quen và thực hành với với các đơn vị “lạng”, “cân”.

- Rèn kĩ năng tính toán với tiền tệ Việt Nam.

- Thực hành kĩ năng mua bán, hiểu ý nghĩa các từ “lỗ, lãi” và sử dụng đúng trong thực tế.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu thông tin từ người thân, trên Internet. - Rèn kĩ năng lập kế hoạch.

- Rèn kĩ năng chi tiêu hợp lí. * Định hướng phát triển năng lực

- Góp phần phát triển năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

* Thái độ

- Nhận ra vai trò của môn Toán trong các hoạt động của cuộc sống, yêu thích môn Toán.

c. Giai đoạn 3: Xác định nội dung

- HS làm giá đỗ tại lớp; bán giá đỗ để gây quỹ vì bạn nghèo.

d. Giai đoạn 4: Thiết kế HĐTN

* Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật và giá cả

- Mục tiêu của hoạt động: Giúp HS rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin từ Internet và người thân, lựa chọn thông tin góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Hình thức: Hoạt động nhóm (theo tổ) - Cách thực hiện: HS phân công nhiệm vụ:

Bước 1 - Đỗ xanh cho vào nước ngâm, loại bỏ những hạt nổi trên bề mặt. Ngâm cho tới khi thấy vỏ hạt đỗ xanh nứt ra.

Bước 2 - Đổ ra rổ cho ráo. Lót một tấm vải mềm đã thấm nước xuống đáy rổ, xếp đỗ lên trên. Tấm vải mềm còn lại thấm đẫm nước, ủ lên trên đỗ xanh, sau đó đặt đĩa lên trên khăn. Việc chèn đĩa lên trên bề mặt đỗ xanh là giúp cho giá đỗ sẽ mập hơn và trắng hơn.

Bước 3 - Đem giá đỗ để nơi tối, không có ánh sáng để giá đỗ không bị xanh. Bước 4 - Mỗi ngày tưới nước cho giá đỗ 3 lần (sáng - trưa - tối). Sau 3 ngày 3 đêm sẽ thu hoạch.

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên vật liệu: Vải xô 4 lớp: 18.000 đồng × 8 = 144000 đồng Rổ nhựa: mang từ nhà (để tiết kiệm chi phí) Đỗ xanh: 43.000 đồng/1kg

+ Nhiệm vụ 3: Phân công người chăm sóc và tưới nước theo ngày.

+ Nhiệm vụ 4: Tham khảo giá sản phẩm trên thị trường để định mức giá bán sản phẩm của mình: Giá thị trường từ 15 000 đồng/1kg – 20 000 đồng/1kg. Chọn mức giá: 17 000đồng/1kg

+ Nhiệm vụ 5: Giới thiệu sản phẩm đến phụ huynh trong lớp và phụ huynh lớp khác: Giới thiệu với bố mẹ và các bạn lớp khác về chương trình của lớp mình. Thông báo ngày thu hoạch của các đợt.

+ Nhiệm vụ 6: Phân công người bán hàng, người quản lí tiền bán hàng - Đánh giá

+ HS đánh giá: HS tự đánh giá mức độ đóng góp của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

+ GV đánh giá: GV ghi nhận hoạt động của HS.

* Hoạt động 2: Tính toán và lập kế hoạch thực hiện làm giá đỗ và bán hàng.

- Mục tiêu của hoạt động: Giúp HS dự tính được số nguyên liệu cần mua, số sản phẩm đạt được sau mỗi lần, số tiền thu được,…qua đó góp phần giúp HS rèn kĩ năng tính toán với tiền tệ, giải các bài toán có liên quan, sử dụng đúng các

từ tiền bán, tiền lỗ, tiền lãi trong giao tiếp, rèn kĩ năng quản lí tiền bạc. - Hình thức: Hoạt động nhóm (tổ)

- Cách thực hiện: HS thực hiện nhiệm vụ theo các đợt, phân chia nhiệm vụ thành các bài toán để tính toán như sau:

