Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.7.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

a) Phân tích định lượng kết quả xử lí phiếu hỏi

Sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi cho HS các lớp thực nghiệm với số phiếu phát ra là 44 phiếu. Kết quả chúng tôi nhận được như sau:

95,5% HS được hỏi đều trả lời rất thích tham gia các HĐTN trong môn Toán học. 100% HS trả lời khi tham gia các HĐTN gắn với thực tiễn thì hiểu hơn các kiến thức đã học, ghi nhớ kiến thức lâu hơn. 95,5% HS thích tham gia vào các trải nghiệm liên quan đến việc xử lí tình huống toán học xảy ra trong thực tế cuộc sống của bản thân các em; 90,9% HS thấy hứng thú với các bài tập vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các tình huống thực tiễn; 88,6% đều cho rằng có thể vận dụng được các kiến thức toán học vào cuộc sống.

b) Phân tích định lượng kết quả bài kiểm tra kết thúc thực nghiệm

Khi kết thúc thực nghiệm, nhằm mục đích có thêm những nhận định đánh giá về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành tổ chức HS làm bài kiểm tra và chấm điểm. Kết quả thu được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu của luận văn, không sử dụng trong đánh giá chính thức HS. Cụ thể như sau:

Kết quả bài kiểm tra của lớp 5A và 5G thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp 5A và lớp 5G

xi

Tổng số HS

Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Điểm TB

fi (TN) 44 1 8 8 11 16 8,75

fi (ĐC) 44 2 7 8 12 15 8,7

Bảng trên cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm (8,75) trội hơn so với lớp đối chứng (8,7). Điều này chứng tỏ việc tăng cường làm rõ mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn không chỉ giúp tăng cường hứng thú học tập của HS mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra của lớp 5A và 5G

Để góp phần khẳng định chất lượng của đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê. Kết quả xử lý số liệu thống kê thu được trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả xử lý số liệu thống kê lớp 5A và 5G

Điểm số Lớp 5A (Lớp thực nghiệm) Lớp 5G (Lớp đối chứng) Tần số xuất hiện Tổng

điểm Tần số xuất hiện

Tổng điểm 6 1 6 2 12 7 8 56 7 49 8 8 64 8 64 9 11 99 12 108 10 16 160 15 150 Tổng số 44 385 44 383 Trung bình mẫu 𝑥̅ = 8,75 𝑥̅ = 8,7

Phương sai mẫu S2 = 1,41 S2 = 1,48

Độ lệch chuẩn S = 1,19 S = 1,22 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Lớp 5A Lớp 5G

Kết quả kiểm định chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Như vậy, kết quả phân tích điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lớp cho thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm được nâng lên. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Như vậy có thể khẳng định việc thiết kế và tổ chức các HĐTN giúp HS thấy gần gũi hơn với cuộc sống, hứng thú hơn trong học tập và hiểu bài hơn. Kết quả phân tích ở trên cho phép chúng ta kết luận các biện pháp sư phạm đề xuất có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)