+ Bài toán 1: Lớp 5A tổ chức bán hàng để gây quỹ vì bạn nghèo. Số tiền mua nguyên vật liệu như sau:

STT Tên nguyên vật liệu Số lượng Đơn vị Giá tiền

1 Khăn xô 4 lớp 8 Cái 18000 đồng

2 Đỗ xanh 2 kg 43000 đồng

Trong lần thứ nhất 1, tổng số tiền mua nguyên vật liệu của lớp 5A là bao nhiêu? Bài giải

Số tiền mua khăn xô 4 lớp là: 18000 × 8 = 144000 (đồng)

Số tiền mua đỗ xanh là: 43000 × 2 = 86000 (đồng) Tổng số tiền mua nguyên vật liệu là:

144000 + 86000 = 230000 (đồng)

Đáp số: 230 000 đồng

+ Bài toán 2: Giá bán của mỗi ki-lô-gam đỗ xanh là 17 000 đồng. Hỏi sau lần thứ nhất, lớp 5A thu được bao nhiêu tiền biết rằng cứ 1kg đỗ xanh thu được 6,5kg giá đỗ.

Bài giải

Số ki-lô-gam giá đỗ thu được sau đợt 1 là: 2 × 6,5 = 13 (kg)

Số tiền lớp 5A thu được sau đợt bán thứ nhất là: 17000 × 13 = 221000 (đồng)

Bài giải

Số giá đỗ thu được ở lần thứ hai là: 3 × 6,5 = 19,5 (kg)

Số tiền thu được ở lần bán thứ hai là: 17000 × 19,5 = 331500 (đồng) Số tiền mua đỗ xanh trong lần thứ hai là:

3 × 43000 = 129000 (đồng) Số tiền thu được sau hai lần bán hàng là:

331000 + 129000 = 460000 (đồng) Số tiền mua nguyên vật liệu trong cả 2 lần là:

221000 + 129000 = 350000 (đồng)

Sau hai lần bán giá đỗ, lớp 5A lãi và lãi số tiền là: 460000 - 350000 = 110000 (đồng)

Đáp số: 110000 đồng

+ Bài toán 4. Nếu lần thứ ba lớp 5A làm thêm 3kg đỗ thì số tiền lãi thu được sau ba lần bán hàng là bao nhiêu?

Bài giải

Số giá đỗ thu được ở lần thứ ba là: 3 × 6,5 = 19,5 (kg)

Số tiền thu được ở lần bán thứ ba là: 17000 × 19,5 = 331500 (đồng) Số tiền mua đỗ xanh trong lần thứ ba là:

3 × 43000 = 129000 (đồng) Số tiền lãi thu được của lần thứ 3 là:

331500 - 129000 = 202500 (đồng)

Sau ba lần bán giá đỗ, lớp 5A lãi và lãi số tiền là: 110000 + 202500 = 312500 (đồng)

Đáp số: 312500đồng

+ HS tổng hợp số tiền sau mỗi lần bán: tính lỗ, lãi. Tổng kết số tiền thu được vào cuối đợt.

+ HS lên kế hoạch chi tiêu số tiền thu được. - Đánh giá

+ HS đánh giá: HS tự đánh giá mức độ đóng góp của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ của nhóm. HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn và có những điều chỉnh hợp lí sau mỗi lần thực hiện.

+ GV đánh giá: GV ghi nhận hoạt động của HS, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

* Một số hình ảnh của hoạt động:

2.3.2.2. Chủ đề 2.3.2.2: TRẠNG LƯỜNG - LƯƠNG THẾ VINH VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN NỔI TIẾNG

a. Giai đoạn 1: Xác định tên chủ đề: TRẠNG LƯỜNG – LƯƠNG THẾ VINH VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN NỔI TIẾNG

b. Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu

* Kiến thức

Giúp HS:

- Củng cố các kiến thức về số thập phân, số tự nhiên. * Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đo độ dài.

- Củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân; kĩ năng giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ; kĩ năng đo độ dài.

* Định hướng phát triển năng lực

- Góp phần phát triển năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

* Thái độ

- Qua các câu chuyện về nhà toán học Lương Thế Vinh, giáo dục cho HS những phẩm chất cao đẹp, lòng ham hiểu biết, cách ứng biến nhanh nhạy và giải quyết vấn đề hết sức thông minh, trí tuệ nhưng không kém phần hóm hỉnh của cậu bé Lương Thế Vinh.

- Tạo sự ngưỡng mộ, niềm tự hào dân tộc của HS đối với Trạng Lường - Lương Thế Vinh và nền Toán học nước nhà.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thích đối với Toán học cho HS, giúp các em thấy được sự liên hệ giữa kiến thức toán học trong sách giáo khoa với cuộc sống.

c. Giai đoạn 3: Xác định nội dung

- HS tìm hiểu về Trạng Lường - Lương Thế Vinh và một số bài toán nổi tiếng của ông.

- HS vận dụng bài toán “đo độ dày của một tờ giấy mỏng” và bài toán “đo chiều cao của cây” vào vào thực tế.

d. Giai đoạn 4: Thiết kế các HĐTN

* Hoạt động 1: Trạng Lường Lương Thế Vinh và một số bài toán nổi tiếng

- Mục tiêu của hoạt động: Giúp HS tìm hiểu về tiểu sử Trạng Lường -Lương Thế Vinh và một số bài toán nổi tiếng gắn với tên tuổi của ông.

toán nổi tiếng của Lương Thế Vinh, nêu cách giải của Lương Thế Vinh và cách giải của bản thân (nếu có) kết hợp tranh, ảnh minh họa. Các nhóm khác bổ sung. Đặt câu hỏi cho các nhóm khác hoặc trả lời câu hỏi của nhóm khác.

- Nội dung trao đổi của các nhóm:

+ Tiểu sử của Trạng Lường - Lương Thế Vinh:

Trạng Lường - Lương Thế Vinh là một trong những vị Trạng Nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

Theo Danh nhân Hà Nội, Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ Trạng Nguyên. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.

Là người quang minh, lỗi lạc lại tài trí, Vinh được triều đình trọng dụng. Đóng góp lớn nhất của ông cho nước nhà lại thuộc về lĩnh vực Toán học.

Bài toán 1

Kim hữu gia kê nhất đại quần Đình tiền tụ thực tẩu phân phân Nhất hùng, tam phụ, phụ ngũ tử Nhất bách thất thập nhất đầu thân Số nội kỷ đa hùng, phụ, tử

Vấn quân bổ toán đắc tường vân?

Nghĩa bài toán đố là: Một đàn gà quây quần đông đủ trước sân để ăn thóc, chúng chạy lung tung nên rất khó đếm nhưng biết rằng: Cứ một con gà trống có ba con gà mái, một con gà mái có 5 con gà con. Đếm đi đếm lại tất cả được 171 vừa đầu vừa thân. Hỏi trong số đó có bao nhiêu gà trống, gà mái, gà con?

Bạn có nào có thể giải được bài toán trên? Cách giải của nhóm:

Bài giải

Vì cứ một con gà trống có ba con gà mái, một con gà mái có 5 con gà con nên nếu coi số gà trống là 1 phần thì số gà mái là 3 phần như thế và số gà con là 15 phần như vậy và tổng số con gà là 171 con.

Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 + 15 = 19 (con) Trong đàn có số gà trống là: 171 : 19 × 1 = 9 (con) Số gà gà mái trong đàn có là: 9 × 3 = 27 (con) Số gà gà con trong đàn có là: 27 × 5 = 135 (con) Đáp số: Gà trống: 9 con Gà mái: 27 con Gà con: 135 con

Câu hỏi trao đổi:

Cách giải trên đã giải bài toán theo dạng toán nào? (Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)

Hãy nêu cách giải khác của bạn (nếu có).

Bài toán 2: Đo chiều cao của cây cổ thụ chỉ với 1 cây tre

Thuở nhỏ, khi Lương Thế Vinh chơi cùng đám bạn dưới bóng cây cổ thụ, bọn trẻ thách đố nhau tính được chiều cao của cây, ai cũng lắc đầu vì cây cao quá, chẳng thể leo lên mà đo, Lương Thế Vinh thấy thế liền nhặt cây tre dài 1m.

Sau đó, cắm vuông góc mặt đất sao cho bóng cây đi qua đúng đỉnh của cây tre, đo được nó dài bằng nửa độ dài cây tre. Sau đó cậu tiếp tục đi đo chiều dài của bóng cây đang đổ dài trên mặt đất được 3 lần chiều dài cây tre và đưa ra đáp

Cậu bé Lương Thế Vinh đã làm như sau: Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu rồi dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đoạn, cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính đã tìm được chiều cao của cây này. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo tít lên ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả đúng như Vinh đã tính.

Câu hỏi trao đổi:

Theo bạn, bài toán rên đã sử dụng kiến thức nào trong chương trình môn Toán lớp 5? (Ứng dụng kiến thức của Bài toán liên quan đến tỉ lệ)

Từ bài toán của Lương Thế Vinh, chúng ta có thể vận dụng vào thực tế như thế nào? (Có thể đo chiều cao của cây bàng, cây phượng, lớp học, … trong trường hoặc đo chiều cao của ngôi nhà,…)

Bài toán 3: Cân voi

Sau khi đỗ Trạng nguyên, ông đã chuyên tâm viết nên cuốn sách Đại thành toán pháp, có thể ví như một cuốn sách giáo khoa toán học đầu tiên của nước ta. Ông tâm niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" (nghĩa là: Ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời).

Sứ thần nhà Minh là Chu Hy khi sang nước ta, nghe danh vị Trạng Nguyên biên soạn cuốn sách Đại thành toán pháp nên muốn thử tài, câu đố rất đơn giản, họ thách đố ông tính được cân nặng của một...con voi! Bạn có biết ông đã làm như thế nào không?

Phương pháp của Lương Thế Vinh rất đơn giản, ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống 1 mực nước nhất định, ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ sao cho số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu. Khi đó khối lượng voi và khối đá này là như nhau, chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi.

Câu hỏi trao đổi:

Bài toán 4: Tính độ dày của 1 tờ giấy mỏng

Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói: "Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?

- Ha ha! Nhà toán học thiên tài Tổ Xung Chi của nước tôi dù có sống dậy cũng không đo được đâu quan Trạng ạ!

Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản. Đố bạn biết cách làm của Lương Thế Vinh là như thế nào?

Phương pháp của Lương Thế Vinh cũng rất đơn giản, ông mượn cả cuốn sách của sứ giả nhà Minh, đo bề dày cuốn sách, rồi tính số trang của cuốn sách để lấy chiều dày này chia cho số trang, con số tính được chính là độ dày 1 trang giấy.

Câu hỏi trao đổi:

Từ bài toán của Lương Thế Vinh, chúng ta có thể vận dụng vào thực tế như thế nào? (Chúng ta có thể tính được độ dày của một tờ giấy viết, một trang sách,…)

- Đánh giá

+ HS đánh giá: Đánh giá phần trình bày, trả lời câu hỏi hoặc đặt câu hỏi của nhóm mình và nhóm bạn.

+ GV đánh giá: GV nhận xét nội dung trình bày, kĩ năng trình bày và kĩ năng trao đổi của các nhóm, ghi nhận hoạt động của các nhóm.

b. Hoạt động 2: Vận dụng bài toán Đo độ dày của một tờ giấy mỏng của Trạng Lường - Lương Thế Vinh.

- Hình thức: Hoạt động nhóm - Cách thực hiện:

+ HS đo độ dày 1 trang giấy của một quyển, truyện hoặc vở bất kì (không tính trang bìa).

+ HS đếm số trang sách (vở).

+ HS Thực hiện tính toán để tìm độ dày của một trang sách (vở).

+ HS báo cáo các thao tác thực hiện của nhóm mình và kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 67 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)